PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.

daydreaming distracted girl in class

PHỤC THẦN

Giới thiệu về dược liệu Phục thần 

- Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, các nhà khoa học ngày càng phát hiện nhiều tác dụng trị bệnh của dược liệu này nhiều hơn. Đây là một loài thuốc có giá trị chữa bệnh rất cao và thường được áp dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền của dân gian.

- Tên khoa học: Poria cocos (Schw.) Wolf.

- Họ khoa học: Polyporaceae (họ Nấm lỗ).

- Tên gọi khác: Bạch phục linh, Bạch linh,…

Tổng quan về dược liệu Phục thần

- Có tài liệu ghi chép rằng Phục thần là loại nấm hoại sinh và mọc trên thân của nhiều loài thực vật Pinus. Tuy nhiên cũng có tài liệu khác cho rằng đây là loại nấm kí sinh và thường mọc trên thân cây của nhiều loài thuộc chi Citrus, Eucalyptus. Từ lâu, Phục thần đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam, Phục Thần phân bố chủ yếu ở một số tỉnh như Gia Lai, Lâm Đồng, Thanh Hóa.

- Ngoài Phục Thần là một bộ phận của nấm Phục Linh, người ta còn dùng nhiều bộ phận khác của loài nấm này để làm thuốc như Phục linh bì (lớp ngoài nấm Phục linh), Xích phục linh (lớp thứ hai của nấm Phục linh), Bạch phục Linh (phần bên trong của nấm Phục linh). Các bộ phận khác nhau của nấm Phục linh đều có tác dụng trị liệu và hiệu quả đối với các bệnh lý khác nhau.

Đặc điểm thực vật và mô tả dược liệu Phục thần

- Đặc điểm thực vật:

  • Phục thần là đoạn có rễ cây Thông xuyên qua của Nấm Phục linh. Khi quan sát từ bên ngoài dược liệu được cấu tạo từ các hình khối với kích thước không đều nhau với khối to và khối nhỏ. Một số loài mọc lâu năm có thể nặng đến 5 kg. Bên ngoài có màu nâu nhạt hay nâu đen. Bề mặt sần sùi. Khi cắt bên trong ra sẽ có chứa chất bột với màu trắng hay ngà vàng.

  • Dựa vào hình dạng, màu sắc và kích thước người ta có thể phân biệt phục thần với các bộ phận khác của nấm Phục linh.

- Phân bố dược liệu: có thể tìm thấy Phục thần tại các tỉnh tại nước ta như Lâm Đồng (Đà Lạt), Hà Giang, Gia Lai, Thanh hóa,… Ở Trung Quốc thì có thể tìm thấy tại tỉnh Vân Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng bộ phận bị rễ Thông đâm xuyên của nấm Phục Linh.

- Thu hái: để lượng hoạt chất trong dược liệu nhiều nhất, người ta thường chọn thời điểm thu hái là vào mùa thu.

- Chế biến: sau khi thu hái về rửa sạch đất cát và bụi bẩn bám lên, để cho ráo nước sau đó cắt thành từng lát mỏng, để phơi hoặc sấy cho khô và sử dụng dần dần hoặc bào chế thành các dạng thuốc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài ra có thể dùng để ngâm rượu uống cho tác dụng rất tốt.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

2 thành phần chính và chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong Phục thần là nhóm triterpenoid và nhóm polysccharid. Ngoài ra còn có một số hoạt chất khác với tỉ lệ nhỏ được tìm thấy trong dược liệu như các chất có khung cấu trúc steroid, các acid amin, choline, histidine và các muối với kali.

- Triterpenoid: hơn 45 hoạt chất có cấu trúc triterpenoid đã được phân lập trong Phục thần, trong đó có 25 hoạt chất mới chỉ tìm thấy trong dược liệu đã được báo cáo.

- Polysccharid: có nhiều polysccharid với cấu trúc khác nhau đã được báo cáo trong thành phần hóa học của Phục thần, Tuy nhiên do thành phần cấu trúc phân tử chưa được rõ ràng nên vẫn chưa có được báo cáo chi tiết. Phần lớn có cấu trúc heteropolyscchaid có hoặc không có gắn với protein.

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của Phục thần

Dược liệu Phục thần có các tác dụng dược lý như:

- Kháng viêm: Trong thử nghiệm in vivo về việc gây viêm cho động vật thí nghiệm bằng hóa chất. Phục thần cho tác dụng giảm các triệu chứng viêm, cơ chế được mô tả thông qua việc ức chế phospholipase A2 và serotonin của quá trình viêm của cơ thể.

- Ngăn ngừa ung thư: Phục thần cho tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các dòng tế bào ung thư vú, ung thư da trong thử nghiệm trên động vật. Trong các thử nghiệm đã chỉ ra thành phần chính có hoạt tính sinh học nói trên là các nhóm chất triterpenoid trong dược liệu.

- Chống tăng đường huyết và hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Phục thần khi sử dụng trên động vật thí nghiệm bị đái tháo đường cho tác dụng giảm đường huyết đói và tăng sự nhạy cảm của mô với insulin. Ngoài ra có tác giả đã chứng minh dược liệu có tác dụng làm tăng sử dụng glucose của các tế bào.

- Điều hòa hệ miễn dịch: Phục thần cho tác dụng kích thích sự sản xuất các interleukin 6 và interleukin 1β và 1 số cytokine khác của cơ thể. Từ đó làm tăng các hoạt động của đại thực bào khi có tác nhân lạ xâm nhập vào các hệ cơ quan của cơ thể.

- Ngoài các tác dụng chính nói trên, đã có nhiều bài báo nghiên cứu một số tác dụng dược lý khác của Phục thần như tác dụng kháng virus viêm gan B (HBV), tác dụng bảo vệ tế bào hồng cầu, tác dụng kháng khuẩn, tác dụng bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể,…

Tác dụng – công dụng theo Y học cổ truyền của Phục thần

- Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính bình.

- Quy kinh: vào Tâm, Tỳ, Phế, Thận và Vị.

- Công năng: dưỡng tâm, bồi bổ cho cơ thể, hoạt huyết, lợi tiểu,…

- Chủ trị: 

  • Phục thần được sử dụng để an thần cho cơ thể, chữa các bệnh mất ngủ, yếu thần phách, suy nhược thần kinh, giảm đau đầu và chóng mặt.

  • Ngoài ra, Phục thần còn có tác dụng trị phù thũng, trị di mộng tinh,…

  • Các đối tượng là phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, thống kinh.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Phục thần

- Cách dùng: có thể sử dụng ở các dạng như thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên,…

- Liều dùng: tùy vào mỗi bài thuốc hoặc dạng bào chế mà sẽ có liều lượng cụ thể khi sử dụng dược liệu. Liều khuyến cáo là khoảng 4 – 20 g. Đối với các tác dụng trên hệ thần kinh thì sử dụng 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Phục thần

- Bài thuốc trị mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi, tim yếu, hay quên, suy giảm trí nhớ:

  • Chuẩn bị: 16 g Phục thần, 16 g Đảng sâm, 16 g Liên nhục, 16 g Long nhãn, 16 g Đại táo, 8 g Táo nhân sao, 8 g Viễn chí và 8 g Xương bồ. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống hoặc có thể sử dụng bằng cách tán bột sau đó vo thành các viên chung với Mật ong. 

- Bài thuốc điều trị tâm hư, hồi hợp, khó ngủ, trí nhớ kém:

  • Chuẩn bị: 12 g Phục thần, 12 g Bạch truật, 12 g Hoàng kỳ, 8 g Đảng sâm, 8 g Đương quy, 8 g Long Nhãn, 4 g Táo nhân sao, 4 g Viễn chí, 4 g Cam thảo nướng và 2 g Mộc hương. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sau đó vo với Mật ong để tạo thành viên. Uống 2 lần mỗi ngày và mỗi lần 20 g. Có thể sử dụng bài thuốc trên bằng cách sắc uống với 5 chén nước, sắc đến khi cô lại còn khoảng 2 chén. Nên uống khi thuốc còn nóng để cho tác dụng hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng Phục thần

- Do Phục thần là vị thuốc quý hiếm nên không thể tránh khỏi tình trạng bị giả mạo hoặc mua phải các dược liệu có nguồn gốc không rõ ràng. Vì vậy cần phải lựa chọn kĩ trước khi mua dược liệu.

- Các bài thuốc có Phục thần còn có sự kết hợp với các dược liệu khác, vì vậy cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả và tránh bị tác dụng phụ. 

- Người bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào của dược liệu không nên sử dụng tùy tiện.

 

Có thể bạn quan tâm?
HẠT KÊ

HẠT KÊ

Kê là loại hạt ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội so với nhiều loại ngũ cốc như gạo, ngô và lúa mì. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hạt kê và các công dụng của hạt kê trong y học nhé.
administrator
CÂY TỲ BÀ

CÂY TỲ BÀ

Cây tỳ bà là cây thuốc quý, thuộc thân nhỡ cao 5-8m, cành non có nhiều lông. Đồng thời là loại dược liệu quen thuộc trong Đông y với tác dụng chữa ho, tiêu đờm, nôn mửa, cảm lạnh, chữa viêm phế quản, hen suyễn,...
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator