ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.

daydreaming distracted girl in class

ONG ĐEN

Giới thiệu về dược liệu Ong đen

- Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong. Bên cạnh đó người ta còn sử dụng Ong đen trong chữa các chứng đau răng, lở miệng, đau họng hoặc kinh phong ở trẻ em.

- Tên khoa học: Xylocoba dissimilis

- Họ khoa học: Apidae (họ Ong).

- Tên gọi khác: Ong mướp (do Ong thường hút mật hoa Mướp), Ô phong, Hùng phong, Trúc phong (do Ong sống trong đốt tre), Tượng phong,…

Đặc điểm loài Ong đen và phân bố của loài vật này

- Đặc điểm của loài Ong đen:

  • Ong đen có bề ngoài màu đen, thân Ong to và tù, toàn thân Ong đen có chiều dài khoảng 0,5 cm. Bên ngoài thân của Ong đen là 1 lớp lông mềm phủ gần như toàn thân, lớp lông này có màu đen nhạt và phía lưng Ong có lông màu vàng nhạt. 

  • Chân Ong đen ngắn và có màu đen. 

  • Cánh Ong có màu lam tím khá óng ánh và mềm, thường nhìn xuyên qua được.

  • Ong đen thường sống ở các hốc cây mục và rỗng hoặc ở trong thân tre hoặc thân nứa, chỗ ở của Ong có thể nằm sâu đến 30 cm hoặc hơn bên trong thân cây. Bên trong các thân cây này thì tổ ong sẽ được chia ra nhiều ngăn, có ngăn dùng để trữ phấn hoa, ngăn trữ mật & ngăn dùng đẻ trứng.

- Phân bố của loài Ong đen: loài Ong này có ở mọi nơi, từ đồng bằng đến vùng núi. Nhưng tại Việt Nam thì người ta chưa chú ý nhiều đến việc khai thác loại dược liệu này.

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: toàn bộ cơ thể của con Ong.

- Thu hái: dựa trên những thông tin từ miền Nam Trung Quốc, người ta thường bắt Ong đen vào thu đông. Ong đen thường sống trong tre hoặc nứa, người ta sẽ xác định vị trí của tổ Ong thì sẽ bịt kín 1 đầu ống tre lại và tiếp đến là hơ lửa khiến cho Ong chết. Cuối cùng chẻ ống tre ra và thu lấy Ong.

- Chế biến: Ong sau khi thu về thì đem đi sấy khô để bảo quản. Không nên phơi nắng.

- Bảo quản: tránh những nơi có nấm mốc, côn trùng, Nên đặt trong hộp kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Thành phần hóa học

Do độ phổ biến của dược liệu Ong đen là chưa rộng rãi nên hiện nay chưa có nhiều thông tin về thành phần hóa học có trong loại dược liệu độc đáo này.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ong đen theo Y học hiện đại

Dược liệu Ong đen được cho là có các tác dụng dược lý như kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, sốt, các triệu chứng co giật,…

Vị thuốc Ong đen trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt hơi chua, tính hàn, không độc.

- Quy kinh: vào Vị và Đại trường.

- Công năng: tá hóa, thanh nhiệt, tiêu phong,…

- Chủ trị: các chứng đau họng, viêm họng, lở miệng, kinh phong ở trẻ nhỏ, sâu răng,…

Cách dùng – Liều dùng Ong đen

- Cách dùng: thường sử dụng Ong đen ở dạng thuốc bột. Có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.

- Liều dùng: liều sử dụng khuyến cáo là từ 2 – 4 con Ong hoặc 2 – 3 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ong đen

- Bài thuốc chữa mụn nhọt hoặc lở loét lâu ngày không hết:

  • Chuẩn bị: Ong đen, lá Trầu không.

  • Tiến hành: Ong đen đem đi sấy khô rồi tán thành bột và lại rây cho mịn. Tiếp đến, thực hiện vệ sinh vết thương hoặc vết lở loét thật sạch, có thể sử dụng nước muối hoặc lá Trầu không để vệ sinh. Sau đó rắc bột Ong đen lên vết thương, có thể thực hiện vài lần mỗi ngày để vết lở loét hoặc mụn nhọt nhanh lành.

- Bài thuốc trị viêm họng, đau họng:

  • Chuẩn bị: Ong đen và Bằng sa với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: Ong đen đem đi tán thành bột mịn rồi trộn cùng với Bằng sa (Hàn the), sau đó trộn thật đều. Uống thuốc từ 1 – 4 g mỗi ngày cùng với nước ấm. Bên cạnh đó cũng có thể hòa Bột ong với nước theo tỷ lệ 1/10 và lấy bôi mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa kinh phong, sốt cao, co giật ở trẻ em: 

  • Chuẩn bị: 2 con Ong đen.

  • Tiến hành: Ong đen đem đi tán thành bột mịn, sau đó thì sắc cùng với 200 mL nước, sắc cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 50 mL thì lấy để uống hết 1 lần trong ngày. Bài thuốc sử dụng cho trẻ em nên có thể gia thêm đường nhằm cải thiện hương vị giúp trẻ dễ uống hơn.

Lưu ý khi sử dụng Ong đen

- Những người bị hư hàn, không hỏa thì không nên sử dụng Ong đen.

- Do loại dược liệu này hiện nay chưa có nhiều thông tin cụ thể, do đó người sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo sử dụng dược liệu một cách an toàn, hiệu quả và hợp lý.

 

Có thể bạn quan tâm?
THIÊN HOA PHẤN

THIÊN HOA PHẤN

Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.
administrator
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator
SÂM VÒ

SÂM VÒ

Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
RAU MUỐNG

RAU MUỐNG

Theo Y học cổ truyền, rau muống tính mát, vị nhạt, hơi ngọt nhẹ thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ thống tiêu hóa, điều trị đái tháo đường, dùng ngoài để đắp vào các vết loét do bệnh Zona, hỗ trợ chứng thiếu máu, điều trị một số bệnh lý về gan.
administrator
RAU MÁC

RAU MÁC

Rau mác (Sagittaria sagittifolia) là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân dưới nước là thân rễ củ. Rau mác có vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có độc ít, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng…
administrator
KÊ NỘI KIM

KÊ NỘI KIM

Tên khoa học: Endothelium corneum gigeriae Galli Họ: Phasianidae (Chim Trĩ) Tên gọi khác: Kê tố tử, Kê hoàng bì, Kê chuẩn bì, Màng mề gà
administrator