ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẬU ĐỎ

Đặc điểm tự nhiên

Đậu đỏ là loại cây thảo sống hằng năm, thân đứng hay leo, dài khoảng 1,5 - 2m.

Lá kép gồm 3 lá chét, cuống dài 10 - 12cm, lá chét đôi khi lại chia thành ba thuỳ cắt nông, mặt dưới nhiều lông trắng dài. Mùa hạ ở nách lá mọc hoa vàng hình bướm, có 6 - 12 hoa, đài 5 răng ngắn, tràng vàng sáng cao 15mm, lườn xoắn 360 độ.

Quả nhỏ hình trụ dài, chót nhọn, có lông. Bên trong quả chứa hạt nhỏ, hình bầu dục hai đầu hơi dẹt, chiều dài 2mm, đường kính khoảng 1,5mm; vỏ màu đỏ nâu hay tía nâu trơn bóng, rốn hạt màu trắng vàng lục, chất cứng giòn.

Mùa hoa vào khoảng tháng 6 - 7, mùa quả vào tháng 7 - 8.

Dược liệu được tìm thấy ở rất nhiều nơi, nhất là ở miền Bắc Trung Quốc như các tỉnh Sơn Đông, Liêu Ninh hay Hà Bắc. Ở nước ta, đậu đỏ được trồng rất phổ biến ở hầu khắp các tỉnh thành, nhất là ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thời điểm thu hái đậu đỏ thích hợp nhất là vào màu thi khi quả chín.

Chế biến: Sau khi hái quả về sẽ tiến hành đập lấy hạt để phơi hay sấy khô và bảo quản dùng dần.

Dược liệu đã được sơ chế khô cần để trong túi hay lọ kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Trong Đậu đỏ có chứa thành phần hóa học bao gồm protid, chất béo, glucid, Ca, P, Fe, vitamin B và một số chất khác.

Cụ thể, hạt khô chứa glucid, protid, nước, chất xơ, tro, lipid,... Hạt còn chứa globulin, Ca, P, Fe, vitamin A1, B1, B2.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết nước 20% từ hạt ức chế Staphylococcus aureus, Shigella, Salmonella…

+Tác dụng hạ huyết áp: Hàm lượng Kali cao giúp cơ thể kiểm soát và điều chỉnh mức huyết áp. Đồng thời ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Dịch chiết từ vỏ hạt có chứa các proanthocyanidin và chất xơ nên có thể chống oxy hóa, chống chứng tăng huyết áp.

+Tác dụng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, các bệnh gan: Hàm lượng chất xơ dồi dào tác động lên quá trình chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, triglycerid… Từ đó, làm giảm đáng kể nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh về gan.

+Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: cải thiện độ nhạy insulin và giúp giảm lượng đường trong máu vào sau bữa ăn. Ngoài ra, hàm lượng protein có trong loại đậu này còn giúp ngăn chặn hoạt động của alpha-glucosidase trong ruột.

+Tác dụng đối với hệ tiêu hóa: Do chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa tốt, chống táo bón, hỗ trợ giảm cân.

+Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch: Do chứa nhiều chất chống oxy hóa (vitamin C, B, E) giúp tăng cường miễn dịch, ngăn chặn gốc tự do, bảo vệ da và cơ thể trước tác động môi trường bên ngoài.

+Tác dụng bổ máu: Đậu đỏ chính là kho chứa folate, sắt, mangan…cần thiết cho phụ nữ cũng như quá trình tạo máu. Ngoài ra còn điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu.

+Tác dụng chống loãng xương: Nước Đậu đỏ có chứa hoạt tính sinh học như catechin và saponin khôi phục sự tái hấp thu xương, chống loãng xương.

Công dụng

Đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh lậu và tiểu buốt ra máu.

+Điều trị viêm thận cấp tính.

+Điều trị phù thũng, tiểu tiện không thông.

+Điều trị viêm tiểu cầu thận.

+Điều trị đầy bụng, ăn không tiêu.

+Điều trị kiết lỵ, đại tiện ra máu.

+Điều trị mụn nhọt mới phát, mụn làm sưng nóng đỏ đau.

+Điều trị chứng phù thũng do suy tim.

+Điều trị bệnh sỏi tiết niệu.

Liều dùng

Vị thuốc có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, điển hình nhất là dạng thuốc sắc hay tán bột đắp ngoài da. Ngoài ra có thể dùng chế biến thành các món ăn như cháo, chè…

Liều lượng được khuyến cáo ở dạng thuốc sắc là 20 – 40g/ngày. Còn dùng đắp ngoài thì không kể liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng

Đậu đỏ là nguồn nguyên liệu có chứa hàm lượng lectin cao nhất trong tất cả các loại đậu. Lectin là chất rất dễ gây ngộ độc nhất là khi dung nạp với liều lượng lớn.

Chính vì thế, khi dùng vị thuốc này, bạn cần sơ chế để loại bỏ lectin bằng cách ngâm với nước trong 3 – 5 giờ. Tuyệt đối không sử dụng đậu ở dạng sống và chú ý thời gian nấu đậu phải từ 10 phút trở lên. Một số triệu chứng ngộ độc đậu đỏ thường gặp là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội,…

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LÁ ATISO

LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
NHỤC THUNG DUNG

NHỤC THUNG DUNG

Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator