Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.

daydreaming distracted girl in class

SA KÊ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Artocarpus altilis 

Tên đồng nghĩa: Artocarpus incisa

Họ Dâu tằm (Moraceae)

Tên gọi khác: cây bánh mì

Đặc điểm thực vật

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.

Sa kê có cả hoa đực và cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu. Hoa đực thường ra đầu tiên, sau đó khoảng thời gian ngắn ra hoa cái. Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhị. Cũng có khi hoa đực tụ họp hình dạng như đuôi con sóc. Cụm hoa cái hình cầu, cũng có khi hình ống. 

Quả kép rất to, có hình trứng hoặc hơi cầu, vỏ màu xanh lục nhạt hay vàng nhạt. Thịt quả rất nạc và trắng, chứa nhiều bột. Quả Sa kê mọc thành từng chùm, vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có những quả có hạt chìm trong thịt quả.

Toàn cây đều chứa nhựa mủ màu trắng. 

Phân bố, sinh thái

Cây sa kê được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

- Bộ phận dùng: rễ, lá, vỏ và nhựa cây

- Chế biến: Lá tươi sau thu hoạch, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô

- Bảo quản: Nơi khô ráo

Thành phần hóa học 

Quả sa kê chứa chủ yếu là nước và cacbohydrat. Ngoài ra, còn chứa muối vô cơ, chất béo, chất đạm, đường, dextrin, kẽm, kali, vitamin C và thiamin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền:

- Rễ cây có tính làm dịu, được dùng để trị họ, chữa các chứng rối loạn dạ dày, bệnh hen suyễn, đau răng và các bệnh về da.

- Vỏ cây có tác dụng sát khuẩn, trị ghẻ.

- Lá cây có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu độc. Ngoài ra, dược liệu còn được dùng để trị nhọt, phù thũng và viêm gan vàng da.

- Nhựa được pha loãng dùng để điều trị tiêu chảy hoặc lỵ. 

- Quả sa kê có những tác dụng như:

+ Khuyến khích tăng trưởng tế bào mới: thành phần hoạt chất chống oxy hóa trong quả sa kê có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV từ mặt trời. Bên cạnh đó, chúng kích thích sản sinh tế bào mới, loại bỏ tế bào da bị tổn thương, giúp da mịn màng và đẹp hơn.

+ Chống nhiễm trùng: Sa kê chứa lượng lớn hoạt chất oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: thành phần kali trong quả sa kê có tác dụng điều hòa nhịp tim và làm giảm huyết áp trong cơ thể nhờ làm giảm tác động của natri. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong quả sa kê còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, giảm sự xuất hiện của những cơn đau tim và hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.

+ Nguồn cung cấp năng lượng phục vụ cho quá trình vận động.

+ Sản sinh collagen và ngăn ngừa viêm da

+ Điều trị bệnh về da

+ Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra

+ Cải thiện bệnh tiểu đường

+ Giúp nuôi dưỡng tóc

Theo Y học hiện đại

- Hạt Sa kê chứa ba loại lectin khác nhau (Frutalin, Frutapin và Frutackin). Các nghiên cứu cho thấy Frutalin là một glycoprotein có đặc tính kháng u và có khả năng phát hiện dấu ấn sinh học khối u.

- Người ta cho rằng Sa kê có thể làm giảm huyết áp bằng cách giảm nhịp tim và làm yếu lực co bóp cơ tim.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo mỗi ngày của sa kê là 1 lá, dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô sắc nước uống. Người dùng nên ngừng sử dụng 1 tuần để tránh tác dụng phụ do lá sa kê có độc tính.

Một số bài thuốc có sa kê:

- Điều trị viêm gan: Sắc chung các dược liệu 100 gram lá sa kê, 50 gram diệp hạ châu tươi (chó đẻ răng cưa), 50 gram cỏ mực khô và 50 gram củ móp gai tươi. Lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.

- Trị mụn, nhọt: Sử dụng lá sa kê tươi và lá đu đủ tươi với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát với vôi ăn trầu và đắp lên vùng da bị mụn.

- Chữa bệnh tiểu đường: Nấu nước uống hằng ngày các dược liệu 100 gram lá sa kê tươi, 50 gram lá ổi non và 100 gram đậu bắp tươi.

- Điều trị bệnh cao huyết áp: Sử dụng 2 – 3 lá sa kê tươi, hơi vàng vừa rụng xuống nấu chung với rau bồ ngót và chè xanh mỗi vị 50 gram. Lấy nước uống trong ngày thay cho nước lọc.

- Trị bệnh gút, sỏi thận: Nấu nước uống trong ngày các dược liệu lá sa kê tươi 100 g, dưa leo 100 g, cỏ xước khô 50 g.

Lưu ý

- Tránh dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú vì chưa có bằng chứng an toàn về việc được sử dụng sa kê cho đối tượng này.

- Người ta cho rằng sa kê có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó không sử dụng sa kê cho người bị rối loạn đông máu

- Quả Sa kê có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với chuối hoặc quả sung benjamin.

- Thận trọng khi sử dụng cho những người bị hạ huyết áp vì sa kê có thể làm giảm huyết áp. 

- Nên thận trọng khi sử dụng một số bộ phận của cây sa kê, vì lá có chứa độc tính.

 

Có thể bạn quan tâm?
TÁO RỪNG

TÁO RỪNG

Táo rừng (Ziziphus oenoplia) là một loại cây thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae) có tên khác là Táo dại, Mận rừng. Cây thường được tìm thấy ở các vùng đất có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, và nhiều công dụng theo Y học cổ truyền. Táo rừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau đầu, mất ngủ và viêm da. Cùng tìm hiểu thêm về cây thuốc này để hiểu rõ hơn về công dụng của nó theo Y học cổ truyền.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
KHOAI NƯA

KHOAI NƯA

Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch. Họ: Ráy (Araceae) Tên gọi khác: Củ nưa, Khoai na, Quỉ cậu…
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHUNG HƯƠU

NHUNG HƯƠU

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
administrator
THANH HAO HOA VÀNG

THANH HAO HOA VÀNG

Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học truyền thống và hiện đại. Dược liệu này chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng sốt và kháng ung thư. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Thanh hao hoa vàng có thể hỗ trợ trong điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư và bệnh sốt rét. Trong bối cảnh các chuyên gia đang tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên và an toàn, Thanh hao hoa vàng là một lựa chọn hữu hiệu.
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator