SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…

daydreaming distracted girl in class

SƯƠNG SÂM

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Tiliacora triandra

Họ: Tiết dê (Menispermaceae)

Tên gọi khác: Lá mối, dây sâm lông, dây xanh leo, xanh tam, sương sâm trơn, sâm sâm,…

Đặc điểm dược liệu

Sương sâm là loại cây dây leo, sống lâu năm, thường bò hoặc bám vào bờ rào, bờ tường hay các cây khác để phát triển. Rễ cọc, ăn sâu vào đất, có sức sống rất mạnh mẽ.

Lá có phủ lông mềm, phiến xoan hình tim. Hoa mọc thành chùm, có màu vàng. Quả mọc thành từng chùm, hình trái xoan, cứng. Khi chín, quả chuyển sang màu trắng sữa.

Ở Việt Nam ghi nhận có 2 loại: Sương sâm lông và Sương sâm trơn:

Sương sâm trơn

Các nhánh cây thường rất mảnh và được bao phủ bởi lớp lông mịn và gai nhọn. Phiến lá cứng, không có lông bao bọc. Lá trơn, có màu nhạt khi còn non và chuyển dần sang xanh đậm khi già. Đường gân chạy dọc theo phiến lá.

Hoa mọc thành từng chùm nhỏ có màu vàng nhạt, cánh hoa li ti. Mỗi bông hoa có đến 7, 8 nhị. Khi kết trái, quả hình tròn nhỏ. 

Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 6. 

Mùa quả vào tháng 7, quả chín chuyển sang màu tím như màu nho đen.

Sương sâm lông

Cây được bao phủ bởi một lớp lông dày. Lá cây không nhẵn như sương sâm trơn mà phủ lông ở mặt dưới của lá. Cuống lá ngắn hơn. Phiến lá có màu xanh không đậm như sương sâm trơn. Hoa mọc thành cụm tại các nách của thân leo với đặc điểm mọc phân nhánh. Các nhánh hoa có thể đạt độ dài 7cm. Hoa kết trái màu vàng, tròn nhỏ màu đỏ và có lông bao phủ.

Phân bố, sinh thái

Sương sâm được trồng hoặc mọc len lỏi ở các khu rừng mưa, thân dây leo bám vào các cây khác. Cây sinh trưởng tốt ở môi trường ánh sáng từ 70-80%. Độ ẩm cao từ 65-80%. Cây mọc chủ yếu ở các nước Ấn Độ,  Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia. Ở nước ta, cây chủ yếu trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Người dân thường hay hái lá cây để nấu thạch. Nhưng các bộ phận rễ, thân, lá đều có thể sử dụng để làm dược liệu

Thu hái, chế biến: Lá có thể thu hái quanh năm. Nên chọn lá già có màu xanh lục đậm sẽ giàu hoạt tính hơn lá non. Rễ và thân nên thu hoạch ở những cây đã trồng lâu năm sẽ tốt hơn cây mới trồng. Dược liệu thu hái về rửa sạch, phơi khô dùng dần. 

Bảo quản nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh những chỗ ẩm thấp, côn trùng mối mọt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Cây sương sâm, đặc biệt là sâm lông có chứa nhiều hoạt chất alcaloid như hayatidin, cissamparein, hayatin,… Trong rễ có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin… 

Lá tươi có hàm lượng pectin rất cao lên tới 15,87%, ngoài ra còn có protein, đường khử, vitamin C, cellulose và nước. 

Tác dụng - Công dụng 

Công dụng của rễ cây

- Theo y học cổ truyền rễ có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…

- Theo Y học hiện đại, sương sâm ngoài công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu và giúp giảm cân. Bên cạnh đó, dược liệu còn giúp ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai.

Cách dùng - Liều dùng 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sương sâm:

- Chữa sốt lỵ và tiểu tiện khó khăn: Vò hoặc giã nát 50 gram cây sương sâm đem rửa sạch. Sau đó thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Chờ cho đến khi nước sương sâm đông lại thì uống. Có thểm thêm đường vào cho dễ uống, mỗi ngày uống khoảng 40 – 100 gram lá tươi.

- Điều trị chứng đau bụng và chậm tiêu: Trộn bột rễ sương sâm, bột gừng và bột hạt tiêu theo tỷ lệ 4:6:5, sau đó thêm mật ong vào, nhào thành bột nhão và làm thành viên hoàn. Mỗi ngày uống khoảng 0,2 – 0,3 gram. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

- Chữa tiểu đường, táo bón, miệng khô khát: Sắc uống 30 – 60 gram lá sương sâm, 30 gram rau đắng (biển súc) và 45 gram rung rúc. 

- Chữa cảm mạo do nắng, đau cơ xương khớp hoặc huyết áp cao: Sắc uống 30 – 60 gram lá sương sâm.

Lưu ý

Sương sâm tuy rất mát và có tác dụng nhuận trường nhưng khi ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa hai ly thạch sâm.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
SA SÂM

SA SÂM

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc và Sa sâm nam. Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của cây.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
BẠCH GIỚI TỬ

BẠCH GIỚI TỬ

Bạch giới tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: hạt cải canh, hồ giới, thái chi, thục giới, giới tử, bạch lạt tử. Bạch giới tử là hạt phơi hoặc sấy khô ở quả chín của cây cải canh. Từ xưa đến nay, cây cải canh không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mà hạt của nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y với tên gọi là Bạch giới tử. Dược liệu có vị cay được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp,...Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng đến quý bạn đọc.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
CÀ NA

CÀ NA

Cà na hay còn được gọi là quả trám (miền bắc), quả gián, thanh quả... bao gồm 2 loại trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl).
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator