THỒM LỒM

Thồm lồm là một loại cây mọc hoang ở khắp các vùng thôn quê tại Việt Nam. Ở một số khu vực, loại dược liệu này được nhiều trẻ em hái ăn, rất ưa thích bởi vị chua. Tuy nhiên, cây Thồm lồm còn được sử dụng trong Y học để chữa nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm viêm da, kiết lỵ, eczema nhiễm khuẩn, chốc đầu, chốc mép, sốt rét. Sau đây là hãy cùng tìm hiểu về Thồm lồm và những công dụng của nó đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

THỒM LỒM

Giới thiệu về dược liệu

Thồm lồm, có tên khoa học là Polygonum sinense L., còn được gọi với tên khác như Mía bẻm, mía nung, chuồng chuồng, đuôi tôm, cây lôm, mía giò, săm koy (Luang Prabang); họ rau răm (Polygonaceae).

Thồm lồm được phân bố chủ yếu ở các quốc gia như Lào, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... Tại Việt Nam, thường gặp mọc hoang ở các khu vực đồng bằng, rừng thưa. Thồm lồm có thể sống trên đất ruộng, bụi cây hay bờ rào ven đường.

Thồm lồm là cây thân thảo, mọc đứng, mọc bò hoặc leo và sống dai. Thân nhẵn màu đỏ nâu, có rãnh chạy dọc, có thể mọc dài khoảng 2 - 3m để leo lên cây cao. Vì thân có vị ngọt nên trâu, bò rất thích. Lá nguyên có hình bầu dục hay hơi thuôn, ở phần ngọc hẹp hơn, mọc so le. Cuống lá hình bầu hơi tròn, lá mọc phía trên có kích thước nhỏ hơn, gần như không có cuống mà ôm hẳn vào thân. Chiều dài của lá khoảng 4 - 7cm, chiều rộng từ 3 - 5cm, ở phía dưới có 2 tai nhỏ tròn. Bẹ chìa mỏng ôm lấy khoảng 2/3 đốt.

Cụm hoa có hình đầu, mọc thành chùm xim, ở đầu dài 5-7cm, mang nhiều hoa. Cuống hoa phủ nhiều lông, có bạch tiết. Hoa màu trắng nhỏ, thường ra hoa từ tháng 6 - 8.

Quả nhỏ có 3 cạnh thuôn dài, ở giữa có hạch cứng, khi chín có màu đen. Mùa ra quả thường vào tháng 9 - 10.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cây Thồm lồm mọc quanh năm, có thể thu hái toàn bộ thân cây và lá tươi để làm thuốc. Đem đi chế biến hoặc phơi khô để sử dụng.

Đối với dược liệu thu hái tươi nên sử dụng ngay trong ngày. Còn với dược liệu đã được sấy khô thì bảo quản trong túi kín và để ở những khu vực khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong Thồm lồm có chứa nhiều hoạt chất bao gồm myricyl alcol, rubin, oxymethylanthraquinon, rheum emodin, anthraquinone, glucoside. Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy vitamin C và caroten có trong thồm lồm.

Tác dụng - Công dụng

Theo Đông y, cây Thồm lồm có tính mát, vị chua, ngọt. Quy kinh Tỳ, Can và Đại trường. Dược liệu này có công dụng tiêu độc, thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu, lương huyết, tiêu phù, minh mục thoái mờ.

Thồm lồm được sử dụng để chữa đau dạ dày, trị mụn nhọt, lở ngứa, kinh phong, sưng lở, viêm da, kiết lỵ, bạch đới, viêm gan, viêm ruột, đục giác mạc, viêm họng, bạch hầu. Tại Ấn Độ, loại dược liệu này có công dụng chữa vết thương và chống bệnh scorbut.

Có thể sử dụng thồm lồm chế biến để chữa các bệnh như:

  • Lỵ, viêm đường ruột.

  • Mụn nhọt, vết thương, chốc lở, rắn cắn.

  • Viêm gan, đục giác mạc.

  • Viêm amidan, viêm họng, ho gà, bạch hầu.

  • Nấm âm đạo, viêm vú, bạch đới.

  • Gây nôn khi bị ngộ độc.

Theo y học hiện đại

Một số thành phần hoạt chất có trong cây Thồm lồm đã được ghi nhận có công dụng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Do đó, có thể sử dụng chữa các bệnh ngoài da do liên cầu khuẩn, chẳng hạn như chốc mép, chốc đầu, eczema nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, ở Indonesia, nước ép từ cây Thồm lồm có thể giúp là có thể cải thiện triệu chứng của một số bệnh ở mắt.

Cách dùng - Liều dùng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể sử dụng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Giã nát rồi chắt nước uống, đem phơi khô sắc lấy nước uống hay dùng ngoài. Một số người còn giã tươi để đắp ngoài da.

Liều dùng thông thường được khuyến cáo hàng ngày là 12 – 20g ở dạng thuốc sắc. Đối với trường hợp dùng ngoài thì không quy định liều lượng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thồm lồm:

Viêm nang lông: Sử dụng 20g Thồm lồm gai và 15g Bồ công anh, đem sắc lấy nước uống trong ngày. Ngoài ra, có thể phối hợp bài thuốc bôi ngoài theo tỷ lệ: Thồm lồm gai 2:1 Ô tặc cốt (mai mực). Đem cả 2 dược liệu đi tán thành bột mịn, trộn vào 1 ít dầu vừng. Khi bôi, dùng bông chấm thuốc lên vị trí vết thương, viêm nang lông. Tiến hành từ 3 – 4 lần/ngày.

Chốc đầu: Nấu lá trầu cùng nước, lấy rửa sạch vùng da đầu bị chốc. Giã nhuyễn 30g lá Thồm lồm gai, vắt lấy phần nước cốt và bôi lên vùng da này. Mỗi ngày thực hiện 2 lần cho tới khi khỏi bệnh.

Mụn nhọt: Dùng 20g lá Thồm lồm gai và 10g lá Khổ sâm, đem sắc với nước uống 2 lần/ngày. Song song, giã nhuyễn lá Thồm lồm gai và đắp lên chỗ bị mụn nhọt mỗi 2 lần/ngày cho tới khi khỏi bệnh.

Viêm da đầu: Sử dụng 100g Thồm lồm gai và 30g lá Thông đuôi ngựa, đem rửa sạch và thái nhỏ. Sắc hỗn hợp này lấy nước dùng gội đầu, có thể gội hàng ngày hoặc cách ngày.

Lở ngứa: Sử dụng 20g lá Thồm lồm gai, 15g Rau sam, 15g Kinh giới, 8g hoa Kim ngân. Sử dụng đồng thời tất cả các vị này cho vào nồi, nấu nước để tắm 2 lần/ngày cho tới khi khỏi bệnh.

Xơ gan: Sử dụng 20g Thồm lồm gai, 10g Đại phúc bì, 12g Thổ phục linh 12g, 10g Kim tiền thảo, 15g Nhân trần, 6g Hoàng liên, 10g Cỏ seo gà, 10g Mộc hương. Đem tất cả, rửa sạch và cho vào nồi. Thêm 700ml nước và sắc cho tới khi còn 250ml. Chia ra 3 lần uống trong ngày. Mỗi lộ trình tiến hành thực hiện 10 ngày.

Chữa lỵ: Sử dụng 12g cây Thồm lồm. Đem dược liệu rửa sạch và cho lên chảo nóng sao vàng. Sau đó, sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.

Chữa chốc mép, chốc đầu, chàm nhiễm khuẩn: Sử dụng 5kg lá Thồm lồm tươi. Rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng 10 lít nước cho tới khi còn 2 lịt. Bỏ bã và tiếp tục cô thành cao. Sử dụng cao bôi trực tiếp lên vùng da có tổn thương từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Có thể kết hợp với sử dụng lá tươi đun lấy nước tắm. Tránh kỳ cọ mạnh khi tắm và thoa thuốc.

Lưu ý

Cây thồm lồm có công dụng tốt trong Y học nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng. Nhiều bài thuốc lưu truyền chỉ là kinh nghiệm dân gian, vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Tốt nhất, trước khi thực hiện bất kỳ bài thuốc nào cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
CHI TỬ

CHI TỬ

Chi tử là quả phơi hay sấy khô của cây dành dành. Loại thảo này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ nhiệt, minh mục, trừ khát, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng tấy, đau do chấn thương / bong gân, nôn ra máu, ho. dùng chữa tỳ vị hư hàn, sốt cao hoặc tiêu chảy mà không sốt nhẹ.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
CÂY BẦN

CÂY BẦN

Cây bần, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bần sẻ, bần chua, hải đồng. Bần là loài thực vật sinh sống và phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Ngoài tác dụng chắn sóng và chống sạt lở đất, cây bần còn được sử dụng để nấu canh và chữa chứng bong gân, bầm tím do ứ máu, tiểu tiện không thông,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator