ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẢNG SÂM

Đặc điểm tự nhiên

Đẳng sâm là một loại cây thuốc quý. Dược liệu sống lâu năm, chúng xuất hiện với dạng thân cỏ, leo bằng thân quấn. Dược liệu có rễ hình tru dài, phân nhánh, có đường kính khoảng 1,5 – 2cm. Phần đầu rễ phình to, trên rễ có nhiều vết sẹo lồi của phần thân cũ. Dược liệu thường có một rễ trụ mà không xuất hiện rễ phân nhánh, càng về phía đuôi càng nhỏ. Lúc tươi rễ có màu trắng, rễ sẽ chuyển sang màu vàng khi khô. Đồng thời xuất hiện nếp nhăn. Vào mùa xuân, thân mọc thành từng cụm. Chúng thường bò trên mặt đất hoặc leo và bám vào những cây khác. Dược liệu có thân màu tím được bao phủ bởi một lớp lông thưa. Phần ngọn không có lông.

Dược liệu Đẳng sâm có lá mọc cách hình trứng hoặc hình trứng tròn. Phần gần cuống có hình tim, đuôi lá nhọn, mép nguyên. Lá có màu xanh hơi pha vàng, có chiều dài khoảng 3 – 8cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm. Mặt dưới của lá có màu trắng xám, có lông rải rác hoặc nhẵn. Mặt trên của lá có lông nhung.

Dược liệu có hoa màu xanh nhạt. Chúng mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài từ 2 – 6cm. Đài hoa hình chuông gồm 5 cánh có vân màu tím ở họng, 5 phiến hẹp. Khi gần rụng chuyển sang màu vàng nhạt, chia thành 5 thùy, nhụy 5. Bao phấn đính gốc, chỉ nhụy hơi dẹt. Quả bổ đôi có hình chùy tròn, 3 tâm bì, phần đầu hơi bằng, có đài ngắn, nứt ra khi chín. Bên trong quả có nhiều hạt nhẵn bóng và có màu nâu.

Đẳng sâm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Dược liệu phần lớn mọc hoang ở các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Vân Nam, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hồ Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Ninh Hạ, Liêu Ninh, Thanh Hải. Ở Việt Nam, dược liệu được phát hiện ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trong thời gian từ năm 1961 – 1985. Dược liệu tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Gia Lai, Quảng Nam, Kon Tum, Đà Nẵng, Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây đảng sâm được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Vào mùa đông, lúc cây đã héo, đã úa vàng, rụng lá hoặc đến đầu xuân năm sau khi cây chưa đâm chồi nảy lộc. Tốt nhất người dùng nên thu hoạch vào nửa tháng trước và sau khi tiết Bạch lộ. Thời gian này phẩm chất dược liệu là tốt nhất, mang sản lượng cao. Vì rễ rất dài nên khi thu hoạch cần phải đào sâu trên 0,7m để tránh làm trầy xước phần rễ.

Chế biến: Sau khi thu hoạch, loại bỏ phần đất cát và mang dược liệu rửa sạch. Phân loại rễ to và rễ nhỏ để riêng. Sau khi phân loại, phơi riêng trên giàn cho đến khi rễ bẻ không thể gãy là tốt. Bó chặt từng bó mang đi phơi. Khi đó, phần rễ sẽ mềm hơn, phẳng, vỏ cứng lại và không bị bong ra ngoài. Ở nhiều nơi, người ta dùng chỉ hoặc lạt xâu rễ tạo thành chuỗi ở đầu củ mang treo ở những nơi thoáng gió, cuộn lại thành bó sau khi phơi khô.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu hóa sinh cho thấy thành phần hóa học của Đảng sâm chủ yếu là polyacetylen, phenylpropanoids, alkaloids, triterpenoids và polysacarit… Ngoài ra còn có các acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều hợp chất khác. Tổng cộng có đến 126 hợp chất đã được báo cáo.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khối u: Polysaccarit từ C. pilosula có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư biểu mô tuyến dạ dày ở người và tế bào ung thư biểu mô tế bào gan. Tác dụng hạ đường huyết: Uống polysaccarit từ C. pilosula được coi là có tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin. 

+Tác dụng chống lão hóa: Sử dụng bằng đường uống polysaccarit từ C. pilosula trong 8 tuần trì hoãn tình trạng lão hóa. Tác động này của nó có thể liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do.

+Tác dụng lên niêm mạc dạ dày: Phần hòa tan trong nước từ rễ của C. pilosula có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với tổn thương niêm mạc dạ dày do rượu.

+Ảnh hưởng đến hệ thống máu: Chiết xuất dung dịch C. pilosula có tác dụng bảo vệ đối với tổn thương tái tưới máu thiếu máu cục bộ sau ghép thận.

+Tác dụng tăng khả năng miễn dịch: 6 ngày uống polysaccarit từ C. pilosula có tác dụng đối với chuột bị ức chế miễn dịch do cyclophosphamide gây ra.

+Tác dụng chống oxy hóa: Chiết xuất cồn từ C. lanceolata cho thấy tác dụng chống oxy hóa đáng kể. Các tác dụng chống oxy hóa là kết quả của việc thu gom các gốc tự do.

+Tác dụng Bảo vệ gan: Sau khi chuột bị tổn thương gan do rượu được sử dụng bằng đường uống chiết xuất cồn của C. lanceolata trong 8 tuần, đã thấy tác dụng bảo vệ.

Công dụng

Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, không độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị viêm phế quản mạn, bệnh lao phổi.

+Điều trị khí hư, tiêu chảy, thoát giang.

+Điều trị suy nhược thần kinh.

+Điều trị miệng lở loét ở trẻ em.

+Điều trị xuất huyết tử cung cơ năng.

+Điều trị ho, hư lao, cơ thể suy nhược.

+Điều trị đau lưng, thận suy, đái lắt nhắt, mỏi gối.

+Điều trị ăn kém ngon, cơ thể mệt mỏi, đại tiện lỏng.

+Điều trị người già suy yếu lâu ngày, những người làm việc nhiều hao trí óc và sức lao động.

Liều dùng

Dùng tươi, sấy hoặc phơi khô sắc lấy nước uống, tán thành bột, làm hoàn hoặc nấu thành cao để dùng dần. Dùng 8 – 20 gram/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng Đẳng sâm chung với Lê lô.

+Nếu dùng mỗi liều quá 63g Đảng sâm sẽ gây khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết.

+Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên dùng.

+Không nên sử dụng dược liệu kèm với hải sản, củ cải, trà xanh.

 

Có thể bạn quan tâm?
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
THƯỜNG XUÂN

THƯỜNG XUÂN

Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loại cây leo có nguồn gốc từ khu vực châu u và Tây Á. Đây là một trong những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý. Thường xuân chứa các hoạt chất có tính chất chống viêm, chống co thắt cơ, giảm đau và kháng khuẩn, nên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, cũng như các vấn đề về da và thấp khớp.
administrator
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator