THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.

daydreaming distracted girl in class

THẠCH HỘC

Giới thiệu về dược liệu

Thạch hộc có tên khoa học là Herba Dendrobii (Dendrobium nobile Lindl. Orchidaceae). Một số tên gọi khác như Kẹp thảo, Kim thoa hoàng thảo, Huỳnh thảo, Hoàng thảo dẹt, Hoàng thảo cẳng gà, Co vàng sào, 石斛. Một số người chơi lan còn gọi dược liệu là Phi điệp kép hay Lan Phi Điệp. Thạch hộc thuộc chi Lan hoàng thảo, là phân loại quý hiếm với khoảng 1.000 loài khác nhau trên toàn thế giới.

Là cây thảo dược lâu năm, phần thân cây của Thạch hộc có chiều cao từ 10 – 60 cm, chia ra nhiều đốt, càng về phía ngọn thì càng gần nhau với độ dày khoảng 1,3cm. Bề mặt phần thân có rãnh dọc, với phần gốc hẹp và núm hơi dày.

Lá cây Thạch hộc mọc ra từ các đốt ở phần thân, không có cuống, mọc thành hai hàng song song nhau có hình dạng elip hay thuôn dài với 2 mặt nhẵn bóng, chiều rộng từ 1 – 3 cm và chiều dài từ 6 – 12 cm. Cụm hoa có từ 1 – 4 hoa, đường kính khoảng 8cm, phần cánh hoa có đỉnh màu tím, có lớp màng màu trắng, pha chút màu tím nhạt. Hoa gồm 3 cánh hoa và 3 lá đài. Quả có hình thuôn dài như hình thoi. Mùa hoa nở từ tháng 3 – 4 và mùa quả từ tháng 5 – 6.

Lan phi điệp ưa sống tại các khu vực đỉnh vách đá dựng đứng, bên trong các khu rừng kín và trên núi đá vôi của những cây lá rộng ẩm. Do đó, cây cũng thường xuyên đón nhận được ánh sáng mặt trời, mưa hay hơi ẩm từ sương quanh năm. Nguồn gốc của cây là từ khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới, ở các đảo Thái Bình Dương, châu Á (miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Malayxia) và Úc. Ở Việt Nam, cây được trồng ở những tỉnh miền núi phía bắc, còn phía nam thì người ta tìm thấy thạch hộc trên các vùng núi có độ cao từ 1.000m trở lên. Thạch hộc liệu phân bố rộng rãi nhất tại các khu vực Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai, Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thân cây Thạch hộc là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. Thời điểm thu hái dược liệu là vào giữa mùa hè các năm.

Phần thân của một số loài thuộc chi Lan hoàng thảo sẽ thu hoạch vào tháng 6 - 10, sau đó cắt bỏ phần gốc rễ, lá, rửa sạch. Tiếp đục đem qua hơi nước, sau đó phơi hay sấy khô. Có 3 cách sơ chế Thạch hộc để làm thuốc bao gồm phong đấu, chế biến tươi và chế biến khô. Sau khi chế biến, cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và ánh nắng trực tiếp.

Bên cạnh đó, có thể làm khô Thạch hộc bằng lửa hay ánh nắng mặt trời, cắt nhỏ và sử dụng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Phần thân cây Thạch hộc chứa thành phần hoạt chất chính là alkaloid 0,3%. Các hoạt chất đã được phân lập bao gồm dendrobine, dendroxine, dendrine, nobilonine, dendramine, 4-hydroxydendroxine, 6-hydroxydendroxine, 6-hydroxydendrobine và 3-hydroxy-2-oxydendrobine.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ghi nhận rằng có 5 gốc amoni bậc 4 được phân lập, bao gồm N-isopentenyldendrobinium, N-methyldendrobinium, dendrobine N-oxide và N-isopentenyl-6-hydroxydendroxinium.

Bên cạnh đó, một số thành phần khác bao gồm denbinobin, nobilomethylene, β-sitosterol và daucosterol.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Thạch hộc có vị mặn, hơi ngọt, tính hơi hàn, quy vào kinh phế, vị và thận. Thảo dược này có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, chỉ khát, ích vị, sinh tân dịch, thanh nhiệt và bổ âm.

Bên cạnh đó, Y học cổ truyền có ghi chép dược liệu này với nhiều tác dụng khác bao gồm tăng cường sức lực, bổ thận sinh tinh, bổ dạ dày, bổ gan và mật, phòng tránh đục thủy tinh thể, cải thiện thị lực, giảm cân và kéo dài tuổi thọ.

Theo y học hiện đại

Một số công dụng đã được các nghiên cứu y học chứng minh bao gồm:

  • Ức chế hô hấp, hạ nhiệt, giảm đau: Thành phần trong dược liệu có chứa dendrobin. Khi thử nghiệm trên thỏ cho thấy tác động ức chế hô hấp, ức chế nhu động ruột, hỗ trợ tăng đường huyết nhẹ, hạ nhiệt và giảm đau.

  • Tác động đến hệ thần kinh: 2 thành phần hoạt chất có trong dược liệu là nobulin và dendrobin, có tác động khử cực thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng co giật mạnh giống strychnin.

  • Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng dồi dào của polysaccharide trong thạch hộc giúp hỗ trợ nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.

  • Bổ tỳ và dạ dày: Một số nghiên cứu đã cho rằng lan phi điệp có tác động ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày.

  • Giảm đường trong máu: Qua các nghiên cứu lâm sàng, dược liệu này được cho là có khả năng tăng cường hoạt động của insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Thạch hộc và chi Lan hoàng thảo

Dược liệu thuộc chi Lan hoàng thảo

Một số công dụng chữa bệnh của chi Lan hoàng thảo đã được ghi nhận trong một số y văn y học cổ đại nổi tiếng như Thần Nông Bản Thảo.

  • Thúc đẩy tiết dịch vị, giúp tăng nhu động ruột từ đó hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao có thể dẫn đến liệt cơ ruột.

  • Có tác dụng giảm đau và hạ sốt, tương tự phenacetin nhưng có hiệu quả yếu hơn.

  • Tăng cường hoạt động thực bào của đại thực bào trên chuột.

  • Thành phần polysaccharide có thể giúp phục hồi chức năng miễn dịch bị ức chế trên chuột do hydrocortisone gây ra.

  • Nước sắc từ dược liệu giúp ngăn chặn và điều chỉnh sự phân hủy của thủy tinh thể. Do đó, nó có tác dụng điều trị, giúp làm chậm diễn tiến bệnh đục thủy tinh thể do galactose gặp phải trên chuột.

Thạch hộc

Thạch hộc là dược liệu đứng đầu trong danh sách gồm 9 loại thảo dược quý hiếm của Trung Hoa: “Đại tiên thảo Trung Hoa”. Tác động và hiệu quả của thạch hộc bao goomf thúc đẩy quá trình bài tiết dịch trong cơ thể, dưỡng âm, ích vị, thanh nhiệt, bổ thận và phổi. Những ghi chép trong y học cổ truyền về tác dụng của Thạch hộc như sau:

  • Bổ âm và sinh tân dịch. Theo “Từ điển Dược phẩm Trung Quốc”, Thạch hộc có công dụng dưỡng khí và dịch bên trong phổi và dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh do âm hư.

  • Tăng cường thể lực. Thạch hộc có công dụng bổ thận sinh tinh, bổ dạ dày, tăng cường sức lực. Thành phần của nó rất giàu polysaccharide, từ đó giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

  • Bổ tỳ và dạ dày. Thạch hộc thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày và vùng thượng vị. Một số nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori của Thạch hộc, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý thường gặp trên dạ dày, bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày...

  • Bổ gan mật. Thạch hộc có công dụng lợi mật, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Vì vậy, đây một loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh gan mật, bao gồm như viêm gan, viêm túi mật hay sỏi mật.

  • Giảm lượng đường trong máu. Thạch hộc đã được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường từ rất lâu với khả năng dưỡng âm, thanh nhiệt. Những nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng Thạch hộc không chỉ tăng cường hoạt động của insulin, mà còn giúp giảm và đưa lượng đường trong máu trở lại mức bình thường.

  • Cải thiện thị lực. Thạch hộc được coi là một trong những loại thuốc bổ mắt vì đặc tính bổ dưỡng, hỗ trợ cải thiện thị lực. Thạch hộc có công dụng trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh đục thủy tinh thể tuổi già.

  • Kéo dài tuổi thọ. Thần Nông Bản Thảo Dược đánh giá Thạch hộc là một loại thuốc hiệu quả, hỗ trợ giảm cân và kéo dài tuổi thọ. Thạch hộc chứa nhiều thành phần nguyên tố vi lượng, liên quan mật thiết tới sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta. Bên cạnh đó, thành phần này còn có tác dụng chống lão hóa hơn so với các loại dược liệu khác.

Cách dùng - Liều dùng

Thạch hộc được sử dụng trong các bệnh âm hư do sốt, khô miệng, mắt mờ, ho, ho khan do khô phổi, đau dạ dày, chậm tiêu, đau thắt lưng và đầu gối. Liều sử dụng Thạch hộc từ 6 – 15 g dạng khô hay 12 – 30 g tươi ở dạng thuốc sắc. Ngoài ra, thạch hộc còn được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm thuốc viên, bột, chiết xuất, trà.

Một số bài thuốc có sử dụng thạch hộc bao gồm:

  • Điều trị viêm dạ dày: Sử dụng 12g mỗi vị bao gồm Thạch hộc, Mạch môn, Bạch biển đậu, Hoa phấn, Trúc nhự tươi; cùng với 16g Bắc sa sâm lông, giá đậu tươi. Sắc lấy nước, dùng mỗi ngày 1 thang.

  • Điều trị suy nhược cơ thể sau khi nhiễm khuẩn kèm theo sốt cao: Sử dụng 12g mỗi vị bao gồm Thạch hộc, Tang diệp, Mạch môn, Sa sâm; cùng với 10g Bạch truật, 8g Ngọc trúc, 6g Ô mai và 4g Ma hoàng. Sắc lấy nước, dùng mỗi ngày 1 thang.

  • Điều trị đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt: Sử dụng 12g mỗi vị bao gồm Thạch hộc, mạch môn, thiên môn, thục địa, kỷ tử; cùng với 8g mỗi vị bao gồm a giao, bạc hà, hạt tía tô, ngưu bàng tử. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.

  • Điều trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhức đầu, khó ngủ, hay quên: Dùng 12g mỗi vị bao gồm Thạch hộc, kỷ tử, sa sâm, mạch môn, hạ khô thảo, mẫu lệ,; 16g mỗi vị bao gồm câu đằng và long cốt; 8g mỗi vị bao gồm trạch tả, địa cốt bì, cúc hoa, táo nhân g. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý

  • Thạch hộc là dược liệu có độc tính rất thấp, do đó có thể coi như không độc khi sử dụng liều lượng thông thường. Tuy nhiên, sử dụng quá liều thạch hộc có thể gây ra triệu chứng co giật. Ngoài ra, các nghiên cứu trên lâm sàng đã từng báo cáo về tác dụng phụ gây ra viêm da dị ứng.

  • Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc thạch hộc không nên sử dụng cho các trường hợp bao gồm giai đoạn đầu của bệnh cảm mạo hay tỳ vị hư hàn.

  • Liều dùng tham khảo là từ 8 – 16g ở dạng hoàn viên hay thuốc sắc. Tuy nhiên, cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

  • Thường được sử dụng kết hợp với câu kỷ tử, ngưu tất, sa sâm, đảng sâm trong điều trị đau nhức xương; cùng với với thiên môn, tỳ bà diệp, trần bì để trị ho.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU NGỔ

RAU NGỔ

Rau ngổ là một loại dược liệu quen thuộc trong Đông y, được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Từ xa xưa, rau ngổ đã được coi là một "thần dược" trong việc chăm sóc sức khỏe. Với vị cay, tính mát và tác dụng giải độc, rau ngổ không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, mà còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau ngổ có khả năng giải độc, giảm đau, lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn và tăng cường chức năng thận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rau ngổ trở thành một trong những dược liệu được ưa chuộng nhất trong các phương pháp chữa bệnh tự nhiên.
administrator
TINH DẦU BẠC HÀ

TINH DẦU BẠC HÀ

Tinh dầu bạc hà là một thành phần không còn xa lạ, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà, được sử dụng từ nhiều thế kỷ trong điều trị các bệnh lý trên tiêu hóa, giảm cảm lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tinh dầu bạc hà và những công dụng của nó nhé.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
DÂY ĐAU XƯƠNG

DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, cây đau xương, khau năng cấp. Dây đau xương là loại dược liệu mọc hoang khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp được sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI BI

ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÀNG TANG

MÀNG TANG

- Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers. - Họ: Long não (Lauraceae). - Tên gọi khác: Khương mộc, Tất trừng già, Sơn thương
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator