MỘT LÁ

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.

daydreaming distracted girl in class

MỘT LÁ

Giới thiệu về dược liệu Một lá

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.

- Tên khoa học: Nervilia fordii Schultze.

- Họ khoa học: Orchidaceae (họ Lan).

- Tên gọi khác: Thanh thiên quỳ, Trân châu, Lan một lá, Châu diệp, Lan cờ, Siam lài, Bầu Thoọc, Kịp lầu,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Một lá

- Đặc điểm thực vật:

  • Một lá là 1 loại dược liệu quý, là loại cây sống lâu năm, chiều cao của cây có thể đạt từ 20 – 30 cm. Thân Một dược rất ngắn, bên dưới có củ to tròn, khối lượng củ có thể đạt khoảng 1,5 – 20 g. Từ mỗi củ chỉ mọc lên 1 lá duy nhất và riêng lẻ, lá chỉ phát triển sau khi hoa đã tàn. 

  • Lá Một dược có hình trái tim hoặc hơi tròn, đường kính lá khoảng từ 10 – 25 cm. Từ cuống lá, các gân lá tỏa đều ra và tạo thành hình hình chân vịt, cuống lá có chiều dài khoảng từ 10 – 20 cm có màu tím hồng.

  • Cụm hoa của Một lá thường có cuống dài khoảng 20 cm đến 30 cm. Cụm hoa Một dược mọc thưa, gồm từ 15 – 20 hoa, mọc thành chùm, có màu trắng và có các đốm tím hồng hoặc màu vàng xanh hơi ngả sang màu lục. Lá đài và cánh hoa khá giống nhau. Cây Một lá ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, khi nở, đầu của cánh hoa ở phía trên chụm lại khiến cho hoa có hình dạng như 1 cái đèn lồng.

  • Quả Một dược là dạng quả nang, có hình thoi và phía trên có nhiều khía giống như quả khế non, quả có chiều dài khoảng 2 cm đến 3 cm. Mùa ra quả Một dược vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.

  • Bình thường thì lá cây sẽ bắt đầu phát triển sau khi hoa tàn. Vì vậy, tại 1 thời điểm nhất định, cây Một lá chỉ có thể mang hoa hoặc mang quả và không có lá. Hoặc nếu thấy cây đang có lá thì sẽ không có hoa & quả. Cây thường chỉ phát triển 1 lá nên mới có cái tên Một lá.

- Phân bố:

  • Một dược thường được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Cây Một dược thường chỉ mọc trong những khe núi, dưới tán rừng rậm hoặc dưới bóng cây to, ở những nơi thấp & ẩm ướt. Ở Trung quốc, cây Một dược thường mọc là ở những khu vực chân núi Cao Lộc, Hữu Lũng, Trùng Kháng, Văn Uyên, Quảng Uyên,…

  • Ở Việt Nam, cây Một dược thường phân bố ở những khu vực núi đá vôi & nơi ẩm ướt dưới những chân núi. Cây chủ yếu mọc ở các tỉnh ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: toàn thân cây hoặc có thể là lá cây.

- Thu hái: thường được thu hái vào mùa thu. Để bảo vệ cây chỉ nên thu lá, chừa phần củ lại để cây tiếp tục phát triển. Lá cây thì có thể thu hái quanh năm, sử dụng tươi hoặc khô đều được. Sau khi thu hái về thì để riêng lá to và lá nhỏ.

- Chế biến: có 2 cách chế biến như sau

  • Cách thứ 1: thu hái lá mang về đem đi rửa sạch đất cát, phơi sơ qua nắng, sau đó vò nhẹ. Lúc đầu thì nên vò từng lá một, sau đó có thể vò nhiều lá. Phơi trong vòng 2 đến 3 ngày đến khi lá đã khô hẳn.

  • Cách thứ 2: lá thu về đem đi rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó nhúng qua nước lạnh, lại chần với nước sôi 1 lần nữa.

- Bảo quản: sau khi chế biến cần phải bảo quản vị thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh những khu vực có độ ẩm cao.

Thành phần hóa học của Một lá

Vị thuốc Một lá có các thành phần gồm triterpenoid, steroid, flavonoid, các acid hữu cơ, các acid amin, glycoside cycloartane, nervilia fordii và những thành phần khác.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Một lá theo Y học hiện đại

Dược liệu Một lá có các công dụng sau:

- Trị viêm phổi cấp, kháng virus, chống sự hình thành khối u, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

- Điều trị hen suyễn, viêm phổi, viêm tụy cấp, viêm đường hô hấp trên cấp và mạn, viêm phổi mạn kèm hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

- Các tác dụng chống ung thư phổi, vòm họng (đang được nghiên cứu).

- Có tiềm năng trong hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang nhờ vào thành phần flavonoid trong dịch chiết cây Một lá.

Vị thuốc Một lá trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, không độc.

- Quy kinh: vào Can chủ yếu.

- Công năng: nhuận phế, giải độc, chỉ khái, thanh nhiệt, tiêu viêm, tán ứ, giảm đau,…

- Chủ trị: các bệnh ho lao, viêm phế quản, viêm răng miệng, viêm họng cấp,…

Cách dùng – Liều dùng Một lá

- Cách dùng: được sử dụng dưới dạng thuốc sắc và đắp ngoài.

- Liều dùng: liều khuyến cáo sử dụng Một dược là từ 12 – 20 g mỗi ngày đối với thuốc sắc, còn dạng dùng ngoài thì không kể đến liều lượng.

Một số bài thuốc có vị thuốc Một lá

- Bài thuốc giúp giải độc, đặc biệt là ngộ độc nấm: sử dụng từ 2 – 3 lá Một lá đem đi phơi khô rồi thái nhỏ, hãm với nước sôi trong vòng vài phút. Sau đó gạn lấy phần nước. Uống 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm da: lấy một lượng lá Một lá tươi vừa đủ đem đi rửa sạch, giã nát và lấy đắp lên các vị trí bị đau nhức, mụn nhọt hoặc lở loét.

- Bài thuốc trị viêm miệng, viêm họng cấp: lấy 1 vài lá Một lá tươi, rửa sạch và nhai thật kỹ.

- Bài thuốc cho trẻ em kém hấp thụ, chậm phát triển: lấy củ của cây Một lá nấu với thịt nạc heo hoặc trứng gia cầm. Ăn như thức ăn trong các bữa cơm.

- Bài thuốc bồi bổ cơ thể, dùng mát phổi, chữa lao phổi, ho lâu ngày: sử dụng từ 10 – 20 lá Một lá, thái nhỏ rồi sắc thành thuốc, sau đó hãm nước trà hoặc chế biến thành dạng cao lỏng và uống.

- Bài thuốc trị lao phổi, làm mát phổi: sử dụng khoảng 10 – 20 g Một lá sắc thuốc uống hằng ngày.

- Bài thuốc trị tạng lao: sử dụng 15 g Một lá nấu với thịt heo, ăn như ăn canh trong các bữa cơm.

- Rượu ngâm Một lá giúp bồi bổ cơ thể: rượu ngâm Một lá có tác dụng bồi bổ Can và Phế. Tiến hành ngâm rượu thì sử dụng 1 kg lá và củ Một lá khô ngâm với 5 L rượu. Ngâm liên tục trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. Sử dụng 1 ly nhỏ mỗi lần, và sử dụng 1 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Một lá

Dược liệu Một lá thường bị giả mạo hoặc nhầm lẫn với cây Mã đề. Hoặc ở Việt Nam, cây Một lá thường bị nhầm thành cây Bát giác liên. Các loại cây này cũng đều là cây có củ và 1 lá.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRÚC DIỆP

TRÚC DIỆP

Trúc diệp (Lophatherum gracile) là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề về đường tiêu hóa đến các bệnh về hô hấp. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Trúc diệp có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Trúc diệp, người dùng cần lưu ý những điều quan trọng như liều lượng, tác dụng phụ và khả năng tương tác với các loại thuốc khác.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator
HOA QUỲNH

HOA QUỲNH

Hoa quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ngày nay loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu ... Nó mọc ở cả độ cao trên 2000m. Ở Nhật Bản, nó được tìm thấy ở nhiều nơi từ đồng bằng cao nguyên trung tâm đến vùng núi để làm cảnh và làm thuốc.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator
TANG KÍ SINH

TANG KÍ SINH

Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
administrator