NGŨ TRẢO

Ngũ trảo là một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước khác thuộc khu vực châu Á. Một số tác dụng của dược liệu đã được chứng minh bằng các nghiên cứu dược lý hiện đại. Cây được sử dụng trong các bài thuốc trị đau khớp và một số bệnh khác và cho tác dụng rất tốt.

daydreaming distracted girl in class

NGŨ TRẢO

Giới thiệu về dược liệu Ngũ trảo

- Ngũ trảo là một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước khác thuộc khu vực châu Á. Đây là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả và được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Một số tác dụng của dược liệu đã được chứng minh bằng các nghiên cứu dược lý hiện đại. Cây được sử dụng trong các bài thuốc trị đau khớp và một số bệnh khác và cho tác dụng rất tốt.

- Tên khoa học: Vitex negundo L.

- Họ khoa học: Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa).

- Tên gọi khác: Mẫu kinh, cây Chân chim, Hoàng kinh, Ô liên mẫu, Ngũ trảo răng cưa,…

Phân bố dược liệu Ngũ trảo

- Nguồn gốc của Ngũ trảo được cho rằng bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa, sau đó được phân bố ở nhiều nước thuộc khu vực châu Á như Myanmar, Ấn Độ, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc hoang dại khá nhiều, phân bố trải dài từ Bắc xuống Nam. Người dân trồng Ngũ trảo như một loại cây cảnh hoặc dùng để làm thuốc do các tác dụng chữa trị của nó.

- Ngũ trảo là một loài cây ưa ẩm và ưa sáng nên thích hợp với khí hậu ở Việt Nam. Thời điểm sinh trưởng tốt nhất của cây là mùa hè. Người dân có thể thu hoạch Ngũ trảo để bào chế làm thuốc bất kể thời gian nào trong năm.

Mô tả dược liệu Ngũ Trảo

- Ngũ trảo là loại cây thân gỗ nhỏ và sống lâu năm, chiều cao trung bình của cây từ 3 – 5 m. Thân cây có màu xám hay ngả sang màu nâu, hình trụ.

- Lá của Ngũ trảo có hình lông chim, mọc 5 lá chét, xòe ra như 5 chiếc móng của con chim nên người dân mới gọi với cái tên Ngũ trảo. Chiều dài của lá có thể đến 8 cm. Mặt dưới có lông còn mặt trên thì không, đầu lá Ngũ trảo nhọn và có răng cưa ở đầu lá khi quan sát.

- Hoa Ngũ trảo có màu tím hay tím ngả màu lam. Hoa mọc thành chùm nhỏ và vị trí mọc ở ngay đầu cành. Kích thước hoa của cây khá nhỏ.

- Quả ngũ trảo có 4 hạt ở bên trong, quả mọng nước, lúc sống có màu xanh và có màu vàng đen hay màu đen khi chín.

- Mùa hoa của Ngũ trảo thường vào tháng 11 trong năm và mùa cho quả bắt đầu từ tháng 5 của năm kế tiếp.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng để làm thuốc. 

- Thu hái: khi thu hoạch phải lựa thời điểm để có thể thu được dược liệu với thể chất và hàm lượng hoạt chất tốt nhất, cụ thể:

  • Đối với hoa và quả nên thu hoạch vào đúng mùa cây cho hoa (tháng 11) và cho quả (tháng 5 – 7) để dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao nhất.

  • Đối với rễ và lá của dược liệu có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

- Chế biến: các bộ phận khi thu hoạch về rửa sạch và loại bỏ đất cát, phơi hay sấy cho đến khô, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng dần dần.

Thành phần hóa học của Ngũ trảo

- Các bộ phận của Ngũ trảo chứa nhiều hợp chất hóa học thuộc nhiều nhóm chất khác nhau, một số nhóm chất có thể kể đến như: Tinh dầu, Lignan, các hợp chất cấu trúc polyphenolic, terpenoid (gồm các triterpen, sesquiterpen và diterpen), các iridoid glycoside, flavonoid, alkaloid và các hợp chất cấu trúc khung steroid.

- Các thành phần hóa học trên sẽ phân bố với tỉ lệ khác nhau ở từng bộ phận của dược liệu Ngũ trảo, đây đều là những hợp chất sinh học có nhiều tác dụng dược lý đối với một số loại bệnh lý của cơ thể. Đã được chứng minh hiệu quả bằng nhiều nghiên cứu khác nhau.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Ngũ trảo

Dược liệu Ngũ trảo có các tác dụng dược lý như:

- Tác dụng kháng viêm: Do chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và chống lại các gốc tự do (ROS), Ngũ trảo cho tác dụng chống lại sự tàn phá của các gốc tự do đối với cơ thể. Ngoài ra, dược liệu còn cho tác dụng điều hòa sự biểu hiện của các hoạt chất trung gian trong quá trình viêm của cơ thể. Vitexdoin A là một hoạt chất đã được phân lập từ Ngũ trảo và cho tác dụng kháng viêm hiệu quả

- Tác dụng kháng vi khuẩn và vi sinh vật: Ngũ trảo cho tác dụng ức chế sự nhân lên  và phát triển của ấu trùng muỗi Aedes aegypti và muỗi Anopheles stephensi. Flavonoid được chứng minh là nhóm chất cho tác dụng kể trên

- Tác dụng chống ung thư: Ngũ trảo cho tác dụng kiềm hãm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy ở người (PANC-1)

- Tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường: Ngũ trảo cho tác dụng chống tăng đường huyết và ổn định đường huyết. Tác dụng này được so sánh hiệu quả với thuốc điều trị đái tháo đường glibenclamide. 

Tác dụng – công dụng theo cổ truyền của Ngũ trảo

- Tính vị: vị chua đắng, tính hàn. Ngoài ra tính vị sẽ khác nhau tùy theo bộ phận sử dụng của dược liệu như:

  • Quả: có vị đắng, cay và tính ấm.

  • Rễ: tính mát.

- Quy kinh: Chưa tìm thấy tài liệu mô tả.

- Công năng - chủ trị: 

  • Sử dụng trong các bệnh về xương khớp ở người già. Điều trị sốt cao, lợi tiểu, giải độc. tiêu thũng, giảm sưng, long đờm. Kích thích lưu thông khí huyết, tiêu hóa, trừ thấp.

  • Ngoài ra còn dùng chữa trị các chứng bệnh: Đau bụng kinh, nhức mỏi cơ, đái ra máu, các bệnh lý đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da,…

  • Tùy bộ phận sẽ có nhiều tác dụng đặc trưng khác nhau. Đây là những tác dụng chung nhất của dược liệu Ngũ trảo.

Cách dùng – Liều dùng của Ngũ trảo

- Cách dùng: Ngũ trảo có thể được sử dụng với nhiều hình thức, dùng được cả bằng đường uống hay đường bên ngoài. Một số cách sử dụng có thể kể đến như:

  • Dạng thuốc sắc.

  • Dạng thuốc bột.

  • Dùng thoa ngoài da.

  • Xông hơi hoặc ngâm ngoài da.

  • Ngoài là dược liệu Ngũ trảo còn có thể dùng tươi trong một số bài thuốc.

- Liều dùng: sẽ thay đổi tùy theo bộ phận của cây, theo các tài liệu tham khảo

  • Sử dụng hạt: 2 – 4 g.

  • Sử dụng các bộ phận khác như rễ, lá, vỏ thân: không được quá 30 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Ngũ trảo

- Bài thuốc chữa cảm mạo, phong hàn:

  • Chuẩn bị: 30 g lá Ngũ trảo, 6 gHành tăm  và 6 gGừng tươi . 

  • Tiến hành: các vị thuốc trên đem sắc uống và dùng với liều 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc hỗ trợ chữa đau lưng, gai cột sống:

  • Chuẩn bị: Lá cây Đại tướng quân, lá Ngũ trảo và Bồ công anh. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi giã thật nhỏ 3 loại lá trên với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40o) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.

- Bài thuốc giúp kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon:

  • Chuẩn bị: 12 g vỏ cây Ngũ trảo. 

  • Tiến hành: vỏ Ngũ trảo đem đi rửa sạch rồi cắt thành đoạn nhỏ, sau đó đem đi sắc thành thuốc và uống khi còn nóng, nên dùng trước bữa ăn 30 phút.

- Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa, viêm loét ngoài da:

  • Chuẩn bị: Quả Ngũ Trảo tươi.

  • Tiến hành: quả đem đi sấy khô và tán thành bột mịn. Dùng liều 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 lượng khoảng 6 g. 

Lưu ý khi sử dụng Ngũ trảo

- Ngũ trảo tuy khá phổ biến và được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên một số đối tượng cần phải lưu ý khi sử dụng để tránh tác dụng phụ: 

  • Người có cơ thể suy nhược, táo bón lâu ngày không khỏi.

  • Người dị ứng với thành phần của thuốc.

- Các bài thuốc từ Ngũ trảo người dân không được tự ý sử dụng lâu dài do có sự kết hợp với các dược liệu khác có thể gây tác dụng phụ, Phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TẦN GIAO

TẦN GIAO

Tần giao (Gentiana dahurica) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga. Cây thân thảo, cao khoảng 30-80cm, lá xanh đậm, hoa màu xanh hoặc tím. Tần giao thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tần giao có chất chống viêm và kháng khuẩn, cũng như có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
administrator
Ô ĐẦU

Ô ĐẦU

Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
MỘT DƯỢC

MỘT DƯỢC

Vị thuốc Một dược là một trong các loại dược liệu đã được sử dụng rất phổ biến từ xa xưa và là khá được ưa chuộng ở nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ngày nay, Một dược cũng được xem như một vị thuốc Đông y để điều trị huyết ứ. Vị thuốc có giá trị nhất định trong Đông y ngày nay và cũng là minh chứng cho sự liên kết và giao thoa giữa những thời đại khác nhau của nền y học.
administrator
HOÀNG CẦM

HOÀNG CẦM

Hoàng cầm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thử vĩ cầm, hoàng văn, điều cầm, tửu cầm, không trường. Hoàng cầm có rất nhiều tác dụng như tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết, thanh thai nhiệt. Thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator