QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.

daydreaming distracted girl in class

QUẢ SIM

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. 

- Tên đồng nghĩa: Rhodomyrtus parviflora Alston; Myrtus tomentosa Ait.

- Họ: Sim (Myrtaceae). 

- Tên gọi khác: Dương lê; nẫm tử; sơn nẫm; cương nẫm; đào kim nương; hồng sim; đào kim phượng.

Đặc điểm thực vật

Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.

Sim là loại cây bụi cao tới 3,5 m, thân non màu vàng nâu, có nhiều lông mịn; thân già màu nâu đen có các đường nứt chạy dài.

Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình xoan hoặc hình bầu dục, gốc nhọn, đầu tròn; mép phiến nguyên hơi cong xuống phía dưới; lá già mặt trên màu xanh lục đậm, nhẵn bóng, mặt dưới màu vàng xanh có rất nhiều lông mịn; lá non có lông ở cả 2 mặt. Có ba gân từ gốc, gân lá hình lông chim nổi rõ mặt dưới. Cuống màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, không có lá kèm.

Hoa mọc đơn độc hoặc thành cụm 2-3 hoa ở ngọn cành ngắn. Hoa đều, lưỡng tính, có năm cánh màu hồng tím mặt trên đậm hơn mặt dưới, có 4-5 gân nổi rõ ở mặt dưới và rất nhiều lông mịn ở 2 mặt và bìa cánh hoa.

Quả mọng hình trứng ngược mang đài tồn tại ở đỉnh. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát, chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt, nhiều lông mịn, có mùi thơm, chứa rất nhiều hạt. Hạt hình thang, màu nâu.

Phân bố, sinh thái

Sim là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, ưa thích khí hậu ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ. Cây mọc tự nhiên và phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Sulawesi và Malaysia. 

Tại Việt Nam sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh vùng trung du và núi thấp, cây mọc hoang ở nương rẫy bỏ hoang hoặc các vùng đồi. Hiện nay, cây mọc tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và ven biển nước ta, đặc biệt là ở đảo Phú Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Lá, quả và rễ.

Thu hái, chế biến

- Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô. 

- Quả chín hái vào mùa thu có thể ăn được, được làm thành bánh nướng và mứt, hoặc ngâm rượu. 

- Rễ thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hóa học 

- Cả cây chứa tanin.

- Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như acid betulinic; taraxerol, betulin,… Lá sim còn chứa nhiều chất ellagi tannin, rhodomyrtone.

- Quả có chất béo, protein, glucid, thiamin, riboflavin, ethanol và piceatannol, acid nicotinic và vitamin A, lavon – glucosid, malvidin – 3 glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin, đường và acid hữu cơ.

- Nụ sim có nhiều flavonic, riboflavin, tanin, acid nicotinic, flavonic, riboflavin…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền: Lá sim có vị ngọt, tính bình; Quả sim có vị ngọt, chát, mùi thơm, tính bình. Rễ sim cũng có vị ngọt, hơi chua và tính bình. Có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường (cầm tiêu chảy). Búp và lá Sim non được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Lá còn là thuốc cầm máu, chữa vết thương chảy máu. Quả sim chín ăn được, dùng chế rượu, chữa thiếu máu lúc có thai, suy nhược khi mới ốm dậy, lòi dom, ù tai, di tinh, phụ nữ băng huyết. Rễ sim chữa tử cung xuất huyết cơ năng, đau xương, lưng gối yếu mỏi, viêm thấp khớp.

Theo Y học hiện đại, Sim có tác dụng:

- Điều trị rối loạn đường tiêu hóa: Chiết xuất lá sim có tác dụng ức chế mạnh đối với Escherichia coli và S. aureus, do đó có tiềm năng phát triển thêm thành chất kiểm soát sinh học để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

- Kháng viêm: Dịch chiết cồn từ lá sim có khả năng ức chế sản xuất NO và prostaglandin E2 (các hóa chất trung gian gây viêm).

- Chống oxy hóa

- Hỗ trợ điều trị ung thư: Chiết xuất cồn của rễ cây sim cho thấy khả năng ức chế tăng sinh đáng kể các tế bào ung thư. Đồng thời, rhodomyrtone từ lá sim cũng làm chậm quá trình phân bào, gây ra chết tế bào ung thư theo quá trình tự nhiên, ức chế tăng sinh tế bào ung thư ở biểu bì.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều lượng thích hợp của dược liệu phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. 

Một số bài thuốc có dược liệu Sim:

- Phụ nữ mang thai thiếu máu; người mới khỏi bệnh cơ thể suy yếu, thần kinh suy nhược: Dùng khoảng 15- 20g quả sim khô đem sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

- Chảy máu mũi: Dùng quả sim khô 20g sắc với 3 bát nước 3 bát. Sắc còn nửa bát, uống hết trong một lần.

- Đại tiện xuất huyết: Dùng quả sim khô 20g sắc với 2 bát nước. 10 phần sắc còn 8 phần, chia 2 lần uống trong ngày; uống liên tục trong 1 tuần.

- Viêm dạ dày, viêm ruột cấp: Dùng lá sim tươi 50-100g sắc nước uống.

- Đau đầu kinh niên: Dùng lá và cành sim tươi 30g, cho vào nồi đổ ngập nước, đun còn nửa bát ; uống liên tục 2-3 ngày.

- Chữa vết thương: Dùng lá sim tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ vết thương.

- Phong thấp đau nhức xương, lưng đau mỏi: Dùng rễ sim 40g, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

- Hen suyễn: Dùng rễ sim khô 60g, sắc nước uống.

Lưu ý

Những người bị táo bón do nhiệt không nên dùng để uống vì lá sim, búp sim và rễ sim có chứa nhiều chất chát.

 

Có thể bạn quan tâm?
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
TÔ DIỆP

TÔ DIỆP

Tía tô chắc hẳn là một loại gia vi vô cùng quen thuộc trong căn bếp của những gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phần lá Tía tô - còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp đa số được sử dụng để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô diệp và cách sử dụng tốt nhất.
administrator
THÔNG THẢO

THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
administrator
HUYẾT GIÁC

HUYẾT GIÁC

Huyết giác được dùng nhiều trong dân gian, có công dụng chữa ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch, tê thấp, ... Dùng huyết giác kết hợp với một số dược liệu khác sắc uống hoặc huyết giác ngâm rượu để xoa bóp.
administrator
CỐT KHÍ CỦ

CỐT KHÍ CỦ

Cốt khí củ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Điền thất, nam hoàng cầm, Hỗ tượng căn, Co hớn hườn, mèng kéng, hồng liu. Cốt khí củ là một loại cây hoang dại được tìm thấy nhiều ở Sa Pa. Cốt khí củ trong dân gian được sử dụng như một vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc gây đau bụng, té ngã chấn thương gây đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
CỎ XƯỚC

CỎ XƯỚC

Cỏ xước là loại dược liệu có tính mát, quy vào kinh Can, Thận có tác dụng thanh nhiệt, trị táo bón, giảm huyết áp, điều trị viêm gan, viêm đa khớp… Cùng tìm hiểu những công dụng chữa bệnh của cây cỏ xước, cách sử dụng và tác hại của dược liệu này.
administrator
MỦ TRÔM

MỦ TRÔM

Nhắc đến Mủ trôm, ở nước ta ai ai cũng nghĩ đến một loại thực vật thường được sử dụng để làm nước mát, nước giải khát cho những ngày hè nóng oi bức hoặc cần sự thanh mát cho cơ thể. Mủ trôm thường được pha chế trong các thức uống mát như sâm bổ lượng hoặc nước hạt é. Bên cạnh đó, Mủ trôm còn là một vị thuốc có những công dịch có ích cho sức khỏe.
administrator