CẦN TÂY

Cây cần tây là một loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam. Không những vậy, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng như: làm thuốc lợi tiểu, thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh, chữa bệnh huyết áp, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể,…

daydreaming distracted girl in class

CẦN TÂY

Giới thiệu về dược liệu 

Cây cần tây là một loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam. Không những vậy, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng như: làm thuốc lợi tiểu, thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh, chữa bệnh huyết áp, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể,…

  • Tên thường dùng: cây cần tây.

  • Tên gọi khác: rau cần tây, cần tây.

  • Tên khoa học: Apium graveolens L.

  • Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Cần tây là một trong những loại rau quen thuộc với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Đặc điểm nhận dạng

Cần tây là cây thảo sống dai; thân màu xanh lá, nhẵn, mọc thẳng đứng, trung bình cao khoảng 40cm -150 cm. Thân có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng.

Lá mọc so le, xẻ thành nhiều thùy. Cuống lá dài khoảng 3-8 cm. 

Hoa mọc thành chùm, hoa nhỏ màu trắng nhạt, 10-20 hoa nhỏ này tạo thành một chùm hoa.

Phân bố

Nguồn gốc cây cần tây là từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Ngoài ra còn được trồng lâu đời tại các nước Châu Âu để làm thức ăn và làm thuốc lợi tiểu.

Cần tây phân bố nhiều ở các vùng thung lũng, đầm lầy ở Việt Nam như: Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Định,…

Bộ phận sử dụng

Toàn bộ các bộ phận của cần tây được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái, chế biến

Cần tây có thể thu hoạch quanh năm.

Thường dùng để chế biến thực phẩm, làm ép nước hoặc ăn sống.

Thành phần hóa học 

Cần tây chứa đến 95% là nước. Ngoài nước còn chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe như:

  • Vitamin và khoáng chất

Cần tây giàu vitamin K và một lượng nhỏ các vitamin khác như: vitamin A, vitamin B và vitamin C. 

Cần tây có hàm lượng calo thấp nhưng chứa một số khoáng chất như: kali, folate, phốt pho, choline, canxi, mangan, magiê,…

  • Carbohydrate

Cần tây rất ít calo và carbohydrate nhưng cung cấp hàm lượng chất xơ khá cao.

  • Chất điện giải

Cần tây chứa nhiều chất điện giải như natri và florua tự nhiên. 

Chất điện giải giúp giữ huyết áp ở mức ổn định, tăng sức khỏe cơ, tăng cường hoạt động của các dây thần kinh, và hỗ trợ chữa lành các tổn thương mô.

Tác dụng - Công dụng 

  • Giảm hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể

Cần tây có chứa 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh) có công dụng giảm lượng lipid máu, giúp cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. 

  • Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư

Cần tây có chứa các hợp chất ngăn ngừa tổn thương tế bào (polyacetylene), giúp giảm độc tố, chống lại các nguyên nhân hình thành ung thư vú, ung thư ruột, bệnh bạch cầu,…

  • Rau cần tây giúp giảm viêm

Cần tây chứa các chất chống oxy hóa (flavonoid, polyphenol,…) và polysaccharide có tác dụng như chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe toàn diện, kháng viêm, ngăn ngừa ung thư, tim mạch, viêm khớp…

  • Phòng và chữa trị bệnh cao huyết áp

Chiết xuất hạt cần tây có thành phần chống lại bệnh cao huyết áp. 

  • Bảo vệ gan

Một nghiên cứu trên loài chuột từ Ai Cập khi chuột được cho ăn cần tây đỏ với rau diếp xoăn và lúa mạch, cơ thể chúng giảm lượng mỡ nguy hiểm tích tụ trong gan. Chuột càng được ăn nhiều cần tây, rau diếp xoăn và lúa mạch thì gan của chúng càng khỏe mạnh.

Các nhà khoa học đã khẳng định cần tây có chức năng tương tự trên cơ thể con người.

  • Giúp kháng viêm

Hạt cần tây chứa hoạt chất đặc biệt giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn một cách đáng kể, được sử dụng trong dân gian như một liều thuốc có tác dụng kháng vi khuẩn.

  • Hỗ trợ giảm cân

Cần tây chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất xơ làm tăng cảm giác no.

  • Giúp phòng tránh lở loét

Một nghiên cứu năm 2010 phát hiện chiết xuất ethanol chứa trong cần tây có công dụng bảo vệ thành ống tiêu hóa khỏi tình trạng lở loét, giúp phòng ngừa và giảm hình thành các vết loét gây đau đớn.

  • Giúp lợi tiểu và giải độc

Các chất điện giải như natri và kali hỗ trợ điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể, thanh lọc, lợi tiểu. 

Ngoài ra còn đóng vai trò trong quá trình sản xuất nước tiểu, tăng cường sức khỏe.

  • Giúp phòng ngừa nhiễm trùng ống tiết niệu

Cần tây còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn trong ống tiêu hóa và cơ quan sinh sản gây ra: tránh rối loạn bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, u nang.

Cách dùng - Liều dùng 

Cách dùng

  • Làm rau ăn: Cần tây có thể ăn sống, nấu canh, làm món xào,... 

  • Làm nước ép: Cần tây đem ép riêng hoặc kết hợp với các loại rau củ khác.

  • Dùng đắp, ngâm, súc miệng: Cần tây có thể đem giã lấy nước súc miệng, đắp lên da hoặc ngâm chân chữa nứt nẻ.

  • Dùng sắc nước uống. Nếu cần tây khô thì liều từ 16-25g, đem sắc uống (ngày dùng 2-3 lần). Nếu cần tây tươi thì lấy 500g cần tây đã rửa rạch, cắt khúc, giã nát, sắc nước rồi sử dụng uống trong ngày (có thể uống nguội).

Lưu ý

Phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng hạt cần tây, vì chúng có thể gây kích thích tử cung.

Cần tây có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một số người. Các biểu hiện có thể bao gồm: sưng tấy, khó thở, tổ ong... Nếu có biểu hiện khó thở hoặc bất kỳ dị ứng nào sau khi ăn cần tây phải tới trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra. Một số người đã có phản ứng sốc phản vệ, gây tử vong.

Cần tây nằm trong top 15 loại nông sản có nhiều khả năng chứa thuốc trừ sâu nhất.

Tránh nhầm lẫn cây cần tây với cây cần ta (rau cần nước) có tên khoa học là Oenanthe stolinefera Wall. Cần tây và cần ta cùng họ và cũng được trồng nhiều để lấy rau ăn, thành phần của cần ta có tinh dầu, carotene 7,14 mg%, vitamin C 320 mg%.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
DÂY BÔNG XANH

DÂY BÔNG XANH

Dây bông xanh, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây bông xanh, bông báo, madia, cát đằng. Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA QUỲNH

HOA QUỲNH

Hoa quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ngày nay loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu ... Nó mọc ở cả độ cao trên 2000m. Ở Nhật Bản, nó được tìm thấy ở nhiều nơi từ đồng bằng cao nguyên trung tâm đến vùng núi để làm cảnh và làm thuốc.
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
DIÊM SINH

DIÊM SINH

Diêm sinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nha, lưu hoàng, oải lưu hoàng, thạch lưu hoàng. Diêm sinh (Lưu hoàng) không chỉ là khoáng vật tự nhiên được khai thác dung trong các ngành công nghiệp mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGÂN HẠNH

NGÂN HẠNH

Nhắc đến Ngân hạnh hay Bạch quả, hầu như mọi người đều biết đến bởi đây là loại dược liệu nổi tiếng gần như bậc nhất hiện nay, có mặt trên thị trường với nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với công dụng hỗ trợ và cải thiện chức năng tuần hoàn não cũng như các bệnh về mạch máu và tuần hoàn ngoại viên. Bên cạnh đó, trong Y học cổ truyền thì hạt của Ngân hạnh còn có công dụng trong điều trị hen suyễn.
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator