HÚNG CHANH

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.

daydreaming distracted girl in class

HÚNG CHANH

Giới thiệu dược liệu

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.

  • Tên thường gọi: Húng chanh

  • Tên gọi khác: Tần Dày Lá, Dương Tử Tô, Rau Thơm Lông, Rau Thơm Lùn, Rau Tần,...

  • Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (hoặc Coleus aromaticus Benth, Coleus crassifolius Benth, Coleus amboinicus Lour).

  • Họ: Hoa môi (Lamiaceae).

Húng chanh được sử dụng để uống có thể làm giảm chứng hội chứng ruột kích thích

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Húng chanh là một loại cỏ, gốc hoá gỗ cứng có thể cao 25 – 75cm. Thân mọc đứng, cả cây màu xanh nhạt và đều có lông tơ trắng.

Lá Húng chanh dài 7 – 10 cm, rộng 4 – 6 cm, có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, mặt trên có lông đơn, vị thơm; mặt dưới có nhiều lông bài tiết hơn, gân lá nổi rõ, vị khá hắc, nhưng mát nên hay được dùng làm gia vị. Cuống lá rộng, hình bầu dục, mọc đối và dày giống như mọng nước, mép có khía như tai bèo. 

Hoa nhỏ, có màu tía, nhỏ, mọc sát nhau thành cụm hoa (gồm 20 – 30 hoa). 

Quả bế màu nâu, có kích thước nhỏ, dạng cầu.

Mùa ra hoa - quả: Tháng 3 đến tháng 5.

Phân bố

Cây Húng chanh có nguồn gốc từ đảo Moluques.

Ở Việt Nam, Húng chanh phân bố khắp cả nước để lấy lá. 

Đây là loại cây ưa sáng, ẩm, đôi khi chịu hạn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá tươi

Hái lá hoặc cành non, rửa sạch để dùng.

Thành phần hóa học

Húng chanh có chứa một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chính của tinh dầu là chất cacvacrola khoảng 40,40%.

Tác dụng – Công dụng

Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, húng chanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Lá húng chanh từ lâu đã trở thành là loại dược liệu, gia vị được nhiều người sử dụng bởi hàm lượng tinh dầu và các hoạt chất có trong chúng như vitamin A, vitamin C và Omega 6 có lợi cho sức khỏe.  

  • Vitamin A là chất thiết yếu trong hệ miễn dịch, giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm - gốc rễ của nhiều bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra còn giúp tăng cường thị lực và bảo vệ mắt.

  • Vitamin C trong húng chanh giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp - nguyên nhân gây ra viêm họng. Đồng thời nó cũng giúp tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm, mệt mỏi và cảm lạnh.

  • Axit béo Omega 6 ngăn ngừa ung thư, tăng cường cholesterol để giảm các bệnh tim mạch, giảm các triệu chứng sưng đau trong viêm khớp dạng thấp.

Cách dùng - liều dùng

Lá húng chanh được dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam. 

  • Dùng ngoài

Lá tươi giã nát, đắp lên vết thương do rết, bọ cạp cắn.

  • Dùng xông hoặc uống

Liều dùng: 10-16g lá tươi mỗi ngày, sắc thuốc. Dùng xông hoặc giã vắt lấy nước uống. 

Kết hợp với nhiều loại lá khác khi dùng xông như sả, hương nhu, hoắc hương.

Một số bài thuốc sử dụng húng chanh

Bài thuốc chữa ho

- Chữa ho, viêm họng, khản tiếng

Đối với người trưởng thành

Cách 1: Nhai lá húng chanh tươi, ngậm với muối, nuốt nước dần dần. 

Cách 2: Lấy 20g lá tươi giã nhỏ, thêm nước gạo uống. Làm 2 lần trong ngày.

Đối với trẻ em

Lá tươi rửa sạch, giã nhỏ với ít đường, đem hấp cơm và cho uống 2-3 lần trong ngày.

- Chữa ho gà

  • 10g Húng chanh

  • 12g Mạch môn 

  • 12g Vỏ rễ dâu 

  • 10g Bách bộ 

  • 10g rau sam 

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 15-30 ngày.

- Chữa cảm mạo do lạnh

  • 10g Húng chanh 

  • 12g Bách bộ 

  • 12g Tía tô 

  • 10g Xạ can 

  • 8g Trần bì

  • 6g Bạch chỉ. 

Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 5 ngày liền.

Giảm chứng hội chứng ruột kích thích

Hãm lá húng chanh uống như trà mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể hội chứng ruột kích thích. 

Lưu ý

Lá và thân Húng chanh có nhiều lông nên những người có làn da nhạy cảm cần cẩn thận khi dùng để tránh gây kích ứng da.

Chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của Húng chanh với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Đối với các trường hợp bệnh nặng không nên tự chữa bằng các bài thuốc từ húng chanh.

Nhiều nghiên cứu chứng minh húng chanh là có hiệu quả trong việc chữa các bệnh về hô hấp, da, tiêu hóa và có hoạt tính kháng khuẩn, chống nấm, chống virus. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng về liều lượng an toàn dùng trên người. 

Nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng húng chanh.

 

Có thể bạn quan tâm?
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÀI HỒ

SÀI HỒ

Dược liệu Sài hồ là một loại thuốc Y học cổ truyền rất phổ biến và hữu dụng đối với những người gặp phải chứng bệnh gọi là Can khí uất. Những người bị phải chứng bệnh này thường dễ bực bội, cáu gắt, tinh thần lo lắng, nóng vội và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
PHỤC THẦN

PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
administrator
DỀN GAI

DỀN GAI

Dền gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rau giền gai, thích hiện, giền hoang, phjăc hôm nam, la rum giê la, dền hoang. Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THÔNG THẢO

THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
administrator