Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…

daydreaming distracted girl in class

Ô DƯỢC

Giới thiệu về dược liệu Ô dược

- Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…

- Tên khoa học: Lindera myrrha Merr

- Họ khoa học: Lauraceae (họ Long não hoặc họ Nguyệt quế).

- Tên dược liệu: Radix lindera strychnifolia

- Tên gọi khác: Thai ô dược, Bàng kỳ, Thổ mộc hương, Bàng tỵ, Kê cốt hương, Ô dược nam, Thiên thai ô dược, Cây dầu đắng, Tức ngư khương,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ô dược

- Đặc điểm thực vật:

  • Ô dược là một vị thuốc quý và là loại cây nhỏ có chiều cao cây khoảng 1 – 1,4 m. Các cành của cây khá nhỏ và có màu đen nhạt.

  • Rễ Ô dược có hình thoi và hơi cong, 2 đầu rễ tù và có phần giữa phình ra như chuỗi dài khoảng 10 – 13 cm. Các chỗ phình to ở rễ có thể đạt đường kính đến 2 cm. Vỏ rễ màu vàng nâu hoắc màu nâu nhạt có các vết của rễ tơ đã rụng, các đường vằn nứt ngang và nếp nhăn theo chiều dọc. Rễ Ô dược khá cứng do đó khó bẻ, mặt cắt rễ có màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt và phần lõi có màu đậm hơn.

  • Lá Ô dược có hình bầu dục và mọc so le. Chiều dài lá trung bình là 6 cm & chiều rộng khoảng 1,5 – 3 cm. Phần mặt dưới lá có các lông tơ nhỏ và mặt trên thì nhẵn bóng. Cuống lá nhỏ và gầy, có chiều dài từ 7 – 10 mm. 2 gân phụ của lá bắt nguồn từ điểm cách phần cuống lá khoảng 2 mm và có chiều dài khoảng 2/3 chiều dài lá, gân này có mặt trên lõm và mặt dưới thì lồi lên.

  • Hoa Ô dược mọc thành tán nhỏ, có đường kính khoảng 3 - 4 mm và mang màu hồng nhạt. 

  • Quả Ô dược là quả mọng có hình trứng, quả sẽ chuyển sang màu đỏ khi chín. Mỗi quả chỉ chứa 1 hạt. 

  • Cả cây Ô dược đều có vị đắng và có mùi thơm đặc trưng.

- Phân bố dược liệu: tại nước ta, Ô dược mọc dại ở rất nhiều khu vực bao gồm các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… Bên cạnh đó còn có ở một vài tỉnh thuộc khu vực miền Bắc như Hòa Bình, Hà Nội,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần rễ của cây được dùng để làm thuốc.

- Thu hái: có thể thu hái quanh năm nhưng nên thu hái vào thời gian từ mùa đông đến mùa xuân năm kế tiếp là tốt nhất. Khi thu hái nên chọn những rễ khô, chắc, có vỏ nâu và trơn nhẵn, mùi thơm và thịt củ có màu vàng nhạt.

- Chế biến:

  • Bỏ vỏ rễ, lấy phần lõi rễ đem đi sao để sử dụng dần.

  • Hoặc đem đi rửa sạch và ủ mềm, để ráo nước rồi thái thành các lát sau đó đem đi phơi khô, cũng có thể tán thành bột mịn để sử dụng dần.

  • Hoặc cũng có thể lấy rễ khô ngâm nước trong khoảng 1 ngày, tiếp đến vớt ra rồi đem đi ủ mềm. Sau đó thái lát rồi phơi khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Dược liệu Ô dược có những thành phần hóa học đa dạng như: acid linderaic, chamazulen, linderol, linderazulen, linderana, borneol, isolinderalacton, linderen acetat, neolinderalacton, lindestrenolid, isofuranogernacren,…  

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ô dược theo Y học hiện đại

Dược liệu Ô dược có các tác dụng dược lý như:

- Tăng nhu động ruột và giảm trương lực ở ruột: dựa vào các thí nghiệm trên động vật cho thấy các tác dụng này của Ô dược giúp hỗ trợ tiêu hóa, bên cạnh đó còn giúp tăng tiết dịch vị ở ruột.

- Cầm máu: Ô dược còn giúp làm giảm thời gian đông máu, từ đó giúp cầm máu khá hiệu quả.

- Cải thiện triệu chứng đầy hơi: nhờ tác động tăng nhu động ruột, từ đó cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.

- Ngoài ra Ô dược còn nhiều tác dụng tiềm năng khác đang được nghiên cứu.

Vị thuốc Ô dược trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay đắng, tính ôn ấm, không độc.

- Quy kinh: vào Phế, Tỳ, Vị và Thận.

- Công năng: chỉ thống, khai uất, thuận khí, khử hàn, lý nguyên khí, ôn thận,…

- Chủ trị: các chứng hắc loạn thổ tả, táo thấp, khí huyết ngưng trệ, khí nghịch làm cho nôn khi ăn, trướng bụng, đau bụng ăn không tiêu, bàng quang hư hàn gây tiểu nhiều,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột để chế thành viên hoàn.

- Liều dùng: khoảng 3 – 10 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ô dược

- Bài thuốc chữa đau bụng kinh, bụng đau & khí trệ do trúng hàn:

  • Chuẩn bị: Ô dược và Đảng sâm 10 g mỗi vị, Cam thảo và Sinh khương 6 g mỗi vị và 2 g Trầm hương.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa huyết ngưng khí trệ gây đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị: 10 g Ô dược, Mộc hương và Hương phụ 8 g mỗi vị và 12 g Đương quy.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa các chứng đau bụng kinh đối với phụ nữ:

  • Chuẩn bị: Ô dược và Mộc hương (vi sao) 12 g mỗi vị, 3 g Sa nhân (vi sao), 5 g Cam thảo, 12 g Huyền hồ (chích với giấm) và 4 g Sinh khương.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống và chia thành 2 lần uống. Uống trước bữa ăn và nên sử dụng liên tục trong vòng từ 17 đến 21 ngày. Lưu ý nên sử dụng sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

- Bài thuốc chữa đau bụng dưới do hàn sán:

  • Chuẩn bị: 6 g Ô dược, 6 g Cao lương khương, 6 g Hồi hương và 8 g Thanh bì.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa bàng quang hư hàn hay thận dương bất túc làm cho tiểu nhiều hoặc đái dầm:

  • Chuẩn bị: 10 g Ô dược, Ích trí nhân và Sơn dược 16 g mỗi vị.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa chứng rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, bụng đầy trướng hoặc ăn uống không tiêu:

  • Chuẩn bị: Ô dược và Hương phụ với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi tán thành bột mịn. Sử dụng từ 2 – 8 g mỗi lần và uống cùng nước Gừng sắc, uống 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa sốt, tiêu chảy và lỵ:

  • Chuẩn bị: Ô dược với 1 lượng vừa đủ.

  • Tiến hành: Ô dược đem đi sao với cám, sau đó tán thành bột mịn, sử dụng từ 3 – 5 g mỗi lần và uống cùng với nước cơm. Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần, uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng rưỡi. Nếu tình trạng bệnh nặng thì nên phối hợp cùng với Hoắc hương và Cỏ sữa mỗi thứ 10 g đem đi sắc uống rồi chia thành 3 lần uống, nên sử dụng liên tục trong vòng 1 – 2 tuần.

- Bài thuốc chữa các chứng cam tích ở trẻ em hoặc ở người nhẹ cân, ốm yếu, chậm lớn hoặc người ăn ngủ kém:

  • Chuẩn bị: 10 – 12 g Ô dược, 10 – 12 g Bạch truật, 10 – 12 g Kê nội kim (màng mề gà) sao với cám, 10 – 12 g Hoài sơn sao vàng và 10 – 12 g Ý dĩ.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sử dụng 5 – 9 g mỗi lần uống cùng nước sôi để nguội. Sử dụng 3 lần mỗi ngày và nên uống liên tục trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Sử dụng bài thuốc này nhiều đợt để bệnh khỏi hoàn toàn.

Lưu ý khi sử dụng Ô dược

- Những người bị khí huyết hư nhưng có nội nhiệt thì không sử dụng Ô dược.

- Lưu ý khi lựa chọn Ô dược do có thể nhầm lẫn với dược liệu giả (thường làm giả Ô dược bằng rễ Sim rừng) hoặc dược liệu kém chất lượng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MIẾT GIÁP

MIẾT GIÁP

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Tên dược liệu: Carapax Trionycis Họ Ba Ba (Trionychadae) Tên gọi khác: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.
administrator
Ô ĐẦU

Ô ĐẦU

Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
TINH DẦU KHUYNH DIỆP

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
CÂY THUỐC DÒI

CÂY THUỐC DÒI

Cây thuốc dòi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ dòi, bọ mắm, đại kích biển, cây dòi ho. Với một số bà nội trợ, cây thuốc dòi có lẽ cũng không quá xa lạ. Vì vào những ngày hè nóng nực, người ta thường mua những bó lá bán sẵn về để nấu nước mát, uống giúp người mát mẻ sảng khoái hơn. Những bó lá ấy thường gồm có: rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… Đông y cho rằng, cây thuốc dòi có thể chữa được chứng ho, ho có đờm, thông sữa, giải nhiệt, tiêu viêm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator