MUỒNG TRÂU

Tên khoa học: Senna alata L Họ: Đậu (Fabaceae) Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…

daydreaming distracted girl in class

MUỒNG TRÂU

 

Đặc điểm thực vật

Muồng trâu là loại cây thân nhỡ, cao từ 1.5 – 3m, thân cây dạng gỗ mềm, có đường kính từ 10 – 18cm. 

Lá kép lông chim, mọc so le, có khoảng 8 – 14 đôi lá chét. Lá chét có hình trứng hoặc hình bầu dục tròn ở 2 đầu, cuống lá to, hơi có cánh, lá kèm thẳng, nhọn. Lá chét càng xa thì kích thước càng lớn. 

Hoa mọc ở kẽ lá thành cụm có nhiều bông, dài khoảng 30 – 40cm, cps màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt. 

Quả dẹt, hình hạt đậu, rộng 15 – 17mm và dài 8 – 16cm, có cánh ở hai bên rìa, bên trong có khoảng 60 hạt nhỏ. Quả chín khô tách thành 2 mảnh, hạt rơi xuống đất.

Mùa hoa quả: tháng 10 – 12.

Phân bố, sinh thái

Muồng trâu có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện nay được được trồng ở khắp các nước có khí hậu nhiệt đới. 

Ở nước ta, cây được trồng để làm cảnh và mọc hoang nhiều nơi, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền núi, ở miền Nam và miền Trung như Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Hà Tĩnh… Ở miền Bắc cây được trồng trong các vườn thuốc y học dân tộc.

Cây có khả năng tái sinh sau khi bị chặt, còn có thể trồng bằng cành.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: 

Quả, lá, cành và thân của cây. 

Thu hái, chế biến:

- Quả được thu hái vào tháng 10 – 12 hằng năm, dùng tươi hoặc có thể phơi khô để dùng dần. 

- Thân, cành và lá thường được thu hái khi cây chưa ra hoa, vào thời điểm hè – thu, có thể được dùng tươi hoặc phơi nắng cho khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Rễ, quả và lá của cây đều chứa các dẫn xuất anthraquinon với 1.5 – 2% ở quả và 0.15 – 0.2% ở lá. Ngoài ra, lá cây còn chứa kaempferol, aloe emodin, chrysophanol,… Rễ cây chứa một dẫn xuất steroid là sitosterol. Trong hạt muồng trâu có chứa 15% protein, acid không no, Mangan, Canxi, Magie, Natri,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền các bộ phận của cây đều có mùi hắc, vị hơi đắng và tính mát. Riêng lá có vị cay, tính ấm. Cây muồng trâu có tác dụng: sát trùng, lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt và chỉ dương (giảm ngứa). Khi sao vàng, dược liệu có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực. Do đó đươc dùng để trị một số bệnh như: chàm, viêm da thần kinh, hắc lào, da vàng, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng, dị ứng và nấm da.

Theo Y học hiện đại, muồng trâu có công dụng:

- Cao từ lá muồng trâu có triển vọng được nghiên cứu làm thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính do có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.

- Kháng khuẩn và kháng nấm. Hiện nay dược liệu này có thể có triển vọng làm thuốc hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV.

- Các thành phần Chrysarobin, Tannin, Kaempferol, Isochrysophanol có trong lá muồng trầu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa

- Hợp chất anthraquinones trong cây muồng trâu có tác dụng nhuận tràng và chữa các bệnh da liễu như hắc lào, lang ben, dị ứng, vẩy nến, mẩn ngứa,…

- Ngoài ra muồng trâu còn được sử dụng nhiều để điều trị giun sán ở châu Phi. Các hoạt chất chứa trong Muồng trâu đang được nghiên cứu thêm về khả năng hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý như Đái tháo đường, Rối loạn mỡ máu và Ung thư.

Cách dùng - Liều dùng 

Dược liệu thường được dùng ở dạng thuốc sắc, ngày dùng từ 4 – 5g. Ngoài ra, cây muồng trâu có thể được dùng ngoài da để điều trị bệnh vảy nến, hắc lào, lác, dị ứng, nấm,…

Một số bài thuốc chứa muống trâu:

- Bài thuốc trị dị ứng và nấm ngoài da: Dùng lá muồng trâu sắc đặc rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương hoặc pha nước tắm mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa viêm họng: Nghiền một lượng lá tươi vừa đù,  sau đó ép lấy nước và pha loãng. Dùng nước này để súc miệng hằng ngày.

- Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa: Sắc chung các dược liệu: rễ nhàu, thần thông, kiến cò mỗi thứ 12g, đỗ trọng 8g, cây lức 20g và muồng trâu 24g. Uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa táo bón: Đun 20 g lá muồng trâu với 1 lít nước và uống 1 ly trước khi ngủ.

- Bài thuốc chữa thấp khớp: Sắc chung các dược liệu Rễ cỏ xước, dứa dại, tang ký sinh và quế chi mỗi thứ 20g, vòi voi 30g và muồng trâu 40g. Uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong 7 – 10 ngày.

- Bài thuốc chữa táo bón nặng: Rửa sạch: 40 g ngọn cam thảo dây non và 20 g rễ muồng trâu, sau đó đâm nhuyễn, hòa thêm nước sôi vào để nguội. Dùng nước chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

- Bài thuốc từ cây muồng trâu trị lác, hắc lào: Dùng lá muồng trâu giã nát, sau đó thêm ít muối hoặc nước cốt chanh và thoa lên da.

Lưu ý

- Thận trọng khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai.

- Dược liệu muồng trâu có tác dụng nhuận tràng do đó có thể gây tiêu chảy khi dùng cho người có tỳ hư hàn (đau bụng đi ngoài, lạnh bụng).

- Không nên dùng dược liệu trong một thời gian dài.

 

Có thể bạn quan tâm?
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
DỀN GAI

DỀN GAI

Dền gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rau giền gai, thích hiện, giền hoang, phjăc hôm nam, la rum giê la, dền hoang. Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
ATISO ĐỎ

ATISO ĐỎ

Atiso Đỏ hay còn gọi là bụp giấm, có tính mát, được quy vào kinh Can và Đại Trường. Nó có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.
administrator
BỔ CỐT CHỈ

BỔ CỐT CHỈ

Bổ cốt chỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bà cố chỉ, phá cố chi, phản cố chỉ, hồ phi tử, thiên đậu, hồ cố tử, cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu. Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu quý được trồng nhiều ở một số tỉnh nước ta. Theo dân gian, phá cố chỉ có tác dụng chữa một số bệnh lý nên dược liệu này có mặt trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng tráng dương, bổ thận, trị tiêu chảy rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator