HUYỀN SÂM

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…

daydreaming distracted girl in class

HUYỀN SÂM

Giới thiệu dược liệu

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…

  • Tên thường gọi: Huyền sâm

  • Tên gọi khác: Hắc sâm, Nguyên sâm,…

  • Tên khoa học: Scrophularia ningpoensis Hemsl.

  • Họ: họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng loại dược liệu này

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Cây huyền sâm là một loại cỏ cao 1,5m đến 2m, sống lâu năm. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra. Rễ cây dài khoảng 10-20 cm, ở giữa phần trễ phình thành củ với hai đầu hơi thon, màu trắng hoặc vàng nhạt. Mỗi cây thường có từ 4-5 củ mọc thành từng chùm.

Lá hình trứng, màu tím xanh, đầu nhọn, mọc đối chữ thập. Cuống lá ngắn. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn (2-3cm), lá phía trên nhỏ hơn, cuống ngắn (chừng 5mm). Phiến lá dài 3- 8cm, rộng 1,8- 6cm, mép có răng cưa nhỏ và đều. 

Hoa mọc thành tán, màu nâu hoặc tím đỏ. 

Quả nang, hình trứng, có nhiều hạt nhỏ màu đen.

Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.

Phân bố

Trước kia Huyền sâm nhập từ Trung Quốc. Ngày nay được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi bắc bộ. Ở Việt Nam, nó thích hợp với khí hậu của vùng nhiệt đới núi cao 1000 đến 1700 m, nhiệt độ trung bình 15 – 18 độ, độ ẩm 80%.

Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè, ra hoa quả nhiều. Hạt rơi xuống đất có khả năng tái sinh tự nhiên khỏe. Sau quá trình trồng, cây đã trở nên hoang dại hóa, mọc lẫn với nhiều loại cây cỏ khác ở ven rừng, ven đường đi và bờ nương rẫy.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Rễ củ.

Thu hái, chế biến

Tùy địa phương sẽ có thời điểm thu hoạch Huyền sâm khác nhau. Ví dụ ở đồng bằng, huyền sâm sẽ được thu hoạch vào tháng 7 – 8, miền núi là tháng 10 – 11. Tuy nhiên tất cả đều sẽ được thu hoạch vào năm thứ 2 sau khi trồng. 

Sau khi đào lấy rễ, đem rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt đầu chồi thừa 3 mm, tách riêng từng rễ, phân loại to nhỏ. Phơi hoặc sấy đến gần khô. Đem ủ 5 ngày đến 10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen, rồi tiếp tục phơi đến khô.

Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nong nia thành một lớp dày chừng 15 cm, để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên bằng một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Trong khi ủ phải đảo luôn, không để dày quá, không đậy kín quá dễ bị hấp hơi, thối hỏng.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chính có trong Huyền sâm là các chất iridoid glycosid. Hai chất chính được biết là harpagid và harpagosid.

Tác dụng – Công dụng

Theo Y Học Hiện Đại

Những hợp chất được nghiên cứu có trong Huyền sâm quan trọng với sức khỏe con người, có nhiều đặc tính dược lý khác nhau liên quan đến hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng kháng lại các tế bào ung thư.

Thí nghiệm trên tim ếch cho thấy Huyền sâm còn có tác dụng an thần và kháng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở da.

Theo Y Học Cổ Truyền

Theo tài liệu cổ, huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hoả, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường. Dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yết hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón. Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.

Chữa sốt cao, nóng trong người, khô khát, miệng lưỡi khô và táo bón

Bài thuốc Tăng dịch thang 

Dược liệu

  • 40g Huyền sâm 

  • 32g Sinh địa 

  • 32g Mạch môn đông

Đem các dược liệu trên sắc uống. 

Trị mất ngủ, mệt mỏi người, hồi hộp đánh trống ngực

Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan

  • 20g Huyền sâm

  • 20g Nhân sâm

  • 20g Đan sâm

  • 20g Bạch linh

  • 20g Viễn chí

  • 20g Cát cánh 

  • 160g Sinh đại

  • 40g Đương quy

  • 40g Mạch môn

  • 40g Thiên môn

  • 40g Bá tử nhân

  • 40g Toan táo nhân 

Đem các dược liệu tán nhỏ, làm (vo, nặn) thành viên, sử dụng Chu sa làm lớp bên ngoài. Uống với nước ấm vào lúc đói. 

Chữa viêm họng, viêm amidan gây sốt, cổ họng sưng đỏ

Dược liệu

  • 12 – 20g Huyền sâm

  • 12 – 16g Sinh địa

  • 12g Mạch môn 

  • 12g Sa sâm 

  • 8 – 12g Liên kiều 

  • 8 – 12g Hoàng cầm

  • 8 – 12g Cát cánh

  • 8g Bạc hà 

  • 2 quả Ô mai, 

  • 4g Cam thảo

Đem các dược liệu sắc uống rồi cho Bạc hà vào sau.

Trị tróc da tay

Dược liệu

  • 30g Huyền sâm

  • 30g Sinh địa

Hãm với nước nóng, rồi uống như trà.

Chữa sốt cao, không tỉnh táo, nói nhảm, mất ngủ và mất khô khát 

Bài thuốc Thanh dinh thang

Dược liệu

  • 12g Huyền sâm

  • 12g Tê giác 

  • 12g Kim ngân hoa 

  • 12g Mạch môn đông

  • 20g Sinh địa, 

  • 6g Hoàng liên

  • 8g Liên kiều

  • 8g Đan sâm

  • 4g Trúc diệp 

Sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần trên ngày. 

Tuy nhiên vị thuốc này đã không còn được sử dụng nên cần thay thế bằng các vị thuốc khác công dụng tương tự.

Huyền sâm là một loại dược liệu có tác dụng bổ phần âm trong cơ thể, thanh nhiệt, làm mát, trị mụn nhọt, nóng trong người, sốt....

LƯU Ý

Lưu trữ huyền sâm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Người bị huyết áp thấp không sử dụng.

Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi dùng thuốc. Bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không nên dùng dược liệu này.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator
NGÔ THÙ DU

NGÔ THÙ DU

Ngô thù du là quả chín phơi khô của cây Thù du, là một loài dược liệu có nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đây là một vị thuốc phổ biến của đất nước Trung Hoa.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
NGHỆ TRẮNG

NGHỆ TRẮNG

Nghệ trắng từ xưa đến hiện tại đều được biết đến là một trong những loại gia vị được ưa chuộng trong nhiều bữa cơm gia đình hằng ngày. Nhưng ít người biết rằng đây lại là một loại thuốc quý của tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau như mụn nhọt, sưng viêm,… Bên cạnh đó, Nghệ trắng còn có các tác động rất tốt đối với sức khỏe tim mạch, gan mật,… Thêm vào đó vị thuốc này còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của phái đẹp như trị băng huyết hoặc đau bụng kinh.
administrator
CÂY BÁNG

CÂY BÁNG

Cây Báng (Arenga pinnata), còn được gọi là Búng báng, Cây đác, Đao rừng, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây Báng có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thức uống, mỹ phẩm, dược liệu và cả trong công nghiệp sản xuất giấy. Ngoài ra, cây Báng còn được sử dụng trong y học cổ truyền và có những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và những tác dụng của cây Báng trong y học hiện đại và cổ truyền.
administrator
VẠN NIÊN THANH

VẠN NIÊN THANH

Vạn niên thanh (Dieffenbachia Amoena) là một loại cây cảnh thường được trồng trong nhà để trang trí cũng như thanh lọc không khí. Tuy nhiên, ít người biết rằng Vạn niên thanh cũng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Với những thành phần hoạt tính như alkaloid, saponin và chất độc tố, Vạn niên thanh có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch gan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, bộ phận dùng làm thuốc, các nghiên cứu y học hiện đại và một số bài thuốc chữa bệnh từ Vạn niên thanh.
administrator
PHỤC THẦN

PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
administrator
PHÈN CHUA

PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.
administrator