NHỤC THUNG DUNG

Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.

daydreaming distracted girl in class

NHỤC THUNG DUNG

Giới thiệu về dược liệu Nhục thung dung

- Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.

- Tên khoa học: Cistanche deserticola Y.C. Ma.

- Tên dược liệu: Herba cistanches.

- Họ khoa học: Orobanchaceae (họ Nhục thung dung).

- Tên gọi khác: Hắc tư lệnh, Thung dung, Nhục tùng dung, Đại vân, Địa tinh, Kim duẩn,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nhục thung dung

- Đặc điểm thực vật:

  • Cây Nhục thung dung có chiều cao từ 15 – 30 cm và có thể đến 1 m.

  • Phần rễ của cây phát triển thành củ, các củ này mập mạp và chứa nhiều dầu. Vỏ ngoài có vảy mịn mềm, có màu đen tức là Nhục thung dung có chất lượng cao.

  • Lá là các vảy có màu vàng, xếp chồng lên nhau tạo thành các tầng giống như mái ngói.

  • Hoa có màu tím đậm, có hình môi thường nở vào mùa thu.

  • Quả rất nhỏ và có màu xám.

  • Nhục thung dung thường được ví là Nhân sâm của sa mạc do chúng thường mọc phổ biến tại các sa mạc có khí hậu khắc nghiệt. Chúng sống chủ yếu nhờ vào việc ký sinh trên thân của những vật chủ là cây khỏe.

  • Nhục thung dung thường ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 và thường cho quả vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7.

- Phân bố dược liệu: 

  • Nhục thung dung thường được thấy ở các vùng thuộc khu vực núi cao và râm mát như một vài tình Trung Quốc (Cam Túc, Thiểm Tây,…), Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ,…

  • Ở nước ta, Nhục thung dung thường khá hiếm. Nhưng tại một vài tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình thì có thể tìm được dược liệu Nhục thung dung.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: rễ củ.

- Thu hái: nên chọn những củ mập mạp, có nhiều dầu và có vảy mịn mềm bên ngoài. Thu vào mùa thu hoặc mùa xuân đều được.

- Chế biến: sau khi thu hoạch thì đem rễ củ đi phơi khô dưới ánh nắng, sau đó thái thành từng lát mỏng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, đặc trong các hũ có vôi để hút ẩm và tránh ẩm mốc, côn trùng.

Thành phần hóa học

Nhục thung dung có chứa những thành phần hóa học đa dạng như:

- Các acid hữu cơ và hơn 10 loại acid amin.

- Boschnalosid.

- Các chất nhóm alkaloid.

- Orobanin, acid 8-epilogahic, betain,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nhục thung dung theo Y học hiện đại

Dược liệu Nhục thung dung có các tác dụng dược lý như sau:

- Cải thiện sức khỏe sinh lý cho đấng mày râu: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nhục thung dung có thể giúp tạo ra các enzym tổng hợp testosteron và do đó giúp tăng nồng độ hormon sinh dục cho đàn ông.

- Cải thiện chức năng não bộ: dược liệu này cho thấy những sự cải thiện trong việc ghi nhớ, tăng khả năng học hỏi. Nhờ tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, bảo vệ não bộ mà từ đó không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn hỗ trợ điều trị 1 số bệnh lý gây suy giảm trí nhớ.

- Chống oxy hóa: chiết xuất Nhục thung dung cho thấy khả năng chống oxy hóa rất mạnh, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tật.

- Tăng cường miễn dịch: tác động này được cho là nhờ Nhục thung dung giúp tăng khả năng thực bào của các đại thực bào.

- Điều tiết tuyến thượng thận: các thành phần trong Nhục thung dung giúp điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận từ đó giúp khắc phục các tình trạng tuyến thượng thận bị suy yếu.

Vị thuốc Nhục thung dung trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, mặn và tính ấm.

- Quy kinh: vào Đại trường và Thận.

- Công năng: bổ thận, ích tinh, ích huyết, kiện dương, nhuận tràng,…

- Chủ trị: liệt dương, đới hạ, băng lậu, đau lạnh lưng, đau gối, yếu cơ, bí tiểu tiện, khô huyết,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: sử dụng đơn độc hoặc có thể phối hợp với các dược liệu khác. 

- Liều dùng: khoảng 10 – 20 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nhục thung dung

- Bài thuốc chữa chứng liệt dương do thận hư, phụ nữ vô sinh, đau lưng gối:

  • Chuẩn bị: 16 g Nhục thung dung, 6 g Viễn chí, 12 g Xà sàng tử, 6 g Ngũ vị tử, 12 g Ba kích thiên, 12 g Thỏ ty tử, 12 g Phụ tử, 12 g Đỗ trọng và 12 g Phòng phong.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn và chế thành viên hoàn. Sử dụng từ 12 – 20 g mỗi lần, uống mỗi ngày 2 lần cùng với nước ấm hay nước muối nhạt.

- Bài thuốc trị yếu sinh lý, vô sinh ở nam:

  • Chuẩn bị: 200 g Nhục thung dung, 240 g Đương quy, 400 g Hoàng kỳ, 480 g Hồ đào nhục, 640 g Hồ lô ba, 240 g Thạch hộc, 200 g Thỏ ty tử, 200 g Nhân sâm, 160 g Mạch môn, 160 g Đỗ trọng, 160 g Sơn thù, 160 g Hoài sơn, 160 g Kỷ tử, 160 g Sa uyển tật lê, 160 g Tỏa dương, 120 g Xuyên ba kích, 80 g Ngũ vị tử, 120 g Xuyên tục đoạn, Cật heo và Cật dê mỗi thứ 12 cái.

  • Tiến hành: Cật heo và Cật dê đem đi hấp chín rồi thái mỏng và phơi cho thật khô. Tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán để chế thành viên hoàn. Sử dụng 10 g mỗi lần, mỗi ngày uống 3 – 4 viên.

- Bài thuốc trị rối loạn cương dương, yếu sinh lý và liệt dương:

  • Chuẩn bị: 200 g Nhục thung dung, 100 g Thục địa, 100 g Huỳnh tinh, 50 g Kỷ từ, 50 g Sinh địa, 50 g Dâm dương hoắc, 50 g Đỗ trọng, 50 g Hoàng kỳ, 50 g Phòng đảng sâm, 40 g Hắc táo nhân, 40 g Xuyên tục đoạn, 40 g Đơn sâm, 40 g Xuyên ngưu tất, 40 g Lộc giác giao, 40 g Nhân sâm, 40 g Cốt toái bổ, 30 g Xuyên khung, 30 g Cam cúc hoa, 20 g Trần bì, 20 g Lộc nhung và 30 quả Đại táo.

  • Tiến hành: tấc tất cả các nguyên liệu trên đem sắc uống mỗi ngày.

- Bài thuốc trị di tinh:

  • Chuẩn bị: 30 g Nhục thung dung thái nhỏ, 10 g Thỏ ty tử, 60 g gạo tẻ và 500 g Xương sống dê.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi nấu cháo để ăn trong ngày.

- Bài thuốc chữa xuất tinh sớm:

  • Chuẩn bị: 100 g Nhục thung dung thái nhỏ, 50 g Long cốt, 50 g Tang phiêu tiêu, 100 g Tỏa dương và 25 g Thổ phục linh.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên cho vào 3 L rượu và ngâm trong vòng 15 ngày. Mỗi lần uống khoảng 20 – 30 mL và mỗi ngày uống 2 lần.

- Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh:

  • Chuẩn bị: 10 g Nhục thung dung, 6 g Phục linh, 8 g Thỏ ty tử và 4 g Thạch xương bồ.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên cho vào ấm với khoảng 600 mL nước, sắc thuốc cho đến khi còn khoảng 200 mL. Chia thành 3 lần uống mỗi ngày và nên uống khi còn ấm.

- Bài thuốc chữa chứng hay quên đối với người lớn tuổi:

  • Chuẩn bị: 10 g Nhục thung dung, 10 g Tục đoạn, Thạch xương bồ và Bạch linh 30 g mỗi vị cùng với rượu.

  • Tiến hành: Nhục thung dung đi đi tẩm với rượu, sấy khô rồi tán thành bột. Tiếp đến đem các nguyên liệu Tục đoạn, Thạch xương bồ và Bạch linh đem đi tán thành bột. Sau đó trộn cùng với bột Nhục thung dung ban đầu để làm thành thuốc. Sử dụng 8 g mỗi lần để uống cùng rượu ấm và nên uống sau bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng Nhục thung dung

- Nhục thung dung là 1 loại dược liệu kỵ các vật liệu sắt hoặc đồng. Do đó khi nấu nướng hoặc ngâm rượu hoặc bảo quản vị thuốc này nên sử dụng nồi đất hoặc vật dụng bằng gốm.

- Người bị tiêu chảy hoặc âm hư hỏa vượng thì không được sử dụng.

- Người có nhiệt trong thận hoặc dương vật dễ cương cứng nhưng tinh dịch không ổn định thì không được sử dụng.

- Lưu ý không được nhầm lẫn giữa Nhục thung dung với vị thuốc Tỏa dương.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
SA SÂM

SA SÂM

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc và Sa sâm nam. Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của cây.
administrator
THUYỀN THOÁI

THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
MIẾT GIÁP

MIẾT GIÁP

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Tên dược liệu: Carapax Trionycis Họ Ba Ba (Trionychadae) Tên gọi khác: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.
administrator
BẠCH BIỂN ĐẬU

BẠCH BIỂN ĐẬU

Khá nhiều người sẽ xa lạ với cái tên Bạch biển đậu, thế nhưng nếu nhắc đến Đậu ván trắng thì có lẽ được nhiều người biết đến hơn; Đó là một món chè ăn giải nhiệt vào mùa hè nắng nóng. Trong Đông Y, đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…
administrator
CHÌA VÔI

CHÌA VÔI

Chìa vôi từ lâu đã được biết đến là một trong những vị thuốc có nhiều dược tính. Nó đặc biệt hữu ích đối với các triệu chứng của các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm.
administrator
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator