TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HOA HỒNG

Giới thiệu về dược liệu

Tinh dầu hoa hồng là thành phần được chiết xuất từ cánh hoa hồng, thường là loài Rosa damascena và Rosa centifolia. Có nhiều bằng chứng cho rằng tinh dầu này có nguồn gốc từ Hy Lạp. Tuy nhiên, một số quốc gia sản xuất tinh dầu hoa hồng hàng đầu hiện nay là Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Morocco. Tinh dầu hoa hồng có thể chất sánh đặc, màu vàng nhạt và giá thành cao.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Trong quá trình chiết xuất, tinh dầu hoa hồng phải trải qua quá trình chưng cất mới thu được mùi hương nồng đặc trưng. Bên cạnh đó, khi pha loãng thì có thể cho mùi thơm rất dễ chịu và nhẹ nhàng. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn được chiết xuất bằng phương pháp dung môi, khử carbon dioxide.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học quan trọng nhất, thể hiện công dụng của tinh dầu hoa hồng là terpenes, glycosides, flavonoids và anthocyanins. Một nghiên cứu thực hiện trên tinh dầu chiết xuất từ R. damascena ở Iran ghi nhận được 95 thành phần hóa học. Trong đó, β-citronellol khoảng 14.5 - 47.5%), nonadecane khoảng 10.5 - 40.5% và geraniol khoảng 5.5 - 18% chiếm tỷ lệ cao nhất.

Một số thành phần nổi bật bao gồm:

  • Rose oxide

  • Beta-damascenone

  • Beta-damascone

  • carvone

  • eugenol

  • citronellyl acetate

Các hợp chất này có tỷ lệ khoảng 1% trong lượng tinh dầu nhưng mang đến tới 90% mùi hương của nó. 

Tác dụng - Công dụng

Làm dịu vết thương, giảm đau

Nghiên cứu năm 2013 về tác động của tinh dầu Rosa damascena về khả năng giảm đau hậu phẫu ở trẻ em được thực hiện ở Đại học Khoa học Isfahan. Các chuyên gia đã lựa chọn 64 trẻ em từ 3 – 6 tuổi và chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm A được sử dụng tinh dầu hoa hồng, nhóm B được sử dụng dầu hạnh nhân (nhóm chứng). Liệu pháp tinh dầu được thực hiện lần đầu tiên khi bệnh nhân tới và sau đó 3, 6, 9, 12 giờ. Ngoài ra, các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ khác đều được thực hiện.

Kết quả thời điểm ban đầu không có sự khác biệt. Nhưng sau 3, 6, 9, 12 giờ, nhóm dùng tinh dầu hoa hồng ghi nhận hiệu quả giảm đau rõ rệt so với nhóm chứng.

Các chuyên gia nghĩ rằng cơ chế của tác động này có thể là do kích thích giải phóng endorphins – hormone giảm đau nội sinh.

Giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh là triệu chứng rất phổ biến của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Những bệnh nhân bị đau bụng kinh thường tiến hành massage bụng để giảm cảm giác khó chịu.

Một nghiên cứu được tiến hành năm 2014 trên 3 nhóm bệnh nhân bị đau bụng kinh. Mỗi nhóm gồm 25 người, một nhóm được massage với dầu nền (dầu hạnh nhân), một nhóm được massage với tinh dầu hoa hồng và một nhóm chỉ massage bụng. Nhóm sử dụng tinh dầu hoa hồng được ghi nhận giảm cơn đau quặn hơn so với 2 nhóm còn lại.

Thư giãn, giảm lo âu

Một nghiên cứu tiến hành năm 2009 đánh giá hiệu quả của dầu hoa hồng trong thư giãn, giảm lo âu. 40 người tham gia và được chia làm 2 nhóm. Một nhóm được sử dụng tinh dầu hoa hồng trên da và được ghi nhận giảm nhịp thở, nồng độ bão hòa oxy và huyết áp tâm thu rõ rệt. Cuối cùng, nhóm sử dụng tinh dầu hoa hồng có tâm trạng bình tĩnh hơn, thư giãn và ít giật mình hơn so với nhóm chứng.

Một nghiên cứu trên phụ nữ mang thai ghi nhận công dụng giảm lo lắng của tinh dầu hoa hồng trong suốt quá trình chuyển dạ.

Nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện và chỉ ra công cải thiện triệu chứng trầm cảm của tinh dầu Hoa hồng. Một nghiên cứu 2012, nhóm bao gồm các phụ nữ trầm cảm sau sinh, điều trị với tinh dầu hoa hồng kết hợp thuốc hóa dược cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng ghi nhận tinh dầu hoa hồng giúp kích thích giải phóng dopamine. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng giúp giảm triệu chứng trầm cảm.

Kháng nấm và vi khuẩn gây hại

Tinh dầu hoa hồng được ghi nhận có khả năng chống lại 3 loại nấm và 11 loại vi khuẩn. Khả năng kháng nấm của giảm dần từ Penicillium notatum, Aspergillus niger cho tới Candida albicans. Một số vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes nhạy cảm với tinh dầu hoa hồng hơn vi khuẩn Gram âm.

Cải thiện sức khỏe tình dục

Hai nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy hít tinh dầu hoa hồng giúp tăng hưng phấn và ham muốn tình dục ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Các chuyên gia cho rằng, nhờ vào tác động tiết ra dopamine ở não bộ giúp kích thích ham muốn tình dục. Đồng thời, dopamine cũng có công dụng giúp giảm triệu chứng trầm cảm.

Cách dùng - Liều dùng

Tinh dầu hoa hồng là thành phần giá thành khá cao nhưng với nhiều lợi ích bất ngờ với sức khỏe. Bên cạnh phương pháp ngửi tinh dầu, một số chuyên gia còn khuyến cáo có thể xoa tinh dầu (đã được pha loãng) lên da. Sau đây là một số cách sử dụng tinh dầu hoa hồng tại nhà:

  • Tắm bằng tinh dầu hoa hồng: Thêm khoảng 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào dầu nền, và pha nước tắm ấm. Tinh dầu cần pha loãng với dầu nền trước khi thêm vào nước.

  • Dùng ngâm chân: Thêm một giọt tinh dầu hoa hồng vào chậu nước ngâm chân. Tiến hành ngâm trong vòng 10 phút.

  • Giảm lo lắng, trầm cảm, áp lực: Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, nến chứa tinh dầu hoặc chấm tinh dầu lên vùng ngực, nách và khủy tay. Đặc biệt cần pha loãng với dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân hay jojoba trước khi sử dụng trên da.

  • Một phương pháp khác để giúp thư giãn là pha loãng tinh dầu và tiến hành massage.

Lưu ý

Trước khi sử dụng bất kì liệu pháp nào, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước do có thể tương tác với thuốc hay tình trạng sức khỏe đang có.

  • Tránh hít trực tiếp tinh dầu, có thể gây ra đau đầu.

  • Có thể thêm tinh dầu vào lọ đựng để tinh dầu khuếch tán một cách từ từ.

  • Nếu có ý định sử dụng tinh dầu lên da, cần pha loãng để tránh gây kích ứng.

  • Tinh dầu hoa hồng, giống như đa số các loại tinh dầu khác, không được uống trực tiếp.

  • Một số loại tinh dầu có thể gây hại đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Cần thận trọng khi sử dụng ở các đối tượng này.

  • Không bôi trực tiếp tinh dầu lên thú cưng. khi xông tinh dầu trong phòng nên để thú cưng ở ngoài.

 
Có thể bạn quan tâm?
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
HỢP HOAN BÌ

HỢP HOAN BÌ

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
HẠT BO BO

HẠT BO BO

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (sorghum) dùng làm thực phẩm và thay thế gạo thóc, ngoài ra Ý dĩ nhân còn được dùng trong đông y và được dùng trong các vị thuốc trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHÚC KHẮC

KHÚC KHẮC

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae) Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…
administrator
CÂY MẬT GẤU

CÂY MẬT GẤU

Cây mật gấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mật gấu nam, cây lá đắng, hoàng liên ô rô, cây mã rồ, cây kim thất tai. Cây mật gấu là một loại thảo dược quý hiếm ở nước ta, có giá trị chữa các bệnh xương khớp hay đau họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator