BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Đặc điểm tự nhiên

Đây là cây thân gỗ cao đến 60m, thân thẳng, đường kính thân 3,6m. Vỏ già của cây xám nâu, tróc thành mảng vỏ mỏng, vỏ non màu trắng.

Lá mọc so le hình mác thon, dáng cong hình lưỡi liềm, dài 20 cm. Đầu hơi nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt và nhẵn, mép lá nguyên

Cụm hoa mọc thành tán ở kẽ lá, hoa trắng, nhị nhiều

Quả có 4 ô, rộng 5 – 8 mm, hạt nhỏ

Mùa hoa quả từ tháng 3 – 5

Cây Bạch đàn trắng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Một số nơi trồng cây để cải thiện đất ở các vùng đầm lầy và vùng ven biển.

Bạch đàn trắng ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc ở Australia. Cây được nhập từ năm 1975, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là đất phèn. Do đo, dược liệu thường được tìm thấy ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Người ta trồng cây để lấy gỗ, còn trong y học dùng lá cây.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Dược liệu có thể dùng tươi, khô hoặc bào chế thành tinh dầu đều được. Tinh dầu Bạch đàn trắng cần được bảo quản trong lọ thủy tinh, màu hổ phách. Lưu trữ dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Tinh dầu là thành phần chủ yếu của lá bạch đàn trắng. Các thành phần chính của tinh dầu như pinen; p.cynen; 1,8-cineol; terpinen; globulol;… Ngoài ra, Bạch đàn trắng còn cung cấp chất gôm và tanin.

Tác dụng

+Tinh dầu Bạch đàn trắng được sử dụng để làm thuốc hỗ trợ kháng khuẩn đường hô hấp và chữa một số bệnh ngoài da.

+Là nguyên liệu chính cho chất gôm, có tác dụng điều trị tiêu chảy, dùng làm săn chắc niêm mạc họng, chống nhiễm trùng vết thương, chữa họng bị giãn và hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý về nha khoa. Chất gôm còn được sử dụng để làm thuốc đạn, bào chế bơ ca cao.

+Tinh dầu dược liệu có thể kết hợp dùng điều trị bệnh lỵ mạn tính.

+Lá cây Bạch đàn có thể dùng hãm nước, làm thuốc xông hoặc pha chế thành các dạng siro Bạch đàn để chữa ho, sát trùng đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho hen.

Liều dùng

Dược liệu Bạch đàn trắng có thể sử dụng ở dạng uống trong (dưới dạng siro, thuốc đã qua bào chế), thoa ngoài hoặc dùng làm thuốc xông, ngâm rửa.

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào bài thuốc và yêu cầu sử dụng của thầy thuốc có chuyên môn.

Lưu ý: để có tác dụng, thuốc cần được nghiên cứu, bào chế đúng quy trình. Không được tự ý sử dụng cây thuốc để điều trị ung thư, viêm dạ dày…

Có thể bạn quan tâm?
DÂY THÌA CANH

DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây muôi, lõa ti. Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Dây thìa canh là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SA NHÂN TÍM

SA NHÂN TÍM

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.
administrator
BẠCH BIỂN ĐẬU

BẠCH BIỂN ĐẬU

Khá nhiều người sẽ xa lạ với cái tên Bạch biển đậu, thế nhưng nếu nhắc đến Đậu ván trắng thì có lẽ được nhiều người biết đến hơn; Đó là một món chè ăn giải nhiệt vào mùa hè nắng nóng. Trong Đông Y, đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…
administrator
DẦU MÙ U

DẦU MÙ U

Dầu mù u là một loại tinh chất được chiết xuất từ hạt của cây mù u bằng phương pháp ép lạnh. Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.
administrator
MUỒNG TRÂU

MUỒNG TRÂU

Tên khoa học: Senna alata L Họ: Đậu (Fabaceae) Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator