CÚC BÁCH NHẬT

Cúc bách nhật, loại dược liệu được cho là có vị ngọt, tính bình giúp hạ huyết áp, trị tiêu lỏng ở trẻ em, chữa hen suyễn, giảm ho. Vị thuốc này thường được sử dụng uống đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với các thảo dược khác với liều lượng từ 6 – 12g.

daydreaming distracted girl in class

CÚC BÁCH NHẬT

Giới thiệu về dược liệu

Cúc bách nhật, loại dược liệu được cho là có vị ngọt, tính bình giúp hạ huyết áp, trị tiêu lỏng ở trẻ em, chữa hen suyễn, giảm ho. Vị thuốc này thường được sử dụng uống đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với các thảo dược khác với liều lượng từ 6 – 12g.

  • Tên gọi khác: Bách nhật bạch, Nở ngày, Thiên kim hồng, Hoa bi, Bách nhật hồng, Bạch nhật, Thiên nhật hồng.

  • Tên khoa học: Gomphrena globosa

  • Họ: Dền – Amaranthaceae

Đặc điểm của cây thuốc

Cúc bách nhật là cây thân thảo sống hàng năm. Thân cây này nhỏ, phân nhánh và hình trụ, vỏ ngoài thô, màu hoa cà, màu xanh lam. Chiều cao trung bình của cây trưởng thành khoảng 40-60 cm.

Bên ngoài cơ thể có lông mềm. Cành hơi vuông. Cả thân và cành đều bị chẻ đốt. Các đốt có xu hướng lớn hơn các bộ phận thân. Lá cúc là loại lá đơn, đầu nhọn hoặc hơi cùn. Các lá mọc đối nhau ở hai bên cành hay gốc. Cuống lá ngắn, khoảng 0,5-1 cm. Phần trên và phần dưới được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ. Các lá dài 5-10 cm, rộng 2-5 cm. Các lá có phiến lá hình trứng.

Hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau. Nó có thể có màu trắng, tím, đỏ hoặc hồng. Đường kính hoa từ 1,5-2 cm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Loại cây này được tìm thấy ở hầu hết các nước nhiệt đới, nhiều nhất phải kể đến Việt Nam hoặc Trung Quốc. Cây cúc bách nhật được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Cụm hoa là bộ phận có giá trị dược liệu cao của cúc bách nhật, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền.

Thu hái – Tiền xử lý

Bông hoa được hái mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho đến khi khô hẳn, chúng thường được thu hái vào mùa Hạ hoặc mùa Thu.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu thành phần của cụm hoa cúc bách nhật, các nhà khoa học chiết được một số chất như: Izoamaranthin, betaxyamin và amanthin. Riêng betaxyamin bao gồm các loại:

  • GomphreninI

  • Gomphrenin II

  • Gomphrenin III

  • Gomphrenin V

  • Gomphrenin VI

Cúc bách nhật là một loại hoa không những được sử dụng để làm cảnh mà còn là loại dược liệu rất có ích

Tác dụng - Công dụng

Tính vị

  • Tính bình

  • Vị ngọt

Tác dụng dược lý của cúc bách nhật

Dược liệu cúc bách nhật có công dụng làm mát tạng can, tán ứ, giảm ho, hạ áp, làm sáng mắt, bình suyễn.

Chủ trị

Cúc bách nhật được sử dụng trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Ho

  • Viêm phế quản

  • Huyết áp cao

  • Viêm loét da

  • Hen suyễn

  • Đau đầu do phong hỏa

  • Bệnh kiết lỵ

  • Suy giảm thị lực

  • Chướng bụng, tiêu lỏng ở trẻ em

Cách dùng - Liều dùng

Mỗi ngày từ 6 – 12g tùy theo đối tượng và mục đích trị bệnh

Bài thuốc sử dụng cúc bách nhật

Chữa trẻ em hay khóc về đêm

  • Đem sắc hỗn hợp cụm hoa cúc bách nhật 5g, xác ve sầu 3g, cúc hoa 2g. Có thể thêm ít đường cho dễ uống.

Chữa ho, ho ra máu, ho lao, ho gà

  • Đem sắc hỗn hợp cụm hoa cúc bách nhật 10g, long nha thảo 9g để sử dụng.

Chữa tình trạng hen suyễn, viêm khí phế quản

  • Đem sắc thành bột hỗn hợp cụm hoa cúc bách nhật 6g, bảy lá 1 hoa 6g, lá nhót 10g, tỳ bà diệp 6g sử dụng 2 lần uống trong ngày.

Chữa mắt mờ, mắt đỏ sưng đau, trẻ em kinh phong

  • Đem sắc hỗn hợp cụm hoa cúc bách nhật 15g, cầu đàng 15g, cương tầm 6g, cúc hoa 2g. Có thể dùng độc vị hoa 2g sắc uống để chữa mắt mờ, trẻ em kinh phong.

Lưu ý

Không dùng cúc bách nhật cho:

  • Đối tượng bị dị ứng với một trong các thành phần của cúc bách nhật

  • Người bị huyết áp thấp

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU TRẦU KHÔNG

TINH DẦU TRẦU KHÔNG

Trầu không có tên khoa học là Piper betle L., là một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như chăm sóc sức khỏe. Tinh dầu trầu không được ghi nhận có công dụng kích thích tiêu hóa, tắc sữa, trị hôi miệng, viêm kết mạc, chữa lành vết thương, bổ phổi, trị ho, khó thở, kháng nấm… Đây là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong y hõ cổ truyền để diệt nấm Candida, thường gặp gây bệnh nấm âm đạo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu trầu không và những công dụng của nó nhé.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHÈ DÂY

CHÈ DÂY

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) là một trong những loại thảo dược lành tính của núi rừng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc chữa bệnh dạ dày.
administrator