DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DƯƠNG XỈ

Đặc điểm tự nhiên

Có hơn 12000 loài dương xỉ với kích thước khác nhau. Gồm những loại thân nhỏ như sợi tóc đến những cây khổng lồ cao hơn 12m. Trong đó, Polypodium leucotomos là giống được nghiên cứu nhiều về tác dụng có lợi trên da. Chúng thuộc họ Dương xỉ Polypodiaceae.

Dương xỉ phần lớn là thân rễ mọc bò ngầm dưới lòng đất hoặc bò lan trên mặt đất. Đường kính 8 -15mm (hiếm khi 30mm).

Cây có nhiều lá mọc thành cụm, lá kép. Dài khoảng 30 – 130cm, rộng 10 – 50cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu. Lá có nhiều màu sắc khác nhau từ xanh lục sáng đến xanh lục nhạt và có lề không gợn sóng. Lá non cuộn tròn, có lông.

Dương xỉ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Mỹ. Chúng thường sống trong các tán của rừng mưa nhiệt đới hoặc dưới những cây cọ lùn của rừng cận nhiệt đới.

Cây thích nghi tốt trong điều kiện nuôi trồng bình thường và là loại cây cảnh cũng như dược liệu. Một số giống trồng trong vườn với màu lá khác nhau từ xanh xám, xanh bạc đến xanh lam. Mép lá nhăn hoặc gợn sóng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá và thân rễ của dương xỉ được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Chế biến: Sau khi thu hái đem rửa sạch, dược liệu có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho thấy Dương xỉ chứa các hợp chất phenolic giàu tính oxi hóa như: Axit chlorogenic, axit coumaric, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic có tác dụng bảo vệ tổn thương da do viêm và do việc hình thành các gốc tự do.

Tác dụng

+Tác dụng chống oxy hóa: Cây Dương xỉ chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào da khỏi gốc tự do do tia cực tím gây ra. Chiết xuất của cây làm giảm sự tăng sinh tế bào biểu bì.

+Tác dụng bảo vệ da: Dương xỉ giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời và phản ứng viêm da do tia UV. Nghiên cứu cho thấy cứ trên 10 người trưởng thành khỏe mạnh dùng 7,5mg/kg Polypodium leucotomos ít bị tổn thương da và cháy nắng hơn người không dùng.

+Tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng: Chiết xuất Dương xỉ đường uống kết hợp với corticoid cho thấy hiệu quả trong điều trị viêm da dị ứng. Một nghiên cứu thực hiện trên 105 trẻ em và thanh thiếu niên bị viêm da dị ứng cho thấy dùng chiết xuất này trong 6 tháng giúp giảm liều corticoid phải sử dụng.

+Tác dụng trong hỗ trợ tái tạo sắc tố da trong bệnh bạch tạng: Chất chống oxy hóa trong Dương xỉ giúp giảm các cytokine viêm, tái tạo sắc tố da ở bệnh nhân bạch tạng toàn thân. Khi sử dụng chiết xuất này bằng đường uống kết hợp với điều trị cơ bản có thể cải thiện về mức độ và tốc độ tái tạo sắc tố da.

Công dụng

Dương xỉ sẽ gồm có các công dụng sau đây:

+Điều trị phong hàn thấp, chân tay nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn.

+Điều trị mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do hư thận.

+Điều trị khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, khớp đau nhức, khó cử động.

+Điều trị lang ben, bạch biến.

Liều dùng

Sử dụng ngày 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng lá cây dương xỉ tươi, rửa sạch rồi giã đắp cầm máu, làm lành vết thương và chữa sưng tấy đỏ.

Lưu ý khi sử dụng

Chưa ghi nhận độc tính khi sử dụng chiết xuất dương xỉ trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các dược liệu để chữa bệnh nhằm tránh những bất lợi cho sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
RAU MÙI TÂY

RAU MÙI TÂY

Rau mùi tây có tính ôn, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, chống co thắt, điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, chứng hôi miệng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lợi tiểu và dùng trong ẩm thực, để trị sỏi thận, trĩ, rối loạn tiêu hóa, thiếu vitamin A, viêm da.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator
THẠCH ĐEN

THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BẰNG LĂNG

BẰNG LĂNG

Mùa hè đang về với sắc bằng lăng tím nở rộ gắn liền với tuổi học trò đầy kỷ niệm. Có lẽ vì thế mà cây bằng lăng đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Không chỉ làm đẹp phố phường, bằng lăng còn được coi là vị thuốc quý thường dùng trong y học cổ truyền mà chúng ta không phải ai cũng biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator