MIẾT GIÁP

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Tên dược liệu: Carapax Trionycis Họ Ba Ba (Trionychadae) Tên gọi khác: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.

daydreaming distracted girl in class

MIẾT GIÁP

 

Đặc điểm dược liệu

Ba ba là loài bò sát có ba móng, đầu tròn có mõm nhọn, cổ dài trơn nhẵn. Ba ba có 4 chân, 2 chân trước dài, 2 chân sau ngắn, không có đuôi. Thức ăn là cá, nhuyễn thể, tôm cua.

Miết giáp là mai của con ba ba, lấy từ những con ba ba già có phần mai không dùng được trong ẩm thực. 

Miết giáp có hình bầu dục hay hình trứng rộng, mặt trên và mặt dưới đều phẳng, dài 10 – 20 cm, rộng 8,5 – 16,5 cm, nhô dần lên ở phía giữa. Mặt lưng của miết giáp có màu xám đen hay lục đen loang lổ, hơi sáng bóng và có nhiều nếp vân nhăn. Còn mặt bụng có màu trắng đục, là một khung bao gồm xương sống có 8 đốt chạy dọc ở giữa, mỗi đốt sẽ mang 2 xương sườn thẳng hàng và uốn vào phía trong. Chất miết giáp cứng chắc. 

Phân bố, sinh thái

Ba ba là động vật thường sống ở ao hồ, sông ngòi, nhất là những khu vực có sông ngòi lớn. Loài ba ba được dùng lấy mai làm dược liệu sinh sống chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản hay miền Bắc Việt Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phần mai của con ba ba chính là bộ phận được dùng làm vị thuốc với tên Miết giáp. Ba ba bắt được quanh năm, phần lớn thu hoạch vào mùa  thu và mùa đông. Mổ lấy phần cứng ở trên lưng, cho vào  nước sôi, đun 1 h đến 2 h cho đến khi lớp da trên mai có thể bong ra. Vớt lấy mai, bóc hết thịt còn dính lại, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Nên chọn loại mai to bản, dày chắc và không sót thịt hay màng, mùi vị không tanh. 

Có thể để nguyên hay ngâm phèn qua đêm. Sau khi ngâm phèn xong, vớt ra cạo sạch thịt và màng rồi đem phơi khô. 

Một số cách chế biến miết giáp thường dùng là chế giấm hoặc nấu cao.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh sâu, mọt, thỉnh thoảng đem phơi lại.

Thành phần hóa học 

Dược liệu miết giáp có chứa các thành phần hóa học như: Colloid, Keratin, Iod, Vitamin D, Muối khoáng

Tác dụng - Công dụng 

- Theo Y học cổ truyền: miết giáp có vị mặn và tính hàn, không chứa độc, do đó dược liệu có tác dụng dưỡng âm, nhuận kiên tán kết. Dùng trong các trường hợp cần bồi bổ sức khỏe, lao gầy, nhức xương, lao lực quá độ, ho lao, tiểu tiện ra sỏi sạn, phụ nữ kinh nguyệt rối loạn, trong bụng có khối u tích tụ.

- Theo Y học hiện đại: các thành phần có trong miết giáp có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh của tổ chức liên kết. Do đó được dùng để làm tăng protid huyết tương, tiêu khối u. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng an thần, kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể.

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể dùng Miết giáp theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. 

Liều lượng khuyến cáo sử dụng trong 1 ngày là khoảng từ 3 – 30g dưới dạng thuốc sắc hay sao khô giòn tán thành bột mà uống. Cao miết giáp cũng dùng với liều 10 đến 30g 1 ngày. Có thể điều chỉnh khi kết hợp với các vị thuốc khác trong từng bài thuốc cụ thể. 

Một số bài thuốc chữa bệnh có miết giáp:

- Bài thuốc chữa chứng suyễn, thở gấp ở trẻ nhỏ: Dùng miết giáp với lượng khuyến cáo trong ngày cùng 50g lá nhót tươi. 

Cách tiến hành: Đốt tồn tính miết giáp rồi tán nhỏ và rây lấy bột mịn. Mỗi lần lấy 4g thuốc bột cho trẻ uống trực tiếp với nước ép lá nhót.

- Bài thuốc trị kinh nguyệt bế tắc do cơ thể suy nhược: Tán nhỏ thành bột mịn 30g miết giáp. Hấp cách thủy cùng 1 con chim bồ câu đã làm thịt và 1 ít rượu đến khi chín nhừ và ăn hết 1 lần khi còn ấm nóng.

- Bài thuốc chữa lòi dom, mụn rò, chảy mủ: Đốt tồn tính và tán thành bột các dược liệu: miết giáp, phèn chua và mai rùa với lượng bằng nhau. Sau đó rắc vào chỗ bị đau mỗi ngày vài lần.

- Bài thuốc chữa lao phổi có các triệu chứng hư nhiệt, mồ hôi trộm: Sắc chung các dược liệu: 20g miết giáp (sắc trước), 12g ngân sài hồ, 8g thạch cao, 4g hồ hoàng liên, 8g tần giao, 12g tri mẫu, 12g địa cốt bì, 4g cam thảo. Sau đó lọc bỏ bã, chia thuốc thành nhiều lần uống, ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc chữa đau lưng, không vận động được: Sao vàng hoặc nướng chín một lượng miết giáp theo khuyến cáo rồi tán thành bột mịn và uống mỗi lần 5 g, 1 ngày uống 2 lần.

Thực hiện: Vị thuốc trên đem đi sao vàng hoặc nướng chín rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 5g, tần suất 2 lần/ngày.

- Bài thuốc Bổ huyết dưỡng âm hoàn: Nghiền các dược liệu 20g miết giáp, 20g bạch thược, 20g mạch môn, 20g câu kỷ tử, 20g mẫu đơn bì, 20g đương quy, 20g xuyên tục đoạn, 20g thanh hao, 20g ngũ vị tử, 20g phục linh, 20g ngưu tất, 20g sinh địa thành bột rồi chế biên thành viên hoàn uống.

Lưu ý

Không được sử dụng miết giáp cho những trường hợp sau:

- Người âm thịnh, dương suy, âm hư không có nhiệt, tỳ suy, tiêu chảy, hay nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.

- Phụ nữ có thai vì thuốc làm động thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỐT KHÍ CỦ

CỐT KHÍ CỦ

Cốt khí củ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Điền thất, nam hoàng cầm, Hỗ tượng căn, Co hớn hườn, mèng kéng, hồng liu. Cốt khí củ là một loại cây hoang dại được tìm thấy nhiều ở Sa Pa. Cốt khí củ trong dân gian được sử dụng như một vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc gây đau bụng, té ngã chấn thương gây đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHƯƠNG HOÀNG

KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng
administrator
THẢO QUẢ

THẢO QUẢ

Thảo quả là một dược liệu rất quen thuộc, hay được gọi với tên khác là Đò Ho, Tò Ho, May Mac Hâu, Mac Hâu, họ Gừng (Zingiberaceae). Quả chín khô sẽ có mùi thơm, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian cũng như phụ gia thực phẩm. Theo y học, Thảo quả có công dụng táo thấp, trừ đờm, trừ đầy trướng, tiêu thực, chữa sốt rét, trừ khí độc ôn dịch. Bên cạnh đó, giúp làm ấm Tỳ Vị, giảm nôn mửa, ích nguyên khí, giải được rượu độc, trị chứng hàn thấp, hàn đờm, trị đau bụng, trừ hôi miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quả và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator
DÂY GÂN

DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Bạch hoa xà thiệt thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lưỡi rắn hoa trắng, lữ đồng, giáp mãnh thảo. Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bạch hoa xà thiệt thảo cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả. Bạch hoa xà thiệt thảo đã được sử dụng hàng ngàn năm trong Y Học Cổ Truyền như một loại thuốc thanh nhiệt giải độc, nhưng nó đã trở nên phổ biến với tác dụng chống ung thư. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều tác dụng khác như tác dụng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ thần kinh.
administrator
CÂY NỔ GAI

CÂY NỔ GAI

Cây nổ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây đinh vàng, cây bỏng nổ, cây méc ten, cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng. Cây nổ gai là cây thuốc thường được dùng trong phạm vi nhân dân. Cây nổ ra hoa quả rất nhiều hàng năm. Quả nổ gai lúc chín có thể ăn được và phát tán xa nhờ dòng nước. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator