CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY HOA MÀO GÀ

Đặc điểm tự nhiên

Cây hoa mào gà đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mào gà, kê quan, cây mồng gà, kê quan hoa, cây bông mồng gà, kê đầu, đuôi lươn.

 

Cây hoa mào gà trắng

Cây hoa mào gà trắng là một loại cỏ, sống một năm. Thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0,3-1m có thể cao đến 2m.

Lá mọc so le hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành. Màu trắng ở phần dưới, hồng ở phần trên, gồm nhiều hoa không cuống. Lá bắc khô xác, chẻ đôi ở đầu. Lá đài 5, nhọn đầu, nhị 5 dính nhau ở gốc thành một vòng bao vây hình trứng.

Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước khoảng 1mm. Khi nhìn qua kính lúp thấy mặt hạt có những vân và một điểm lõm là tễ. Vỏ giòn, dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.

Ưu điểm của cây mào gà trắng là cho nhiều hạt.

Mào gà trắng cho ra hoa từ mùa xuân đến mùa hè trong năm.

Loài mào gà hoa trắng hiện đang được trồng ở nước ta có nguồn gốc từ phía Đông Ấn Độ di thực sang. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi nơi làm cây cảnh, lấy dược liệu.

Cây hoa mào gà đỏ

Cây hoa mào gà đỏ là cây thân thảo sống lâu năm, cao gần 1m. Có thân cứng và nhiều cành nhẵn bóng, thường có màu đỏ tía.

Lá hình bầu dục, so le, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, dài 15 – 20cm, rộng 5 – 7cm, mép nguyên. Hai mặt nhẵn, cùng màu lục, sẫm hơn ở mặt trên, gân màu đỏ, mặt dưới nhỏ.

Hoa đỏ tươi hoặc đỏ nhung, cứng, hình vại leo ra hai bên và nhăn nheo tương tự như mào gà. Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn thân. Cuống rất ngắn, màu đỏ hoặc vàng, loe ra và nhăn nheo ở đầu.

Mùa hoa quả từ tháng 6 đến tháng 10.

So với hoa mào gà trắng thì hoa mào gà đỏ có màu sắc và hình dáng bắt mắt hơn nên thường được người dân trồng trong chậu để trước nhà làm cảnh.

Cây phát triển tốt nhất trong môi trường có khí hậu nóng ẩm và có nhiều ánh sáng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Cây hoa mào gà trắng và đỏ đều sử dụng các bộ phận hạt, cụm hoa và mầm non để bào chế dược liệu.

Thu hái: Hoa và hạt thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10 hàng năm khi hạt chín.

Cụm non cây hoa mào gà có thể được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Chế biến: Cụm bông được cắt đem về phơi hay sấy khô. Đập hoa để tách lấy hạt, sau đó đem phơi lại lần nữa cho dược liệu thật khô sẽ bảo quản được lâu hơn. Loại Thanh tương(hạt chín) tử hạt mập già, màu đen nhánh, khô không vụn nát là tốt.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Hạt mào gà trắng chứa chất béo và một số hoạt chất kháng sinh, tiêu viêm. Trong khi đó, cây hoa mào gà đỏ có chứa betanin, anthocyanin và hạt chứa chất béo.

Tác dụng

Cây hoa mào gà trắng:

+Dạng cao cồn 50 độ có tác dụng ức chế amip lỵ, ức chế cho bóp hồi tràng cô lập chuột lang, hạ nhiệt.

+Celosian có tác dụng bảo vệ chống độc cho gan và điều hòa miễn dịch.

Cây hoa mào gà đỏ:

+Toàn cây có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm.

+Hoạt tính chống oxy hóa: Chiết xuất nước nóng từ cây Mào gà đỏ cho thấy hoạt động chống oxy hóa rõ rệt.

+Tác dụng chống tăng đường huyết: Kết quả nghiên cứu trên chuột bạch, chiết xuất methanolic từ Mào gà đỏ có tác dụng chống tăng đường huyết đáng kể.

+Gây sảy thai: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng.

Công dụng

Cây hoa mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, không mùi. Cây hoa mào gà đỏ có vị ngọt tính mát. Và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị xuất huyết ruột, xuất huyết dạ dày.

+Điều trị bệnh mề đay.

+Điều trị bệnh đau mắt, viêm kết mạc trong giai đoạn cấp tính.

+Điều trị rong kinh, máu ra nhiều trong kỳ hành kinh và kinh nguyệt không đều.

+Điều trị thổ huyết.

+Điều trị nhiễm trùng âm đạo.

+Điều trị khạc ra máu.

+Điều trị sa trực tràng, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu.

+Điều trị chảy máu cam hoặc xuất huyết ở mũi.

+Điều trị bệnh cườm nước.

+Điều trị bệnh di tinh, xuất tinh sớm ở nam giới.

+Hỗ trợ điều trị hen phế quản.

+Điều trị tiểu tiện ra máu, tiểu buốt.

+Điều trị bệnh cao huyết áp.

+Điều trị đau bụng ở phụ nữ sau sinh.

Liều dùng

Cây hoa mào gà trắng: Ngày dùng 4 – 12g hoa, 10-15g hạt hoặc 30-60g toàn cây theo hình thức sắc uống, làm hoàn hoặc nấu nước rửa ngoài.

Cây hoa mào gà đỏ: Liều dùng 10-15g mỗi ngày theo dạng sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Ðối với bệnh tăng nhãn áp (đồng tử giãn to).

+Dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu.

+Người suy gan, suy thận.

+Những người tích trệ không nên dùng thảo dược này làm thuốc.

+Phụ nữ mang thai không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÁT CÁNH

CÁT CÁNH

Cát cánh (Platycodon grandiflorus) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Có vị đắng, tính bình, Cát cánh được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như ho, viêm họng, đau đầu, đau bụng, viêm ruột, và đặc biệt là giảm đau và chống viêm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Cát cánh có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng đáng kể trong việc điều trị bệnh, đồng thời cũng cần chú ý đến cách sử dụng và bảo quản Cát cánh để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
administrator
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator
MỘC QUA

MỘC QUA

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
BỒ HOÀNG

BỒ HOÀNG

Bồ hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hương bồ, bồ đào, cỏ nến, bông liễu, hương bồ thảo, thủy hương, bồn bồn. Bồ Hoàng (hay Cỏ Nến) là loài thảo dược có thể bắt gặp ở rất nhiều vùng quê Việt Nam, cây thường mọc thành từng đám ở dọc kênh mương, bờ suối, ven ao hồ - Loài cây hay bị nhầm tưởng là một cây cỏ dại, nhưng lại ẩn chứa lời giải không ngờ cho căn bệnh mạch vành. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator