KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..

daydreaming distracted girl in class

KEO GIẬU

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. 

- Họ Trinh nữ (Mimosaceae)

- Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..

Đặc điểm thực vật

Keo giậu là loại cây nhỡ cao 2-5m, không có gai

Thân cây nhỏ, phân cành ngay từ gốc, vỏ thân màu nâu.

Lá kép lông chim hai lần, mọc so le, đầu nhọn. Có khoảng 11-18 đôi lá chét, không cuống, hình liềm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có lông nhỏ màu trắng, tràng có 5 cánh thuôn hẹp ở gốc. 

Quả thẳng, dẹt và mỏng. Bên trong 1 quả thường chứa từ 15-20 hạt, dẹt, nhẵn, cứng, hơi phồng, hình bầu dục và có màu nâu sẫm.

Mùa hoa tháng 4-6; mùa quả vào tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Cây keo giậu có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam Mỹ. Ngày nay, cây đã được di thực vào nước ta và thường được trồng làm hàng rào tại một số tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định,…

Keo giậu sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể chịu khô hạn nhưng không chịu được ngập úng đặc biệt là khi cây còn non. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Hạt keo giậu được dùng làm dược liệu trị bệnh. Khi quả chín, đem hái về, đập lấy hạt, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc. 

Đôi khi rễ cây cũng được lấy để kết hợp trong các bài thuốc.

Lá và đọt non của cây keo giậu dùng để nấu canh hoặc luộc ăn như một loại rau thông thường.

Thành phần hóa học 

Lá: chứa tanin, protein, axit glutamic, axit aspartic, leucin hoặc isoleucine, leucenin

Hạt: không chứa tinh bột, chứa 12-14% chất nhầy, đường, dầu béo, trong đó có các acid béo (palmitic, stearic, behenic, lignoceric, oleic và linoleic). 

Cây keo giậu có thể hấp thụ selen từ đất rồi tích lũy selen ở hạt, cũng như chưa độc tố mimosine do đó có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn như: rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, bơ phờ nếu sử dụng liều cao hoặc sử dụng dài ngày.

Tác dụng - Công dụng 

Tác dụng chính là trị giun.

Cách dùng - Liều dùng 

1. Để trị giun, dùng hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở rồi tán bột uống. 

Liều lượng: Trẻ em: 10-15g/ngày; người lớn: 25-50g/ngày

Cách dùng: Nên uống lúc bụng đói, vào sáng sớm. Uống trong 3 buổi sáng liên tiếp để đẩy được giun ra ngoài.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường

Chuẩn bị hạt keo giậu già 50g. Rang nhẹ cho khô rồi nấu lấy nước uống, ngày dùng 2 lần. Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 3 ngày rồi ngưng từ 2-3 ngày rồi sử dụng lại.

3. Bài thuốc trị chứng vàng da và thiếu máu

Chuẩn bị: Củ mài (hoài sơn), sâm bố chính và bạch biển đậu (đậu ván trắng) mỗi vị 12g, ô tặc cốt (mai mực), hạt keo giậu, ý dĩ và mẫu lệ (vỏ hàu) mỗi vị 6g.

Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Lưu ý

Ăn quá nhiều hạt keo giậu có thể gây rụng tóc, ức chế hấp thu sắt.

Chất độc trong cây keo giậu có thể gây sảy thai, bướu cổ, chán ăn, chảy nước bọt, giảm khả năng sinh sản và đục thủy tinh thể.

 

Có thể bạn quan tâm?
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
DẦU CÂY TRÀ

DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.
administrator
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
BÍ KỲ NAM

BÍ KỲ NAM

Bí kỳ nam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tổ kiến, kỳ nam kiến, kiên lỳ nam, kì nam gai,... Sở dĩ loại cây này có tên gọi trong dân gian là cây tổ kiến bởi đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến. Các lỗ nhỏ trong thân cây là do kiến làm tổ, đục thân cây mà thành. Cây gồm hai loại là lá rộng và lá hẹp, thân có gai chỉ khác nhau về hình dạng còn công dụng tương tự nhau. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về vị thuốc Nam quý này, dưới đây là những thông tin chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.
administrator
VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Viễn chí (Polygala tenuifolia) là một loại cây thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị rối loạn tâm lý, chứng mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu. Ngoài ra, Viễn chí còn có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
TÔ DIỆP

TÔ DIỆP

Tía tô chắc hẳn là một loại gia vi vô cùng quen thuộc trong căn bếp của những gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phần lá Tía tô - còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp đa số được sử dụng để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô diệp và cách sử dụng tốt nhất.
administrator