THIÊN HOA PHẤN

Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.

daydreaming distracted girl in class

THIÊN HOA PHẤN

Giới thiệu về dược liệu Thiên hoa phấn

- Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.

- Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Maxim. hoặc Trichosanthes japonica Reget.

- Họ khoa học: Cucurbitaceae (họ Bầu bí).

- Tên dược liệu: Radix Trichosanthis.

- Tên gọi khác: Dưa trời, Qua lâu căn, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Bát bát trâu, Dây bạc bát,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Thiên hoa phấn

- Đặc điểm thực vật:

  • Thiên hoa phấn thuộc loại cây leo sống lâu năm. Thân cây có các rãnh và các tua cuốn với khoảng từ 2 – 5 nhánh. 

  • Rễ Thiên hoa phấn có hình trụ không đều, chiều dài khoảng 8 - 16 cm và đường kính từ 1,5 – 5,5 cm. Vỏ ngoài có màu vàng trắng hay xanh vàng  hơi nâu với các nếp nhăn chạy theo chiều dọc rễ. Sẹo trên rễ con và các mao mạch trong lõi hơi lõm phương ngang. 1 số phần của vỏ ngoài có màu vàng nâu. Rễ Thiên hoa phấn khá đặc và cứng, thịt rễ bên trong có màu trắng hoặc hơi vàng, bột. gỗ màu vàng, xếp thành các vòng tròn tỏa ra trên mặt cắt ngang và các vân chạy theo chiều dọc. Rễ không có mùi và có vị hơi đắng.

  • Lá mọc so le, phiến lá có chiều dài khoảng 5 – 14 cm và chiều rộng khoảng 3 – 5 cm. Phiến lá chia thành 3 đến 5 thùy với mặt trên hơi nhám.

  • Cây có hoa ở khác chỗ với chum hoa đực có chiều dài khoảng 15 cm. Lá bắc có răng cưa. Hoa đực của Thiên hoa phấn rộng khoảng 7 cm với các cánh hoa có chiều dài khoảng 2,5 cm với nhị 3. Các hoa cái thì mọc đơn độc, bầu có cuống và có chiều dài khoảng 3 cm.

  • Quả Thiên hoa phấn thuộc dạng quả mọng, to khoảng 9 – 10 cm có màu vàng cam. Bên trong có chứa các hạt tròn, dẹp với chiều dài có thể đạt khoảng 16 mm, chiều rộng khoảng 7 đến 12 mm. Bên trong có lớp vỏ lụa màu xanh.

  • Thiên hoa phân thường ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 và ra quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Trên thế giới, Thiên hoa phấn thường được thấy nhiều ở các quốc gia như Triều Tiên và Trung Quốc.

  • Ở nước ta, Thiên hoa phấn hiện nay chỉ có thể được thấy tại tỉnh Cao Bằng, hầu hết là được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng phần rễ củ của cây.

- Thu hái: khi thu hái, thường người ta sẽ ngắt bỏ phần hoa để chất dinh dưỡng tập trung vào rễ củ để củ to mập. Thường thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

- Chế biến: sau khi thu về thì đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ bên ngoài, sau đó cắt thành các đoạn rễ ngắn, các rễ nhỏ thì để nguyên. Tiếp đến ngâm trong nước sôi trong khoảng 1 tuần rồi đem đi phơi hoặc sấy khô.

- Bảo quản: dược liệu sau khi khô thì bảo quản bằng cách xông diêm sinh để sử dụng dần.

Thành phần hóa học

Dược liệu Thiên hoa phấn có các thành phần hoạt chất như các vitamin, các karasurin (A, B, C và T 33), các saponin (như cucurbitacin B và D,…), trichosanthin, các polysaccharide (như glucose, galactose, fructose, xylose và mannose,…).

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Thiên hoa phấn theo Y học hiện đại

Dược liệu Thiên hoa phấn có các tác dụng dược lý như sau:

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: nhờ vào các thành phần gồm lectin và các polysaccharide như galactose, fructose, xylose,..có trong Thiên hoa phấn cho thấy tác dụng giảm đường huyết trên động vật thử nghiệm bị đái tháo đường type 2.

- Chống ung thư: nhờ vào thành phần trichosanthin, cucurbitacin B và D cùng với acid bryonolic có khả năng chống lại tế bào ung thư trong các nghiên cứu.

- Hỗ trợ hạ lipid huyết: khi sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác như Đại hoàng, Nhân sâm thì cho thấy tác động giảm cholesterol xấu như LDL-C.

- Chống viêm.

- Điều trị viêm gan.

- Gây sảy thai: hoạt chất trichosanthin có tác dụng gây sảy thai do đó cần thận trọng khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai.

- Ngoài ra còn nhiều công dụng tiềm năng khác của Thiên hoa phấn đang được nghiên cứu.

Vị thuốc Thiên hoa phấn trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng hơi ngọt, tính hàn.

- Quy kinh: vào Phế và Vị.

- Công năng: hóa đờm, mát phế, sinh tân dịch, chữa khát, tán ứ,…

- Chủ trị: 

  • Chữa các chứng đái tháo đường.

  • Chữa các chứng thoát mủ ở mụn nhọt, sưng tấy, nhọt độc,…

  • Chữa khát.

  • Chữa ho khan do nhiệt tích tụ ở phế.

Cách dùng – Liều dùng của Thiên hoa phấn

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc giã nát ngâm nước để lọc lấy bột.

- Liều dùng: từ 8 – 16 g mỗi ngày đối với dạng thuốc sắc và 4 – 8 g mỗi ngày đối với dạng bột.

Một số bài thuốc có vị thuốc Thiên hoa phấn

- Bài thuốc trị đái tháo đường: 

  • Chuẩn bị: 8 g Thiên hoa phấn, Thục địa và Hoài sơn 20 g mỗi loại, 12 g Đơn bì, 12 g Kỷ tử, 12 g Thạch hộc, Sơn thù và Sa sâm 8 g mỗi loại. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống trong ngày.

- Bài thuốc trị mụn nhọt lâu ngày: 

  • Chuẩn bị: 8 g Thiên hoa phấn, Ý dĩ và Bạch chỉ 10 g mỗi loại.

  • Tiến hành: các vị thuốc trên đem đi sắc hoặc tán bột sử dụng uống.

- Bài thuốc trị nóng sốt, miệng khô khát và vàng da: 

  • Chuẩn bị: 8 g Thiên hoa phấn và 8 g rễ cây É lớn đầu.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi thái nhỏ và phơi khô, sau đó sắc với 200 mL nước đến khi cô lại còn 50 mL, uống 1 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc trị thấp khớp: 

  • Chuẩn bị: 12 g Thiên hoa phấn, 12 g Thổ phục linh, 12 g Cốt toái bổ, 12 g Kê huyết đằng, 12 g Thạch cao, 12 g Đơn sâm, 12 g Sinh địa, 12 g Rau má, 12 g Uy linh tiên, 12 g Hy thiêm, 12 g Khương hoạt, 12 g Độc hoạt, 8 g Bạch chỉ  và 4 g Cam thảo . 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị tắc sữa: 

  • Chuẩn bị: 8 g Thiên hoa phấn, 12 g Bạch thược, Sài hồ, Đương quy và Xuyên sơn giáp 8 g mỗi vị, Thanh bì, Cát cánh và Thông thảo 6 g mỗi loại. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị viêm họng mãn tính:

  • Chuẩn bị: 12 g Thiên hoa phấn, 12 g Mạch môn, 12 g Hoàng cầm, 12 g Tang bạch bì, 16 g Sa sâm, 4 g Cam thảo và 4 g Cát cánh.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc trị ban đậu biến chứng:

  • Chuẩn bị: 20 g Thiên hoa phấn, 20 g Cát cánh, 20 g Phục linh, 20 g Thạch xương bồ, 20 g Kha tử và 20 g Cam thảo.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi tán thành bột mịn, tiếp đến thêm vào 7 đọt Kinh giới và 7 đọt Tiểu trúc (chọn phần ngọn) rồi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị quai bị: 

  • Chuẩn bị: 8 g Thiên hoa phấn, 16 g Thạch cao, Ngưu bàng và Cát căn 12 g mỗi loại, 8 g Thăng ma, 8 g Liên kiều, 8 g Hoàng cầm, 8 g Cát cánh, Sài hồ và Cam thảo 4 g mỗi loại. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Thiên hoa phấn

- Hạn chế hoặc thậm chí không nên sử dụng cho phụ nữ có thai.

- Không sử dụng Thiên hoa phấn cùng dược liệu Ô đầu.

 

Có thể bạn quan tâm?
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
KẾ SỮA

KẾ SỮA

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn Họ Cúc (Asteraceae) Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
administrator
MƯỚP TÂY

MƯỚP TÂY

Mướp tây hay còn gọi là Đậu bắp, vốn dĩ là một loại thực vật không còn xa lạ gì với mọi người. Không chỉ là món ăn đầy chất dinh dưỡng trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Mướp tây còn là một loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mướp tây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi ở hầu hết các bộ phận của cây. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
administrator
DẦU CÂY TRÀ

DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator