HOẠT THẠCH

Hoạt thạch là một loại chất khoáng màu trắng, dùng trong Y học dân gian, Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Hoạt thạch có các công dụng như dùng làm phấn rôm, công dụng thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi tiểu, dùng bảo vệ niêm mạc và da, sốt, viêm ruột,...

daydreaming distracted girl in class

HOẠT THẠCH

GIỚI THIỆU HOẠT THẠCH

Hoạt thạch là một loại chất khoáng màu trắng, dùng trong Y học dân gian, Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Hoạt thạch có các công dụng như dùng làm phấn rôm, công dụng thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi tiểu, dùng bảo vệ niêm mạc và da, sốt, viêm ruột,...

  • Tên thường gọi: Hoạt thạch

  • Tên gọi khác: Hoạt thạch phấn, Nguyên hoạt thạch, Bột talc, Tan,...

  • Tên khoa học: Talcum

Hoạt thạch là một loại khoáng vật có tác dụng thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, lợi tiểu…

MÔ TẢ

Hoạt thạch là một loại khoáng vật dạng đá cục to hay nhỏ (không đều). Những cục đá này có màu trắng, vàng, xám hoặc màu lam nhạt, sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Hoạt thạch không mùi, không vị.

Tán nhuyễn hoạt thạch được bột mịn, loại bột này còn được gọi là bột talc. 

Bột talc có màu trắng mịn, nhẹ, đồng nhất, sờ trơn mát, mịn; không tan trong nước, ethanol 96 % và trong các dung dịch acid loãng hay hydroxyd kiềm loãng.

CHẾ BIẾN

Loại bỏ đá tạp trên hoạt thạch, rửa sạch, đem nghiền thành bột mịn hoặc dùng phương pháp thủy phi làm ra bột mịn, phơi khô ở nơi mát.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Bột talc tinh khiết có công thức phân tử là Mg3Si4O10(OH)2. Hoạt thạch là một chất khoáng có thành phần là magiê silicat 3MgO.4SiO2.H2O. Tỷ lệ MgO trong đó là 31,7% (thường có lẫn FeO hoặc Al2O3); 63,5% là SiO2 và 4,8% là H2O (nước). Ngoài ra hoạt thạch còn chứa một lượng các chất khoáng khác nhau, nhiều nhất là các clorit (nhôm hydrat và magnesi silicat), magnesit (magnesi carbonat), calcit (calci carbonat) và dolomit (calci và magnesi carbonat).

TÁC DỤNG - CÔNG DỤNG

Bột talc hạt nhỏ, tổng bề mặt lớn nên hút được liều lượng lớn chất độc và các chất hóa học, kích thích bảo vệ niêm mạc và da. Nên khi dùng uống thuốc, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột bị viêm, cầm nôn và tiêu chảy, hạn chế được sự hấp thu chất độc của ruột.

Hoạt thạch hay bột talc là một loại khoáng chất có ứng dụng rộng rãi trong đời sống, dùng để trị rôm sảy mẩn ngứa ngoài da, các chứng sốt, viêm ruột, lợi tiểu, tiểu tiện ra máu, chữa bệnh vàng da, viêm niệu đạo, đau buốt khi tiểu tiện vì sỏi ở bàng quan,...

Từng có nhận xét trước đây rằng hoạt thạch có thể kích thích gây mọc những u hạt ở đường ruột và âm đạo. Người sử dụng bột talc làm dụng cụ tránh thai và làm thuốc xoa âm đạo thường xuyên có tỷ lệ phát sinh ung thư buồng trứng gấp 3 lần so với người không dùng. Một số nghiên cứu lại chứng minh điều ngược lại, nghiên cứu cho rằng không có bất kỳ sự liên quan nào dẫn đến nguy cơ gia tăng ung thư nội mạc tử cung.

Một số giả thuyết rằng việc tiếp xúc với mỹ phẩm talc có liên quan đến sự phát triển của u trung biểu mô màng phổi ở các thợ khai thác, thợ xay bột talc mỹ phẩm, người tiêu dùng sản phẩm,... 

Tuy nhiên các kết luận không có bằng chứng, nên không ủng hộ hoàn toàn các giả thuyết trên.

CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ, hoạt thạch có vị ngọt, tính hàn, không có độc.

Đông y hay dùng làm thuốc uống trong chữa bệnh sốt, tả, lỵ, sốt khát nước, viêm ruột, lợi tiểu, tiểu tiện ra máu, chữa bệnh vàng da, viêm niệu đạo, đau buốt khi tiểu tiện vì sỏi ở bàng quan,... 

Liều dùng: 

  • Dùng ngoài thì không có liều lượng. 

  • Dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột với liều 10-15g mỗi ngày.

  • Dưới dạng thuốc viên với liều 1-2g.

MỘT SỐ BÀI THUỐC KHÁC SỬ DỤNG HOẠT THẠCH

Trị viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi tiểu

Bài thuốc Hoạt thạch tán:

  • 20g Hoạt thạch

  • 15g Xa tiền tử 

  • 12g Đông quỳ tử

  • 10g Thông thảo

Đem các nguyên liệu trên sắc nước uống. 

Chủ yếu trị nhiệt lâm, trường hợp sạn tiết niệu gia thêm Kim tiền thảo, Hải kim sa, Thạch vỹ.

Bài thuốc Bát chính tán (Hòa tễ cục phương)

Nguyên liệu: Hoạt thạch, Mộc thông, Cù mạch, Xa tiền tử, Biển súc, Sơn chi tử, Đại hoàng, Chích thảo, lượng bằng nhau các nguyên liệu trên. 

Đem tán bột mịn tất cả các nguyên liệu trên.

Đem sắc với nước sắc Đăng Tâm, mỗi lần uống 6 – 12g.

Nhọt, chàm, ra mồ hôi trộm (mồ hôi nhiều vào ban đêm lúc ngủ) và bệnh da

Dùng ngoài da: 

Hoạt thạch kết hợp với Thạch cao và Lô cam thạch dùng ngoài, hỗ trợ chữa rôm sẩy, mẩn ngứa.

Dùng uống:

  • 10g Bột Hoạt thạch

  • 4g Bạc hà

  • 4g Bạch chỉ 

Đem tán bột mịn các nguyên liệu trên, trộn đều bao vải xoa ngoài. Trị rôm sảy mùa hè.

Chữa sốt, tiểu tiện đỏ

Bài thuốc lục nhất (6 phần hoạt thạch và 1 phần cam thảo)

Nguyên liệu:

  • 6g Hoạt thạch, 

  • 1g Cam thảo. 

Đem tán nhỏ hai nguyên liệu trên rồi trộn đều. Dùng nước nóng chiêu thuốc.

Dùng chữa sốt, đi tiểu khó khăn, đau. 

Uống 4g mỗi ngày.

Chữa viêm ruột, ỉa lỏng, khát nước, tiểu tiện khó khăn

Bài thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền

Nguyên liệu:

  • 2g Thủy phi hoạt thạch

  • 2g hoàng bá

  • 2g sinh cam thảo

Đem tán bột các nguyên liệu trên rồi trộn đều. Dùng nước chiêu thuốc. Gói thuốc thành 3 gói. 

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 gói. 

LƯU Ý

Những người hệ tiêu hoá yếu, phụ nữ có thai không dùng được.

Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có hay không tác hại gây ung thư của hoạt thạch. Khi muốn sử dụng hoạt thạch để điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm?
MỘT LÁ

MỘT LÁ

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.
administrator
SỪNG TÊ GIÁC

SỪNG TÊ GIÁC

Tê giác là một trong những loài động vật có sừng đáng quý nhất trên thế giới và được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, quyền lực. Sừng tê giác được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền như một phương pháp điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, sự săn bắt và tàn phá của con người đã đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, Sừng tê giác đang là một trong những đối tượng được quan tâm và bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng sừng tê giác trong y học và cần có sự thay đổi tư duy để bảo vệ loài động vật này.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator
NGŨ BỘI TỬ

NGŨ BỘI TỬ

Dược liệu Ngũ bội tử là một vị thuốc khá phổ biến trong nền y học cổ truyền của Trung Hoa. Đây không phải là cây thuốc mà là tổ đã phơi hoặc sấy khô của ấu trùng loài sâu Ngũ Bội tử sống kí sinh trên những cành non hay lá của cây Muối.
administrator
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator
THIÊN MÔN ĐÔNG

THIÊN MÔN ĐÔNG

Thiên môn đông là một dược liệu có dạng bụi beo, sống nhiều năm và cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây Thiên môn đông thường được thu hoạch từ tháng 10 - tháng 12, khi cây từ 2 năm tuổi trở lên và sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau.
administrator
TẾ TÂN

TẾ TÂN

Tế tân, tên khoa học là Asarum sieboldii, là một loại dược liệu được sử dụng trong y học truyền thống Đông y. Cây thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) và có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tế tân được truyền thống sử dụng để chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa và thần kinh. Hiện nay, nghiên cứu khoa học đã xác nhận một số tác dụng của Tế tân như kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Tuy nhiên, vì Tế tân chứa các hợp chất có thể gây hại cho thận và gan, nên việc sử dụng chữa bệnh cần thận trọng.
administrator
MÃ THẦY

MÃ THẦY

Mã thầy là cây thân thảo, thủy sinh, sống lâu năm, cây cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt.
administrator