SA SÂM

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc và Sa sâm nam. Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của cây.

daydreaming distracted girl in class

SA SÂM

Giới thiệu về dược liệu

Sa sâm Bắc:

- Tên khoa học: Glehnia littoralis F. Schmidt ex Miq. 

- Họ Hoa tán (Apiaceae)

Sa sâm Nam:

- Tên khoa học: Launaea sarmentosa (Willd.) Alston hoặc Prenanthes sarmentosa Wild, 

- Họ: Cúc (Asteraceae)

Tên gọi khác: Sa Sâm Bắc, Sâm Cát, Xà Lách Biển, Sa Sâm Nam, Hải Cúc

Đặc điểm dược liệu

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc và Sa sâm nam. Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của cây.

Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao cây trung bình từ 15 - 25cm. Rễ mềm, mọc thẳng và có màu vàng nhạt. Thân mọc bò, mỗi rễ có khoảng 2 – 3 thân.

Lá dài, có lông, xẻ lông chim 6 - 7 thùy. Các lá ở gốc xếp thành hình hoa thị xung quanh thân. Mép lá không đều và có răng cưa thưa. Hoa mọc ở gốc, cuống ngắn, màu vàng. Quả đóng, hơi thuôn nhọn ở đầu, dài 4 mm.

Phân bố, sinh thái

Sa sâm nam

- Phân bố ở ven biển và các đảo lớn, từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào đến Đồng Nai. Cây cũng phân bố ở vùng ven biển phía nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam), Ấn Độ, Ai Cập và một số nơi ở châu Phi.

- Vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè năm sau, toàn bộ phần rễ và gốc sẽ mọc lên chồi mới. Cây ưa sáng, chịu được mặn, thường mọc trên bãi cát ven biển, mọc thành từng cụm hoặc rải rác thành khóm riêng rẽ với một số loài cây khác như rau muống biển, rau ngổ, dừa cạn, củ gấu biển… Cây ra hoa quả hàng năm; quả có túm lông thuận lợi cho việc phát tán nhờ gió.

Sa sâm bắc

Có nguồn gốc từ Đông Á, được trồng rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam,cây trồng ở Trại cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã thích nghi và ra hoa kết quả; hạt già rơi xuống đất đã nảy mầm một cách tự nhiên. Tuy nhiên, do chưa chú trọng nghiên cứu phát triển, nên gần đây cây đã bị mất giống.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây. 

 

Thu hái chế biến: Thường thu hái vào mùa hè tháng 3 – 4 hoặc mùa thu tháng 8 – 9 hằng năm.

Sơ chế: Sau khi đào lấy rễ, đem rửa sạch bằng nước vo gạo, đồ chín và đem sấy hoặc phơi khô. Hoặc sau khi rửa sạch, dùng rễ ngâm với phèn chua theo tỷ lệ 2 : 5. Sau đó phơi cho dược liệu hơi se lại, rồi xông diêm sinh hơn 1 giờ và tiếp tục phơi cho khô hẳn.

Bảo quản ở nơi khô ráo, kín gió nhằm hạn chế ẩm mốc và hư hại.

Thành phần hóa học 

Rễ sa sâm bắc chứa tinh dầu, acid triterpenic, alkaloid – carboline, phenylpropanoids, axit phenolic, polyacetylene và axit béo. Quả chứa phellopterin, dầu béo, acid, petroselinic. Quả tươi chứa imperatorin.

Rễ của cây sâm nam có chứa alcaloid, axit amin, carbohydrate, glycosid, tanin và steroid.… 

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền:

- Sa sâm bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng chữa phế nhiệt, ho khan, ho mãn tính, lao phổi ra máu.

- Sa sâm nam có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ, mát phổi, giảm ho, long đờm, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo hằng ngày của Sa sâm từ 10 – 15g chủ yếu dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các dược liệu khác tùy vào mục đích sử dụng.

Một số bài thuốc có dược liệu Sa sâm

- Bài thuốc chữa lao phổi, giãn phế quản và viêm phế quản mãn tính: Sắc lấy nước uống các dược liệu ngọc trúc 12g, tang diệp 12g, thiên hoa 12g, sa sâm 20g, cam thảo 4g, biển đậu 12g.

- Bài thuốc trị vàng da và thiếu máu: Sắc lấy nước uống các dược liệu hồi hương 4g, sa sâm 12g, bột nghệ vàng 12g và nhục quế 4g. Mỗi ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc trị chứng phế vị táo nhiệt sinh ra miệng khát, họng khô và ho khan có ít đờm: Sắc lấy nước uống các dược liệu mạch môn, thiên hoa phấn, sa sâm, ngọc trúc và tang diệp mỗi thứ 12g, cam thảo 4g. Mỗi ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc trị phổi yếu, mất tiếng và chứng hư nhược khí ngắn: Sắc lấy nước uống các dược liệu hoàng kỳ 4g, tri mẫu 12g, ngưu bàng tử 12g, sa sâm 20g, sinh địa 20g, huyền sâm 12g và xuyên bối mẫu 6g.

- Bài thuốc trị nóng sốt, mạch nhanh, hư lao, nóng sốt, khó thở: Sắc lấy nước uống các dược liệu tía tô 10g, sa sâm 15g, chè mạn 2g, cửu lý hương sao 4g, gừng nướng 5 lát và 1 quả chanh non (thái lát). Mỗi ngày dùng 2 lần.

- Bài thuốc trị tức ngực, ho có đờm và viêm phổi: Sắc lấy nước uống các dược liệu sinh địa 20g, mạch đông 12g, sa sâm 16g với ngọc trúc 12g.

- Bài thuốc trị họng khô, sốt và miệng khát: Chuẩn bị các dược liệu rễ vú bò 20g, bạch truật nam 20g, hoài sơn 12g, cam thảo nam 12g, gừng 4g, sa sâm 20g, hà thủ ô 20g, rễ cà gai 20g, rễ cây lứt 12g, trần bì 8g.

Cách 1: Sắc uống các dược liệu trên. Mỗi ngày 2 lần 

Cách 2: Dùng các dược liệu trên tán thành bột, sau đó làm thành viên hoàn, dùng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 20g.

- Bài thuốc chữa bụng đầy, sán khí và ợ chua: Sắc uống các dược liệu sa sâm, mạch đông và đường quy mỗi thứ 12g, câu kỷ tử 24g, xuyên luyện tử 6g và sinh địa 20g.

- Bài thuốc trị viêm nhiễm thời kỳ cuối: Sắc uống các dược liệu sinh địa và mạch môn, liều lượng tùy chỉnh.

- Bài thuốc trị nóng sốt, khó thở, hư lao, thổ huyết, phổi yếu: Sắc uống các dược liệu mạch môn và sa sâm, mỗi vị 20g.

- Bài thuốc trị ho sốt: Đun nhỏ lửa đường phèn 15g và sa sâm 25g với nước. Dùng uống

Lưu ý

- Thận trọng khi dùng cho người mắc hội chứng hư hàn.

- Không nên dùng cho người âm hư phổi táo và ho do hàn.

- Không sử dụng đồng thời sa sâm với với lê lô, vì 2 loại này có thể tương tác với nhau.

- Sa sâm gây đau tức vùng gan khi dùng cho bệnh nhân viêm gan C.

Có thể bạn quan tâm?
CÂY LẠC DẠI

CÂY LẠC DẠI

Cây lạc dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc.
administrator
LÁ ATISO

LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
BƯỞI

BƯỞI

Bưởi (Citrus grandis) là một loại cây thuộc họ Cam, được trồng rộng rãi trên khắp châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Bưởi không chỉ được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon mà còn vì có thành phần giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bưởi cũng là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là vỏ bưởi. Thành phần của bưởi gồm nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ các bệnh lý. Hơn nữa, các phần của cây bưởi như vỏ, lá, rễ và hoa cũng được sử dụng như một nguồn dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
administrator
Ô TẶC CỐT

Ô TẶC CỐT

Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này.
administrator
HÀ DIỆP

HÀ DIỆP

Hà diệp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá sen. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator