CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CANH CHÂU

Đặc điểm tự nhiên

Cây Canh châu là một loại cây nhỏ, có nhiều nhánh nhỏ. Trên cành có nhiều gai nhỏ và ngắn, những cành non có những sợi lông nhỏ. 

Lá cứng và dai, ở phía trên cành mọc đối, phía dưới mọc cách rời nhau. Phiến lá có hình trái xoan dài khoảng 10 cm và rộng khoảng 10 – 35 cm. Mép lá có răng cưa nhỏ, đầu lá nhọn, phía cuống lá hơi tròn. 

Hoa dài, mọc thành từng cụm ở ngọn hoặc kẽ lá. Đài hoa màu lục hoặc trắng, đối những hoa còn non, đài hoa có lông mịn. 

Quả hình cầu, khi chín quả chuyển sang màu đen, phần thịt có màu hơi đen, kèm theo vòi nhụy và lá đài. Hạt có vỏ nhẵn bóng, màu xám sáng.

Cây châu canh được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thuộc nước Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ta, loại cây cũng được tìm thấy rải rác ở một số địa phương. Cây mọc ở ven rừng, dọc theo bờ suối, nơi đất nâu, cát ẩm ướt, hoặc thường học xen lẫn với một số cây bụi dại khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Cành, lá và rễ của cây canh châu đều được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Người ta thường thu hái cành và lá vào mùa xuân, còn rễ được thu hái vào mùa đông.

Chế biến: Đem những lá cây, cành và rễ rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho khô, cất trữ và để dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên cất trữ trong bao bì và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về cây canh châu đã phát hiện ra trong cây dược liệu có chứa nhiều hoạt chất. Cụ thể, thành phần có chứa: Friedelin, acid Syringic, Daucosterol, acid Glucosyringic, Taxaxasterol.

Tác dụng

Trong Đông Y, cây canh châu có tác dụng lương huyết, giải độc, thanh nhiệt. Với chính những tác dụng trên, dược liệu này được dân gian sử dụng để chữa đậu mùa, ban sởi, kiết lỵ, chữa ghẻ lở, độc tố trong cơ thể không thoát được.

Công dụng

Cây canh châu có vị đắng, hơi chua, tính mát sẽ có các tác dụng sau:

+Điều trị trẻ em sưng mặt, ban da, bị bệnh sởi, sốt ho khát nước.

+Điều trị sởi chậm mọc.

+Điều trị lở ngứa, mụn nhọt do nhiệt, rôm sảy gây ngứa ngáy, sưng đỏ.

+Điều trị vết thương lâu liền miệng(dùng với vết thương nhỏ và không quá sâu).

+Hỗ trợ điều trị bệnh sởi.

Liều dùng

Ngày dùng 10-20g sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng bài thuốc từ canh châu cho người đại tiện lỏng và có tỳ vị hư hàn.

+Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator
DẦU HẠT CẢI

DẦU HẠT CẢI

Cây cải dầu là một loại cây lấy dầu thực vật. Thường được gọi là hạt cải dầu (hoặc cải dầu). Nó được sử dụng rộng rãi như nguồn cung cấp dầu, protein cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. Ngoài ra còn là một phương thuốc chữa bệnh. Hoa cải dầu với màu sắc đa dạng dùng trang trí cũng rất thu hút. Mọi bộ phận của hạt cải dầu đều hữu ích.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator