QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.

daydreaming distracted girl in class

QUẢ SUNG

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Ficus racemosa L.

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Tên gọi khác: Ưu Đàm Thụ, Vô Hoa Quả, Thiên Sinh Tử, Ánh Nhật Quả, Văn Tiên Quả

Đặc điểm dược liệu

Sung là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu. 

Lá mọc so le, có hình bầu dục hoặc hình mũi giáo, đầu lá nhọn, phía cuống hơi tròn, cả hai mặt đều phủ lông khi còn non. Khi già, lá cứng, phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cưa thưa. Lá sung thường bị sâu Psyllidae ký sinh, gây ra những mụn nhỏ, người ta thường gọi là vú sung. 

Quả sung là loại quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Quả giả mọc thành từng chùm trên thân cây và có khi mọc ở nách lá trên các cành non hoặc những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình quả lê, mặt quả phủ lông mịn, cuống rất ngắn.

Mùa hoa: tháng 5 – 7.

Phân bố, sinh thái

Cây sung thường mọc hoang ở những khu vực có độ ẩm cao như vùng đất gần thác nước, sông và hồ, nơi đất tương đối xốp và thoát nước tự do, nhưng nó cũng có thể phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng. Khí hậu miền Đông và Địa Trung Hải đặc biệt thích hợp với cây sung. Nằm trong môi trường sống thuận lợi, cây sung trưởng thành có thể phát triển đến kích thước đáng kể như những cây lớn, rậm rạp, bóng râm.

Cây sung thường phân bố ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc. Nepal, Pakistan, Australia, New Guinea, Sri Lanka,… 

Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng khắp nơi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả già hay quả chín của cây.

Thu hái, chế biến: Quả sung được thu hái từ tháng 8 – 10 hằng năm. Có thể dùng tươi hoặc đem sấy khô và dùng dần. Quả sung tươi dùng để nấu ăn phải căng mọng, mềm và không bị thâm, nứt. luôn rửa sạch quả sung tươi trước khi ăn trực tiếp. Ngoài ra, Quả sung có thể được sấy khô, dùng làm mứt hoặc chế biến khác.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

Thành phần hóa học 

Quả sung chứa các thành phần hóa học như: Gluanol acetat là thành phần chính chứa trong quả. Ngoài ra còn có glucanol, acid tiglic, taraxasterol, lupeol acetat, friedelin, shikimic acid, citric acid, auxin, glucose, sacarose, oxalic acid, malic acid, phốt pho, kali, canxi, vitamin B1, vitamin C, A, K, B, magie, đồng, mangan,… glucanol, acid tiglic, taraxasterol, lupeol acetat, friedelin.

Mủ từ quả hoặc cây có chứa các loại steroid như euphol, isoeuphorbol, β-sitosterol, 4-deoxyphorbol, cycloartenol, và cycloeuphordenol.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, quả Sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng thông tiện, kiện tỳ ích vị, tiêu thũng giải độc, nhuận phế lợi hầu, bổ máu, tiêu đàm, tiêu viêm,… Do đó được dùng để chữa kiết lỵ, bệnh trĩ xuất huyết, viêm họng, sản phụ thiếu sữa, chán ăn, viêm ruột, táo bón, ho, nổi mụn nhọt, đau nhức do phong thấp, chữa các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vảy nến và bệnh bạch biến,…

Theo Y học hiện đại, quả Sung có tác dụng:

- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Quả sung có tác dụng cân bằng axit béo trong máu và cải thiện độ nhạy cảm với insulin.

- Điều trị các bệnh da mãn tính: Mủ từ quả sung có tác dụng loại bỏ mụn cóc và giảm triệu chứng của bệnh bạch biến, vẩy nến và bệnh chàm.

- Chống oxy hóa, thúc đẩy làn da khỏe mạnh.

- Điều trị rụng tóc: Các thành phần kẽm, đồng, vitamin B, magie,… có tác dụng tái tạo nang tóc, tăng số lượng tóc mọc và hạn chế tình trạng rụng tóc.

- Chống táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Quả sung chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, có tác dụng nhuận tràng và hạn chế táo bón. Bên cạnh đó, sung còn có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa tình trạng sưng đau và sung huyết ở búi trĩ.

- Duy trì hoạt động của hệ thần kinh: Hàm lượng magie dồi dào trong sung có tác dụng duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường cơ bắp.

Cách dùng - Liều dùng 

​​​​​​​​​​​​​​Có thể dùng quả sung bằng cách ăn trực tiếp, sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều lượng của quả sung phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Nếu dùng để uống, nên sử dụng từ 30 – 60g/ ngày.

Một số bài thuốc có quả sung:

- Bài thuốc chữa viêm họng: Sung tươi đem sấy khô, sau đó tán thành bột mịn, rồi lấy một thổi trực tiếp vào cổ họng.

- Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hoá: Thái nhỏ 30 g sung, sau đó sao hơi cháy. Mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

- Bài thuốc chữa táo bón: Sắc uống hàng ngày 9g sung tươi hoặc ăn 3-5 quả sung chín.

- Bài thuốc trị lở loét và mụn nhọt: Sao khô một ít sung chín, sau đó tán thành bột mịn và rắc lên vết thương. Đồng thời nên sắc quả sung tươi và ngâm rửa vùng da tổn thương trong 20 phút.

- Bài thuốc chữa trĩ: Đun 10 – 20 quả sung với 2 lít nước, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn. 

- Bài thuốc chữa chứng sa đì sau sinh: Sắc uống 9g tiểu hồi hương 9g và 2 quả sung chín.

- Bài thuốc trị sản phụ thiếu sữa: Hầm thật nhừ 500 g móng lợn 500g và 130 g sung tươi. Khi ăn, nêm nếm gia vị vừa phải.

Lưu ý

- Sung có tác dụng hoạt huyết nên cần tránh dùng cho phụ nữ mới mang thai. Sử dụng sung trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai.

- Cân nhắc trước khi sử dụng với những người bị dị ứng với mủ cao su vì có thể dị ứng với mủ bên trong quả sung. 

- Dược liệu này chứa nhiều vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy cần tránh dùng khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như warfarin.

- Ăn quá nhiều sung có thể gây tiêu chảy và phân lỏng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
CỎ ĐUÔI LƯƠN

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.
administrator
THIÊN TIÊN TỬ

THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.
administrator
DỨA DẠI

DỨA DẠI

Dứa dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dứa rừng, dứa gai, dứa núi.
administrator
ĐINH HƯƠNG

ĐINH HƯƠNG

Đinh hương là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại. Với hương vị đặc trưng cùng với khả năng chữa bệnh đa dạng, đinh hương đã được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông Y. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đinh hương để chăm sóc sức khỏe.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator
LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.
administrator
TÁO RỪNG

TÁO RỪNG

Táo rừng (Ziziphus oenoplia) là một loại cây thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae) có tên khác là Táo dại, Mận rừng. Cây thường được tìm thấy ở các vùng đất có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, và nhiều công dụng theo Y học cổ truyền. Táo rừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau đầu, mất ngủ và viêm da. Cùng tìm hiểu thêm về cây thuốc này để hiểu rõ hơn về công dụng của nó theo Y học cổ truyền.
administrator