BẠCH TRUẬT

Bạch truật, hay còn được biết đến với những tên gọi: Truật, sinh bạch truật, sơn khương, sơn liên, mã kế, dương phu, phu kế, sơn tinh, ngật lực già, thổ sao bạch truật, đông truật,... Bạch truật là vị thuốc đông y được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa cũng như làm đẹp. Vị thuốc Bạch truật được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm nhiều công dụng mới của bạch truật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH TRUẬT

Đặc điểm tự nhiên

Bạch truật là loài cây sống lâu năm, thân thảo, có rễ phát triển lớn hay còn gọi là củ. Thân cây thẳng, mọc đơn độc, có phân nhánh ở phần trên, phần dưới thân hóa gỗ, một vài cây đơn độc không có nhánh, cây có chiều cao khoảng 0-3-0,7m.

Lá mọc cánh, lá phần trên có cuống ngắn, trong khi đó là phần dưới có cuống dài ôm lấy thân. Các lá ở gần ngọn có hình thuôn dài hoặc hình trứng mũi giác, phiến nguyên và không xẻ thùy. Răng cưa nhỏ, giống nhìn lông chim.

Hoa có màu trắng ở dưới, màu đỏ tím ở phần trên, hoa nhiều.

Quả bế, dẹp, thuôn và có vỏ ngoài màu xám.

Bạch truật là loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở An Huy, Dư Huyện, Triết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Tứ Xuyên và Phúc Kiến. Hiện nay, thảo dược này đã được di thực vào nước ta nhưng số lượng chưa nhiều.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ của cây được sử dụng để làm thuốc. Chỉ chọn thứ rễ có ruột màu trắng ngà, mùi thơm nhẹ và chất cứng rắn. Rễ đen, mốc và xốp có phẩm chất kém nên ít khi được dùng làm thuốc.

Thu hái: Thân rễ của cây được thu hái vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Khi thu hoạch, cần quan sát biểu hiện của cây để tránh tình trạng thu hái phải thân rễ nghèo dinh dưỡng. Chỉ thu hái ở cây có vỏ màu vàng nâu, phần ngọn cây cứng và dễ bẻ gãy. Khi thu hái, cần chọn ngày nắng ráo và đất khô, nhổ trực tiếp từng cây. Sau đó cắt bỏ rễ con, thân cây và đem củ về chế biến.

Chế biến: Gồm những cách sau:

+Đem rửa sạch đất cát, cắt thành miếng vừa phải và dùng phơi hoặc sấy khô.

+Rửa sạch, thái mỏng, đem ngâm với nước trong vòng 4 giờ và đem đồ trong 4 giờ. Sau khi củ mềm, đem bào mỏng và phơi khô. Hoặc có thể tẩm với nước gạo đặc hoặc bột hoàng thổ rồi phơi khô, sao vàng.

+Đem thái mỏng và sao cháy.Củ bạch truật sau khi phơi khô rất dễ ẩm mốc và hư hại.Vì vậy cần phải bảo quản ở nơi khô ráo. Nếu thấy mốc phải đem sấy diêm sinh hoặc phơi sấy để tránh hư hại.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về phytochemical của AM đã tiết lộ sự hiện diện của các phytochemical bao gồm sesquiterpenoids, triterpenoids, polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid, steroid, benzoquinones.

Các sesquiterpenoids, polyacetylenes, polisaccarit là thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong bạch truật.

Tác dụng

+Tác dụng đối với đường ruột: Thực nghiệm trên thỏ cho thấy, nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế ruột ở trạng thái hưng phấn và có tác dụng hưng phấn đối với ruột ở trạng thái ức chế.Vì vậy bạch truật có thể chửa cả chứng tiêu chảy lẫn táo bón.

+Tác dụng lợi tiểu: Thảo dược có tác dụng tăng bài tiết natri và ức chế tiêu quản thận hấp thụ nước.

+Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Thực nghiệm cho thấy cồn chiết xuất và nước sắc từ bạch truật có tác dụng giãn mạch và chống đông máu.

+Tác dụng bảo vệ gan: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng bảo vệ tế bào gan và ngăn ngừa tình trạng sụt giảm glycogen trong gan.

+Tác dụng bồi bổ sức khỏe: Thực nghiệm ở chuột cho thấy, nước sắc từ bạch truật có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức bơi lội, tăng trọng lượng, tăng bạch cầu và khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới. Ngoài ra bạch truật còn có tác dụng kích thích tổng hợp protein ở tá tràng.

+Tác dụng hạ đường huyết.

+Altractylenoid trong dược liệu có tác dụng chống viêm (nhất là khớp), chống suy giảm chức năng gan và chống loét ở các cơ quan tiêu hóa.

+Tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

+Tác dụng ức chế quá trình bài tiết dịch vị của dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

+Tác dụng chống ung thư.

Công dụng

Bạch truật có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm và không có độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị béo phì và tăng cường chuyển hóa năng lượng.

+Điều trị ra mồ hôi trộm.

+Điều trị đau răng lâu ngày.

+Điều trị chứng phù nề toàn thân trong thời gian mang thai.

+Điều trị chứng tim đập nhanh, mắt mờ, ho hen có đờm.

+Điều trị chứng đầy hơi, ăn uống không tiêu, người mệt mỏi và đại tiện phân lỏng.

+Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính.

+Điều trị đại tiện ra máu do trĩ, sa trực tràng, sắc mặt kém sắc hoặc vàng.

+Điều trị chứng nôn mửa ở phụ nữ có thai.

+Điều trị chứng lỵ và tiêu chảy lâu ngày.

+Hỗ trợ điều trị người bỗng nhiên chóng mặt, xây xẩm, suy nhược, gầy yếu và ăn uống nhạt miệng.

+Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

Liều dùng

Mỗi lần dùng 5-15g/ngày, nếu dùng để thông tiện có thể sử dụng với liều lượng lớn 60-120g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+ Khi dùng dược liệu bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, có vị khó chịu trong miệng,…

+Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

+Người mắc bệnh hen, thể trạng kém phát triển, có mụn mủ.

+Tiền sử bản thân có dị ứng với bất kì thành phần của thuốc.

 

Có thể bạn quan tâm?
BỒ CÔNG ANH

BỒ CÔNG ANH

Cây bồ công anh là loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là giống cỏ dại ven đường mà không hề biết cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh là nguyên liệu trong những bài thuốc cổ phương để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYẾT KIỆT

HUYẾT KIỆT

Regina draconis (hay Sanghis draconis) là nhựa cây khô bao phủ quả của một số loài thuộc họ cọ, bao gồm cả cây Calamus propinquus Becc. Hoặc Calamus draco Willd. Nó được gọi là máu khô vì nó có màu đỏ như máu, và người ta gọi nó là máu rồng.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
TANG PHIÊU TIÊU

TANG PHIÊU TIÊU

Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.
administrator
DÂY GÂN

DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator