PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.

daydreaming distracted girl in class

PHÈN CHUA

Giới thiệu về dược liệu Phèn chua

- Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước. Bên cạnh đó, Phèn chua còn mang lại nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người như sát khuẩn, kháng nấm, làm sạch răng miệng, giảm mùi cơ thể, giảm tiêu chảy,…

- Tên khoa học: Alumen hoặc Sulfat Alumino Potassicus, là 1 loại muối kép sulfat của kali và nhôm.

- Công thức hóa học: K2SO4-Al2(SO4)3.24H2O.

- Tên gọi khác: Mã xĩ phàn, Vũ nát, Tất phàn, Muôn thạch, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Bạch phàn, Vũ trạch, Phàn thạch, Phèn chi,…

Đặc điểm của Phèn chua 

Phèn chua là tinh thể có hình dạng không đều, không màu hoặc có màu hơi vàng, có thể hơi đụng hoặc trong. Phèn chua không mùi và có vị chua nhẹ, dễ tan trong nước, tan trong glycerol và không tan được trong rượu.

Cách điều chế và bào chế Phèn chua

- Các cách để điều chế Phèn chua bao gồm:

  • Đem đá Minh phàn (Alunite) đi nung rồi hòa tan với nước nóng, sau đó đem đi lọc rồi kết tinh lại.

  • Hoặc có thể nung đất sét cho tác dụng với acid sulfuric, sau đó trộn với dung dịch kali sulfat và để kết tinh lại.

- Các phương pháp bào chế Phèn chua:

  • Phương pháp 1 (phương pháp cổ điển): cho Phèn chua vào nồi đất, tiến hành nung đến khi đỏ cả bên trong lẫn bên ngoài nồi thì lấy Phèn chua ra đậy kín rồi cho vào Tàng ong lộ thiên và đốt. Với tỷ lệ là 10 lạng Phèn chua và 6 lạng Tàng ong, sau khi đốt cháy hết thì để cho nguội và lấy ra tán thành bột. Tiếp đến gói lại bằng giấy và chôn xuống đất ở độ sâu khoảng 5 tấc qua 1 đêm thì lấy ra sử dụng.

  • Phương pháp 2 (phương pháp hiện nay): lấy 1 cái chảo gang có thể tích lớn gấp khoảng 5 lần thể tích Phèn chua cần bào chế để tránh làm Phèn đổ ra ngoài. Cho Phèn chua vào chảo đốt đến khi chảy ra, lúc này nhiệt độ có thể đạt từ 800 – 900oC. Phèn sẽ trào lên, đến khi hết trào nữa thì tắt lửa và để nguội. Sau đó cạo bỏ phần cháy đen hoặc cháy vàng bám bên ngoài, chỉ lấy những phần trắng đem đi tán thành bột mịn.

Thành phần hóa học

Do là một loại muối khoáng nên Phèn chua chỉ có thành phần hóa học chủ yếu là K2SO4-Al2(SO4)3.24H2O.

Công dụng – Tác dụng của Phèn chua theo Y học hiện đại

Phèn chua có các tác dụng dược lý hữu ích như:

- Sát trùng: rất hữu ích trong việc làm lành hoặc làm giảm các vết lở loét ngoài da hoặc trên niêm mạc, phục hồi những tế bào tổn thương.

- Làm giảm và loại bỏ mùi hôi miệng: tác dụng này rất rõ rệt khi sử dụng nước phèn chua để vệ sinh răng miệng mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ và từ đó giảm hôi miệng.

- Giảm mùi cơ thể: nhờ thành phần nhôm có trong Phèn chua có khả năng khử mùi hôi hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng quá thường xuyên có thể dẫn đến khô da.

- Ức chế một vài loại nấm gây bệnh ngoài da: bên cạnh khả năng sát khuẩn, Phèn chua còn cho thấy khả năng ức chế nấm do đó có thể sử dụng trong điều trị nấm da.

- Giảm viêm nhiễm vùng âm đạo: cũng nhờ tác dụng sát khuẩn và kháng nấm của phèn chua từ đó giúp giảm viêm nhiễm và giảm mùi hôi. Sử dụng bằng nước Phèn chua ấm để vệ sinh vùng kín.

- Giảm mụn nhọt, mụn trứng cá: các loại mụn này do 1 vài loại vi khuẩn gây ra (thông thường là Propionibacterium acnes). Khả năng sát khuẩn của Phèn chua cũng giúp giảm mụn nhọt, mụn trứng cá.

- Giảm nếp nhăn: do khả năng làm săn se da nên giúp da căng hơn, cải thiện tính đàn hồi từ đó giảm các nếp nhăn. Có thể sử dụng cùng các nguyên liệu khác như khoai tây, nha đam hoặc nghệ để chăm sóc cho da.

- Giảm tiêu chảy: Phèn chua có công dụng hút ẩm.

- Giúp thu nhỏ lỗ chân lông: cũng nhờ khả năng làm săn se da, đặc biệt Phèn chua ít gây kích ứng da.

Vị thuốc Phèn chua trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị chua chát, tính ấm.

- Quy kinh: vào Tỳ là chủ yếu.

- Công năng: chỉ huyết, táo thấp, sát trùng, khử đàm, giảm ngứa,…

- Chủ trị: các chứng chảy máu, mụn nhọt, ghẻ lở, ghẻ ngứa, điên giải phát cuồng, tả lỵ, thấp nhiệt hoàng đản, giúp mửa mạnh nhiệt đàm,…

Cách dùng – Liều dùng của Phèn chua

- Cách dùng: Phèn chua có thể được sử dụng với rất nhiều cách khác nhau vì nó đã quá phổ biến với người Việt Nam ta. Các cách sử dụng có thể kể đến như: uống, hòa với nước ấm làm nước vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh vùng kín, dạng bột mịn, sử dụng cả cục Phèn chua để chà xát lên vị trí cần dùng, hòa với nước lạnh để rửa rau củ quả,…

- Liều dùng:

  • Đối với dạng uống: 0,3 – 1 g mỗi ngày, có thể lên đến 2 – 4 g mỗi ngày.

  • Dùng ngoài: không cố định, đối với mỗi cách dùng Phèn chua thì lượng Phèn sử dụng sẽ khác nhau.

Một số bài thuốc có vị thuốc Phèn chua

 - Bài thuốc chữa táo bón:

  • Chuẩn bị: Bạch phàn và Tiêu thạch với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sử dụng 4 g mỗi lần và dùng 3 lần 1 ngày. Mỗi lần uống cùng với nước cháo.

- Bài thuốc chữa các bệnh ngoài da do thấp:

Chuẩn bị: Phèn chua và lưu huỳnh 12 g mỗi loại, 2 g Băng phiến, 1 kg Thạch cao nung và 63 g Thanh đại.

Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán bột mịn, tiếp đến bảo quản trong lọ sành đậy kín. Mỗi lần sử dụng thì lấy 1 ít bột thuốc trộn cùng dầu rồi thoa lên vị trí đau nhức. Thoa mỗi ngày 2 lần và thoa liên tục khoảng từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

- Bài thuốc trị chốc đầu và chàm lở:

  • Chuẩn bị: 1.500 g Phèn chua, 200 g Tùng hương và 500 g Mỡ heo mới.

  • Tiến hành: Mỡ heo và Tùng hương cho vào nồi, đun để Tùng hương tan trong Mỡ rồi để nguội. Phèn chua đem đi nung đến khi thành Khô phàn (Phèn chua không còn nước), tán thành bột mịn rồi trộn cùng Mỡ, sử dụng bôi lên vị trí bệnh.

- Bài thuốc giúp trừ đờm và khai bế:

  • Chuẩn bị: 3 phần Phèn chua & 7 phần Uất kim.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành bột, sau đó chế thành viên hoàn. Sử dụng khoảng 4 – 8 g mỗi lần, sử dụng 2 lần mỗi ngày uống với nước sắc Xương bồ hoặc nước đun sôi để ấm. Nếu lượng đờm nhiều thì nên sử dụng từ 40 – 60 g mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa viêm gan dẫn đến vàng da cấp:

  • Chuẩn bị: Phèn chua và Thanh đại với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem tán bột mịn, tiếp đến cho vào viên nang. Sử dụng từ 2 – 4 g mỗi lần và sử dụng 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa mụn lươn ở trẻ nhỏ:

  • Chuẩn bị: Khô phàn (Phèn chua không còn nước) và Chu sa với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu đem đi tán bột mịn, tiếp đến hòa với dầu mè rồi bôi lên vị trí cần được điều trị. Bôi thường xuyên cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

- Bài thuốc chữa nhức đầu, ăn uống không ngon do đờm nhiều ở họng:

  • Chuẩn bị: 1 lượng Phèn chua và 2 muỗng Mật ong.

  • Tiến hành: Phèn chua đem đi sắc cùng 1 chén nước, còn lại 1 chén thì đem trộn đều với Mật ong để uống trực tiếp. Uống xong sẽ nôn ra đờm. Nếu chưa nôn được thì nên uống thêm đến khi nôn ra được đờm tích trong cổ họng.

- Bài thuốc chữa đau bụng, thổ tả:

  • Chuẩn bị: 1 chỉ Phèn phua.

  • Tiến hành: sử dụng uống cùng với nước đun sôi.

- Cách trị hôi nách với Phèn chua:

  • Chuẩn bị: Phèn chua.

  • Tiến hành: Phèn chua tán bột rồi đem đi bọc vào khăn tay, sau đó xát lên vùng dưới cánh tay mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Phèn chua

- Không nên sử dụng Phèn chua trong thời gian dài.

- Những người mắc chứng âm hư thì không nên sử dụng.

- Do tính chất hút ẩm và làm săn se nên Phèn chua có thể làm do khô, bong tróc. Do đó mỗi người cần điều chỉnh lượng Phèn sử dụng phù hợp.

 

Có thể bạn quan tâm?
NÁNG HOA TRẮNG

NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
BẠCH TRUẬT

BẠCH TRUẬT

Bạch truật, hay còn được biết đến với những tên gọi: Truật, sinh bạch truật, sơn khương, sơn liên, mã kế, dương phu, phu kế, sơn tinh, ngật lực già, thổ sao bạch truật, đông truật,... Bạch truật là vị thuốc đông y được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa cũng như làm đẹp. Vị thuốc Bạch truật được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm nhiều công dụng mới của bạch truật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT MÔNG HOA

MẬT MÔNG HOA

Dược liệu Mật mông hoa hay còn được gọi với các tên gọi khác như Lão mông hoa, Tiểu cẩm hoa, Kê cốt đầu hoa,... thường xuất hiện trong các bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị những bệnh lý ở mắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng Mật mông hoa còn có các tác dụng tuyệt vời khác như kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mạch máu hoặc cải thiện chức năng gan.
administrator
PHÒNG KỶ

PHÒNG KỶ

Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
BẠCH ĐÀN

BẠCH ĐÀN

Bên cạnh công dụng cây trồng lấy gỗ, che bóng mát thì Bạch đàn còn được sử dụng làm dược liệu trong điều trị. Đặc biệt hơn hết là tinh dầu từ cây bạch đàn chống viêm, sát khuẩn, trị ho hiệu quả.
administrator