LÁ KHÔI

Lá khôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây khôi tía, cây khôi, đơn tướng quân, cây xăng sê, chẩu mã thái, cây độc lược. Cây Khôi hiện nay được trồng nhiều tại các vùng núi phía bắc, vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa hiệu quả trong việc chữa khỏi 1 số bệnh. Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Vị thuốc này thường được dùng để chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ KHÔI

 

Đặc điểm tự nhiên

Cây Khôi là một loại cây nhỏ, cao khoảng 1,5 – 2m, thân mọc thẳng đứng, rỗng xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh.

Lá mọc tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên, kiểu mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, thon ngược dài khoảng 25 - 40cm, rộng 6 -10cm, mặt trên màu xanh mịn, mặt dưới màu tím, cả 2 mặt đều có lông mịn như nhung; gân nổi hình mạng lưới, có loại 2 mặt đều là màu xanh.

Hoa mọc thành chùm, dài khoảng 10 - 15cm, hoa rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 2 - 3mm, màu trắng pha hồng tím, gồm 5 lá đài và 5 cánh hoa.

Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Mùa hoa: Tháng 5 - 7, mùa quả: Tháng 7 - 9.

Có nhiều cây Khôi khác nhau, có cây như mô tả ở trên, có cây hai mặt lá đều xanh.

Kinh nghiệm thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới màu tím.

Cây Khôi thường mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du, vùng núi ở độ cao 400 - 1000m, ở các tỉnh như Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hóa (Thạch Thành - Ngọc Lặc - Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Quỳ) và Ninh Bình (Nho Quan).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá và ngọn cành là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu thường được thu hái vào mùa hạ.

Chế biến: Sau khi thu hái đem phơi nắng cho mềm và ủ trong râm.

Khi lá đá khô, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong lá khôi là Tanin và Glycosid.

Tác dụng

+Tác dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng…

+Tác dụng chống viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày, đồng thời hạn chế tình trạng tăng tiết acid trong dạ dày. Do đó, chúng giúp cải thiện tình trạng bệnh.

+Nước ép lá Khôi còn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây phá hủy niêm mạc dạ dày.

+Thực nghiệm trên chuột bạch, thỏ cho thấy, lá khôi tía có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm axit dạ dày, làm giảm sự co bóp của tim và giảm hoạt động tự nhiên của động vật thực nghiệm.

Công dụng

Lá khôi có vị chua, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng.

+Điều trị bệnh đau dạ dày, đau cả khi đói hoặc no.

+Điều trị đau dạ dày có thể trạng sút kém, mệt mỏi, đau vùng thượng vị lan ra hau bên sườn.

+Điều trị mẩn ngứa, mề đay và dị ứng.

+Điều trị chứng mẩn ngứa, mề đay do huyết trệ.

+Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp.

+Điều trị viêm phế quản, viêm họng.

+Điều trị ghẻ lở.

+Hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày.

Liều dùng

Lá khôi được dùng ở dạng sắc hoặc dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 40 – 80g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Theo nhận định của Viện Y học Cổ truyền, khi áp dụng chữa bệnh cho một số trường hợp đau dạ dày, người ta thấy rằng: Với liều 100g lá Khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh.

+Các nghiên cứu hiện đại về cây khôi tía còn nhiều hạn chế, vì vậy hầu hết bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này đều có nguồn gốc và được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Để tránh áp dụng bài thuốc không có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

 

Có thể bạn quan tâm?
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
DÀNH DÀNH

DÀNH DÀNH

Cây dành dành, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thủy hoàng chi, chi tử, mac làng cương. Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). Ngoài những công dụng như trên cây dành dành còn có công dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤC THUNG DUNG

NHỤC THUNG DUNG

Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.
administrator
KHƯƠNG HOÀNG

KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator
LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.
administrator