SÂM CAU RỪNG

Sâm cau rừng mọc hoang phổ biến rất rộng rãi với đồng bào ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với chức năng sinh lý nam giới.

daydreaming distracted girl in class

SÂM CAU RỪNG

Giới thiệu về dược liệu Sâm cau rừng

- Sâm cau rừng mọc hoang phổ biến rất rộng rãi với đồng bào ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với chức năng sinh lý nam giới. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng Sâm cau rừng để ngâm rượu nhằm bồi bổ sức khỏe cũng như chữa một số loại bệnh. Sau đây là những thông tin về dược liệu Sâm cau rừng.

- Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.

- Họ khoa học: Hypoxidaceae (họ Tỏi voi lùn).

- Tên gọi khác: cây Sâm cau, Sâm tiên mao, Ngải cau, Cồ nốc, Tiên mao, Sâm cau đen,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm cau rừng

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm cau rừng thuộc loại cây thân thảo, mọc hoang và có chiều cao có thể đạt tối đa khoảng 25 đến 30 cm. 

  • Phần thân rễ có hình trụ dài, mọc thẳng và thóp lại ở 2 đầu. Rễ có nhiều rễ phụ và hình dạng khá giống rễ chính.

  • Cây có nhiều lá mọc từ thân rễ và tỏa ra hai bên, xếp nếp. Lá Sâm cau rừng có hình mũi mác hẹp, chiều dài lá khoảng 20 – 30 cm và chiều rộng khoảng 2,5 – 3 cm. Lá có màu xanh và có bề mặt nhẵn, trên lá có nhiều đường gân song song nổi rõ, phiến là có hình dạng gần như tương tự với lá Cau. Phần bẹ lá khá to và dài, phần cuống lá dài khoảng 10 cm. Mỗi cây gồm khoảng 3 lá hoặc có thể nhiều hơn.

  • Hoa sâm cau rừng màu vàng, mọc thành các cụm trên cuống ngắn từ nách lá. Mỗi cụm mang khoảng 3 đến 5 hoa, mỗi hoa có 6 cánh màu vàng và có cuống nhỏ. Lá bắc có hình trái xoan với đài 3 răng và có lông, tràng hoa có 3 cánh nhẵn và 6 nhị được xếp thành 2 dãy. Phần chỉ nhị ngắn và bầu hình thoi có lông rậm.

  • Quả Sâm cau rừng là quả nang, có hình dáng thuôn dài, kích thước quả khoảng 1,2 – 1,5 cm. Mỗi quả chứa khoảng 1 đến 4 hạt, hạt phình to ở đầu.

- Phân bố dược liệu: 

  • Sâm cau rừng là loại cây phân bố chủ yếu ở Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ thì còn có thể tìm thấy Sâm cau rừng ở các quốc gia như Nhật Bản, Indonesia, Nam Trung Quốc và cả Việt Nam, bên cạnh đó còn ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á.

  • Tại nước ta, Sâm cau rừng thường mọc hoang ở một vài tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình hoặc một số tỉnh miền núi như Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần thân rễ và củ thường được dùng để làm thuốc.

- Thu hái: thu hoạch quanh năm, nhưng để chất lượng Sâm tốt nhất thì nên thu hái vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 trong năm.

- Chế biến: sau khi thu về thì lấy phần củ, bỏ các rễ con xung quanh rồi rửa cho sạch đất cát, tạp chất. Tiếp đến cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rễ. Do độc tính nên Sâm cau rừng sẽ được đem đi ngâm với nước vo gạo trong 1 đêm để rễ tiết chất độc ra. Sau đó cắt thành các lát mỏng rồi cắt thành từng khúc hoặc để nguyên để phơi khô hoặc sấy khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học của Sâm cau rừng

Dược liệu Sâm cau rừng có các thành phần hóa học như sau:

- Các saponin.

- Phytosterol.

- Các hợp chất phenolic như curculigosid B và C, orchiosid A, corchiosid A,…

- Các lignan.

- Các triterpenoid.

- Các flavonoid và các alkaloid.

- Ngoài ra còn các thành phần khác như tinh bột, các acid béo, các acid amin, stigmasterol, tanin,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm cau rừng theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm cau rừng có các tác dụng dược lý như:

- Chống lão hóa.

- Cải thiện khả năng sinh lý cho đấng mày râu: nhờ tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục nam tự nhiên, cải thiện chất lượng tinh trùng và kích thích phát triển tinh hoàn.

- Tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng của cơ thể.

- Trị hen suyễn, tiêu chảy.

- Giảm đau nhức xương khớp.

Vị thuốc Sâm cau rừng trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi độc.

- Quy kinh: vào Can, Phế và Thận.

- Công năng: bổ thận tráng dương, ôn trung tán hàn, táo thấp, tán ứ, mạnh gân xương, trừ tê,…

- Chủ trị: các chứng liệt dương, tinh lạnh, suy nhược thần kinh, phong thấp, yếu sinh lý, hen suyễn, tử cung lạnh, tinh lạnh, đau mỏi xương khớp, kinh nguyệt không đều,…

Cách dùng – Liều dùng của Sâm cau rừng

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn, dạng tươi đắp ngoài da hoặc dạng thuốc mỡ.

- Liều dùng: khoảng 10 – 15 g mỗi ngày dựa trên tình trạng bệnh.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm cau rừng

- Bài thuốc ổn định huyết áp:

  • Chuẩn bị: Sâm cau rừng, 12 g Ba kích, 12 g Dâm dương hoắc, 12 g Nghiệt bì, 12 g Tri mẫu và 12 g Đương quy.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi cho vào trong 1 bình thủy tinh miệng rộng. Sau đó đổ rượu ngập mặt dược liệu rồi ngâm trong ít nhất 30 ngày. Uống mỗi ngày từ 2 đến 3 ly nhỏ.

- Bài thuốc trị phong thấp, suy nhược thần kinh, đau lưng đau gối:

  • Chuẩn bị: 50 g Sâu cau rừng và 150 mL rượu trắng.

  • Tiến hành: Sâm cau rừng ngâm rượu trong vòng 7 ngày, sử dụng trước các bữa ăn chính.

- Bài thuốc trị liệt dương, tinh lạnh ở nam giới hoặc tử cung lạnh ở nữ giới:

  • Chuẩn bị: 6 g Sâm cau rừng, 8 g Ba kích, 8 g Thục địa, 8 g Nhục hồ đào và 4 g Hồi hương.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống mỗi ngày.

- Bài thuốc trị tiêu chảy, hen suyễn:

  • Chuẩn bị: 12 – 16 g rễ Sâm cau rừng đã thái mỏng và sao vàng.

  • Tiến hành: nấu rễ Sâm cau với khoảng 250 mL nước, nấu đến khi nước cô lại còn khoảng 50 mL thì sử dụng trong ngày, uống trước các bữa ăn.

- Bài thuốc trị tê thấp, đau nhức toàn thân:

  • Chuẩn bị: 50 g Sâm cau rừng khô, 50 g Hà thủ ô, 50 g Hy thiêm thảo (cỏ đĩ) và 650 mL rượu trắng.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, sau đó ngâm với rượu trắng trong vòng 7 – 10 ngày. Sử dụng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống khoảng 50 mL trước khi ăn.

- Rượu ngâm giúp bổ thận, tăng khả năng sinh lý nam:

  • Chuẩn bị: 1 kg Sâm cau rừng khô, 500 g Ba kích tím khô, 100 g Dâm dương hoắc khô và khoảng 5 L rượu.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi ngâm rượu trong khoảng 90 ngày, sử dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh, uống khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 3 muỗng canh (khoảng 15 mL).

- Bài thuốc chữa phong thấp, bổ khí huyết, thận dương hư, rối loạn cương dương, đau lưng:

  • Chuẩn bị: 15 g Sâm cau rừng, 250 g Thịt gà nạc, 15 g Tiên linh tỳ cùng các gia vị khác.

  • Tiến hành: đầu tiên Thịt gà đem đi làm sạch sẽ rồi chặt thành các miếng vừa ăn, sau đó ướp thịt gà với Gừng và các gia vị khác rồi để thấm. Sâm cau rừng thì đem đi thái mỏng rồi cho vào nồi đất cùng Thịt gà và các vị thuốc còn lại, cho nước vào ngập mặt rồi nấu đến khi gà chín. Sử dụng cả phần cái và phần nước ngay khi còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng Sâm cau rừng

- Sâm cau rừng có độc nên khi sử dụng cần chế biến kỹ và không nên sử dụng trong thời gian dài, các triệu chứng ngộ độc có thể gặp bào gồm buồn nôn, nôn, phát ban, ngứa da,…

- Những người âm suy có hỏa vượng, những người có bệnh gan thì không nên sử dụng.

- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên sử dụng rượu Sâm cau rừng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CAO KHỈ

CAO KHỈ

Cao khỉ là một trong những dược liệu quý hiếm, được sử dụng từ lâu đời để chữa trị các bệnh về thần kinh, huyết áp, và bổ máu. Đây là một loại dược liệu được đánh giá cao về giá trị sức khỏe và y học, được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần hóa học và các tính chất đặc biệt của nó. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Cao khỉ có thể giúp bổ thận, ích huyết, tăng cường sinh lý, chữa trị thiếu máu, nhức mỏi cơ thể, tay chân đau và nhiều bệnh lý khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về Cao khỉ, các tính chất và công dụng của nó, cũng như cách sử dụng để đem lại tác dụng tốt nhất cho sức khỏe của con người.
administrator
HOA PHẤN

HOA PHẤN

Hoa phấn nở quanh năm và thường được trồng làm cảnh vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, rễ và lá của loại thảo dược này còn được dùng để chữa ho mãn tính, viêm amidan, viêm họng, kinh nguyệt không đều và nhiễm trùng đường tiết niệu.
administrator
MIẾT GIÁP

MIẾT GIÁP

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Tên dược liệu: Carapax Trionycis Họ Ba Ba (Trionychadae) Tên gọi khác: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.
administrator
CÂY LA RỪNG

CÂY LA RỪNG

Cây la rừng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây ngoi, cà hôi, sang mou, pô hức, hoàng quỳ, búp vàng, vông vang, giả yên diệp. Cây la rừng là dược liệu quý trong dân gian, được mệnh danh là biệt dược chữa bệnh bệnh trĩ ngoại, bệnh lòi dom. Cây la rừng có vị đắng, cay, tính ấm, có nhiều dược tính có hiệu quả sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô MÔI

Ô MÔI

Ô môi là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trên thế giới do loài này có hoa đẹp và cho bóng mát. Bên cạnh đó Ô môi còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY TRẨU

CÂY TRẨU

Cây trẩu là một loại cây lớn, cao khoảng 8-10 m, thân nhẵn, không lông, chứa nhựa mủ trắng. Các thành phần của cây trẩu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
administrator
TINH DẦU TÍA TÔ

TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator