NGŨ VỊ TỬ

Ngũ vị tử là dược liệu có lẽ quá đỗi quen thuộc đối với ông cha ta. Đây là một loại gia vị giúp góp phần tạo nên sự hấp dẫn của các món ăn của gia đình và cũng là một vị thuốc khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền được dùng để chữa trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

NGŨ VỊ TỬ

Giới thiệu về dược liệu Ngũ vị tử

- Ngũ vị tử là dược liệu có lẽ quá đỗi quen thuộc đối với ông cha ta. Đây là một loại gia vị giúp góp phần tạo nên sự hấp dẫn của các món ăn của gia đình và cũng là một vị thuốc khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền được dùng để chữa trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau. Những công dụng của vị thuốc này đã được nghiên cứu chứng minh bằng các nghiên cứu dược lý hiện đại và áp dụng vào quy mô sản xuất công nghiệp để cho ra những chế phẩm nổi tiếng trên thị trường.

- Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.

- Họ khoa học: Schisandraceae (họ Ngũ vị).

- Tên gọi khác: Ngũ mai tử, Huyền cập, Sơn hoa tiêu,…

Tổng quan về dược liệu Ngũ vị tử

- Dược liệu Ngũ vị tử được sử dụng rất nhiều tại Trung Quốc, thậm chí ở Việt Nam còn phải nhập hàng xuất khẩu từ đất nước này. Tuy nhiên những nghiên cứu đầu tiên để chứng minh tác dụng của vị thuốc này bắt đầu từ nước Nga vào những năm 1940 – 1960. Hiện tại, dược liệu được sử dụng ở rất nhiều nước thuộc khu vực châu Á như Nga, Mông Cổ, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

- Sở dĩ có cái tên Ngũ vị tử vì khi người ta ăn quả của loài cây này thì cảm nhận được rất nhiều vị ở trong miệng: mặn, ngọt, chua, cay và đắng. Tuy nhiên tùy theo bộ phận của cây sẽ có vị khác nhau khi sử dụng. Quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây, có thể ngâm rượu, chế biến thức ăn hay bào chế thành một số dạng thuốc để sử dụng

Mô tả về dược liệu Ngũ vị tử

- Ngũ vị tử là dạng dây leo, kích thước to. Chiều dài có thể lên đến 7 m. Cành có nhiều nốt sần trên bề mặt và có màu nâu, các cành non hơi có cạnh. 

- Lá Ngũ vị tử có dạng hình trứng, mọc so le, lá dài từ 5 – 11 cm và rộng 3 – 8 cm. Mép lá có răng cưa, mặt trên màu lục sậm hơn mặt dưới. 

- Hoa Ngũ vị tử là hoa đơn tính, tràng hoa có từ 6 – 9 cánh hoa, màu vàng hay vàng trắng, mùi rất thơm.

- Quả Ngũ vị tử có dạng hình cầu, rất mọng nước. Khi còn non có màu xanh và chuyển sang màu đỏ thẫm khi chín, mỗi quả chứa từ 1 – 2 hạt.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: chính là quả của Ngũ vị tử (tên khoa học là Frutus Schisandra chinensis). 

- Thu hái: để thu được quả có hàm lượng hoạt chất cao nhất, người ta thường lựa chọn mùa thu hoạch là mùa thu.

- Chế biến: 

  • Quả sau khi được thu hoạch được đem về rửa sạch để loại bỏ tạp chất, nhặt bỏ đi phần cuống. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy để thu được dược liệu khô.

  • Dược liệu khô có thể dùng sống hoặc bào chế theo cách khác tùy mục đích sử dụng, một số cách bào chế dược liệu theo tài liệu tham khảo: 

+ Chế với giấm: Ngũ vị tử trộn với một lượng vừa đủ giấm, cho vào nồi kín và nấu cho đến khi có màu đen. Sản phẩm sau đó đem đi sấy khô và sử dụng. Tỉ lệ 100 kg Ngũ vị tử cần 20 L giấm.

+ Chế với rượu: trộn Ngũ vị tử cùng với rượu (tỉ lệ 5:1) sau đó đun cách thủy cho đến khi rượu bay hơi hết và quả Ngũ vị tử có màu đen, sau đó đem phơi hay sấy khô và sử dụng.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của quả Ngũ vị tử gồm các hợp chất thuộc các nhóm chất sau: 

- Tinh dầu: gồm các hợp chất có cấu trúc sesquiterpen, aldehyde, và aceton. Tinh dầu có mùi giống mùi chanh

- Lignan: là thành phần có nhiều tác dụng nhất trong Ngũ vị tử, với hàm lượng chiếm khoảng 7,2 – 19,2%, chủ yếu là các dẫn xuất Dibenzo-[a,c]-cyclooctene (schisandrol A/B, schisandrin A/B/C, schisantherin A-E)

- Ngoài ra trong Ngũ vị tử còn chứa các thành phần khác có tác dụng sinh học như các polysaccharide, các acid hữu cơ, terpenoid, vitamin,…

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Ngũ vị tử

Ngũ vị tử có các tác dụng dược lý như:

- Tác động chữa trị và phòng ngừa bệnh Alzheimer: theo các nghiên cứu, hợp chất lignan trong Ngũ vị tử là Schisandrin B có nhiều tác động đối với các quá trình tiến triển của bệnh lý này. Nghiên cứu chỉ ra hợp chất này ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám amyloid – yếu tố thúc đẩy bệnh Alzheimer. Ngoài ra hợp chất này cũng có quá trình chống oxy hóa và chống viêm, giúp bảo vệ tế bào thần kinh của cơ thể khỏi các tác động của các gốc tự do oxy hóa (ROS). 

- Tác động bảo vệ và phòng chống các bệnh về gan của cơ thể: quả Ngũ vị tử có chứa nhiều lignan, các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các quá trình này. Ngoài ra các nghiên cứu chỉ ra quả Ngũ vị tử còn cho tác động kháng khuẩn, giúp bảo vệ gan khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus và vi sinh vật.  Ngoài ra Ngũ vị tử còn cho tác dụng kích thích hệ thống chuyển hóa cytochrom P450 của gan, tăng cường sự đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra trong các nghiên cứu ở bệnh viêm gan mạn tính, Ngũ vị tử có tác dụng phục hồi chức năng gan, làm giảm nồng độ ALT huyết thanh trong cơ thể.

- Tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp: nghiên cứu chỉ ra dịch chiết từ quả cây Ngũ vị tử cho tác dụng làm giảm sức cản của mạch máu, tăng sức bền thành mạch. Ngoài ra, dược liệu còn cho tác dụng tăng cường sản xuất nitơ oxide (NO) của tế bào nội mô, từ đó giúp cho việc lưu thông máu ở các mạch máu được thuận lợi hơn.

- Tác dụng đối với hệ thần kinh: Ngũ vị tử cho tác dụng cải thiện tình trạng trầm cảm ở chuột thí nghiệm trong nghiên cứu in vivo. Ngoài ra, dược liệu còn có hoạt tính giống Adaptogen, giúp cơ thể giải tỏa những áp lực từ việc lo lắng, căng thẳng.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của Ngũ vị tử

- Tính vị: vị chua chát, tính ấm.

- Quy kinh: vào Phế và Thận.

- Công năng: bổ phế, làm giảm ho, trừ suyễn, giảm tiêu chảy,…

- Chủ trị:

  • Dùng để chủ trị trong những trường hợp: Ho lâu ngày không khỏi, ho do hen suyễn, ho khan. Ngoài ra còn có tác dụng cường dương, trị liệt dương và mệt mỏi.

  • Ngũ vị tử còn có tác dụng trị tiêu chảy kéo dài, tiêu khát, trị chứng đánh trống ngực và mất ngủ.

Cách dùng – Liều dùng của Ngũ vị tử

- Cách dùng: 

  • Có thể sử dụng dưới nhiều cách khác nhau, có thể dùng riêng lẻ hay phối hợp với các dược liệu khác để cho tác dụng tùy vào mục đích sử dụng. 

  • Quả Ngũ vị tử có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Ngoài ra có thể dùng để ngâm rượu uống hoặc bào chế thành dạng thuốc viên để uống.

- Liều dùng: theo các tài liệu tham khảo từ 1,5 – 6 g mỗi ngày.  

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Ngũ vị tử

- Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh: 

  • Chuẩn bị: 30 g Ngũ vị tử, 10 – 20 g Nhân sâm, 30 g Câu kỷ tử và 500 mL rượu.

  • Tiến hành: các vị thuốc trên đem đi ngâm rượu trong vòng một tuần. Sử dụng khoảng khoảng 15 – 20 mL mỗi ngày và uống trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc chữa hen suyễn: 

  • Chuẩn bị: 30 – 50 g Ngũ vị tử, 9 – 12 g Địa long và 30 – 80 g Ngư tinh thảo.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi ngâm trong nước khoảng 4 giờ. Sau đó sắc thuốc nhỏ lửa, sắc 2 lần cho đến khi còn 250 mL, chia làm 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Ngũ vị tử

Ngũ vị tử tuy là dược liệu ít độc, được sử dụng phổ biến, tuy nhiên khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, tránh tự ý sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
CỦ NÂU

CỦ NÂU

Củ nâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây tẽn, củ nầng, thự lương, má bau, giả khôi, vũ dư lương. Củ nâu hay được biết đến như một loại củ dùng để nhuộm nên những loại vải thổ cẩm của miền sơn cước. Tuy nhiên ít ai biết đây cũng là một vị thuốc được dân gian sử dụng với tác dụng trị tiêu chảy, kiết lị. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
THĂNG MA

THĂNG MA

Thăng ma là một loại thảo dược được dùng rất nhiều trong Đông y để làm các bài thuốc chữa bệnh từ rất lâu. Tên gọi Thăng ma bắt nguồn từ tính chất bốc hơi lên trên (thăng) cộng với hình dáng ngọn và lá hơi giống cây gai (ma). Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc tính của cây Thăng ma cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý trong bài viết sau đây.
administrator
SƠN THÙ DU

SƠN THÙ DU

Sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.
administrator
NGŨ TRẢO

NGŨ TRẢO

Ngũ trảo là một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước khác thuộc khu vực châu Á. Một số tác dụng của dược liệu đã được chứng minh bằng các nghiên cứu dược lý hiện đại. Cây được sử dụng trong các bài thuốc trị đau khớp và một số bệnh khác và cho tác dụng rất tốt.
administrator