GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

GAI BỒ KẾT

Đặc điểm tự nhiên

Bồ kết là 1 loại cây gỗ có thể cao tới 5 – 10m. Cây có gai cứng, to, chia nhánh. 

Lá bồ kết mọc so le nhau, thường 2 lần kép lông chim và mang 3 – 4 cặp lá chét bậc nhất. Mỗi lá chét bậc nhất lại gồm 6 – 8 cặp lá chét bậc 2. Phần mặt trên của phiến lá chét có lông, đầu tròn hoặc lõm, gốc lá lệch. Mép lá có răng cưa nhỏ.

Cụm hoa mọc thành từng chùm ở nách lá hoặc ở ngọn. Hoa tạp tính gồm 5 lá đài và 5 cánh hoa có lông dài ở mặt trong. Hoa cái hay hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu dính và phủ lông sét. Còn hoa đực có 10 nhị và không có bầu.

Quả cứng, khi chín sẽ có màu nâu đen. Mỗi quả chứa khoảng 10 – 12 hạt màu nâu.

Dược liệu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc như Hoa Đông, Hoa Bắc, Tứ Xuyên, Trung Nam, Quý Châu… Riêng ở nước ta, cây bồ kết mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Điển hình nhất là ở đảo Cát Bà – Hải Phòng, mỗi năm nơi đây sản xuất tới 40 tấn bồ kết.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Gai bồ kết là phần được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Gai Bồ kết được thu hoạch quanh năm. Chọn những cụm gai tươi trên thân hoặc cành. Khi thu hoạch chỉ cần dùng dao lau sạch, lau khô và cắt thành từng miếng nhỏ. Không sử dụng những cây gai đã chết trên cây lâu ngày.

Chế biến: Gai Bồ kết sau khi thu hoạch được thái mỏng và phơi khô. Ở một số nơi, Gai bồ kết được đập thành sao, sau đó nghiền thành bột, cho vào hộp, có thể sử dụng lâu dài.

Dược liệu khi đã qua sơ chế khô cần cho vào túi kín để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Gai Bồ kết có chứa một số hợp chất, chủ yếu là các saponin triterpenoid. Bao gồm: Gledigenin, glenidin, gleditschia saponin ceryl alcohol, nonacosane, stigmasterol, sitosterol, flavonoids, phenols, amino acids.

Tác dụng

+ Tác dụng ức chế đáng kể trên mô hình phù chân ở chuột với liều 100 mg/kg. Hơn nữa, chiết xuất nước Tạo giác thích làm giảm sự biểu hiện của cyclooxygenase (COX-2). Đồng thời, giảm đáng kể PGE2, yếu tố hoại tử khối u TNF-alpha, sự sản xuất interleukin IL-1beta và IL-6 trong các đại thực bào được hoạt hóa bằng LPS.

+Tác dụng chống oxy hóa qua việc ức chế sản xuất ROS trong các tế bào do LPS gây ra.

Ngoài các tác dụng kể trên, Gai bồ kết cũng được nghiên cứu với các công dụng chống oxy hóa, chống dị ứng, chống khối u.

Công dụng

Gai bồ kết có vị cay, tính ôn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị mụn nhọt giai đoạn hóa mủ.

+Điều trị viêm tuyến vú.

+Điều trị mụn trứng cá.

+Điều trị huyết ứ.

+Hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt.

+Hỗ trợ điều trị bệnh giang mai.

+Điều trị viêm mũi, kèm tắt nghẹt, khó thở.

+Điều trị đau nhức chân răng, có thể có mủ.

+Điều trị kiết lỵ ra máu.

+Điều trị sưng đau vú ở phụ nữ.

+Điều trị áp xe tuyến vú.

Liều dùng

Dược liệu gai bồ kết được sử dụng với nhiều cách khác nhau. Có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp với các vị thuốc khác tùy thuộc vào từng bài thuốc. Sắc uống, tán bột làm hoàn là những cách dùng phổ biến nhất. Liều dùng được khuyến cáo là 3 – 10g/ngày, tuy nhiên có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai không được sử dụng dược liệu.

+Kiêng kị đối với những người âm hư hỏa vượng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator
CẦN TÂY

CẦN TÂY

Cây cần tây là một loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam. Không những vậy, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng như: làm thuốc lợi tiểu, thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh, chữa bệnh huyết áp, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể,…
administrator
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
RAU MUỐNG

RAU MUỐNG

Theo Y học cổ truyền, rau muống tính mát, vị nhạt, hơi ngọt nhẹ thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ thống tiêu hóa, điều trị đái tháo đường, dùng ngoài để đắp vào các vết loét do bệnh Zona, hỗ trợ chứng thiếu máu, điều trị một số bệnh lý về gan.
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
VẠN TUẾ

VẠN TUẾ

Vạn tuế (Cycas revoluta) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Tuế (Cycadaceae). Từ lâu, cây vạn tuế đã được sử dụng trong Y học cổ truyền của các nước như Nhật Bản và Trung Quốc để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vạn tuế được đánh giá là có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giảm đau đầu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và bảo vệ gan.
administrator
MUỒNG TRÂU

MUỒNG TRÂU

Tên khoa học: Senna alata L Họ: Đậu (Fabaceae) Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
administrator