CÁNH KIẾN ĐỎ

Cánh kiến đỏ được sử dụng trong bài thuốc dân gian và cả trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là chất nhựa màu đỏ được tiết ra bởi loài Rệp son cánh kiến đỏ. Nó có vị đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc,... Cánh kiến đỏ còn có tên gọi khác là Tử giao, Xích giao, Tử thảo nhung, Hoa một dược, Tử ngạnh, Dương cán tất, Tử trùng giao. Thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae).

daydreaming distracted girl in class

CÁNH KIẾN ĐỎ

Đặc điểm tự nhiên

Rệp son cánh kiến là loài côn trùng có kích thước rất nhỏ, dài 0.6 – 0.7mm, rộng khoảng 0.3 – 0.35mm hình trông giống thuyền nhỏ. Đầu kiến có 2 râu và vòi nhỏ ở miệng để hút nhựa từ cây. Trên đầu có 2 râu, miệng có vòi nhỏ để hút nhựa. Thân gồm có 2 đôi lỗ thở, 3 đôi chân, bụng dài, ngực gồm có 3 đốt và phía cuối thân có 2 lông dài, cứng.

Rệp son cánh kiến gồm có con cái và con đực, có cánh nhưng khoảng cách bay không xa. Tuy nhiên một số con đực sinh ra không cánh nên chủ yếu di chuyển bằng cách bò. Trong đó, rệp son cánh kiến cái cho vị thuốc cánh kiến đỏ còn con đực cho nhựa mỏng, nhỏ và không có dược tính mạnh nên hầu như không được sử dụng.

Con đực có tuổi đời chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày (thường chết sau khi giao phối). Sau khi con đực chết thì con cái phát triển mạnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Nhựa do rệp son cánh kiếm tiết ra.

Thu hái: Thu hoạch Cánh kiến đỏ thường rơi vào 2 vụ, từ tháng 8 – 10 và từ tháng 9 – 10 hằng năm. Muốn thu hoạch cánh kiến đỏ số lượng cần chọn cây cung cấp thức ăn cho rệp son cánh kiến, sau đó thả rệp son cánh kiến vào tháng 4 – 5 hằng năm.

Chế biến: Khi đến thời điểm thu hoạch, gỡ bỏ tổ rồi bỏ cành cây và cho tổ vào ngâm trong nước 2 ngày đêm. Đem trải phơi nơi thoáng gió và có bóng râm khi nào rệp chết hết. Tránh phơi và sấy ở nhiệt độ cao vì có thể khiến tổ kiến chảy ra và đóng thành cục.

Thành phần hóa học

Trong dược liệu có chừng 75% chất nhựa, 4 – 6% chất sáp, 5 – 6% chất màu, tạp chất khác (mảnh gỗ, xác rệp son) chừng 9%, độ ẩm chừng 3,5%. Thành phần của nhựa cánh kiến chủ yếu là những chất cao phân tử do lactic của acid shellolic và acid alcuritic. 

Tác dụng

Trước đây dược liệu này được dùng làm thuốc nhuộm răng đen và dùng gắn những cán hay, lưỡi cày. Nhưng sau này thì dần ít được sử dụng vì nhu cầu tục nhuộm răng giảm đi.

Trong y học hiện đại, Cánh kiến đỏ được sử dụng để làm lớp tráng bên trong các dụng cụ trữ nước tiểu và chế tạo khuôn răng giả. Một số nơi còn bắt đầu sử dụng dược liệu để làm vật dụng cách điện, làm nón nỉ, keo xịt tóc, pha chế các chất sáp/ chất hóa học để làm bóng sàn nhà. 

Công dụng

Tính vị theo đông y là vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, cầm máu, đậu chẩn. 

Liều dùng

Ngày dùng 4 – 6g.

Lưu ý: Sốt mà không có mồ hôi khi dùng cần phải thận trọng.

Có thể bạn quan tâm?
DUỐI

DUỐI

Cây duối, hay còn được biết đến với những tên gọi: Duối nhám, ruối, may xói, hoàng anh mộc, duối dai. Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
Ô TẶC CỐT

Ô TẶC CỐT

Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này.
administrator
MÃ TIÊN THẢO

MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.
administrator
BẠCH TRUẬT

BẠCH TRUẬT

Bạch truật, hay còn được biết đến với những tên gọi: Truật, sinh bạch truật, sơn khương, sơn liên, mã kế, dương phu, phu kế, sơn tinh, ngật lực già, thổ sao bạch truật, đông truật,... Bạch truật là vị thuốc đông y được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa cũng như làm đẹp. Vị thuốc Bạch truật được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm nhiều công dụng mới của bạch truật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ ĐUÔI LƯƠN

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator