THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.

daydreaming distracted girl in class

THỐT NỐT

Giới thiệu về dược liệu

Thốt nốt có tên khoa học là Borassus flabellifer L., hay còn được gọi là Thnot, Thốt lốt; thuộc họ Dừa (Palmaceae). Bộ phận của cây sử dụng làm thuốc là cuống của cụm hoa, phần rễ và dịch cây – có tên khoa học là Pedunculus, Radix et Jus Borassi Flabellifris.

Thốt nốt là cây cổ nhiệt đới điển hình, thường mọc tự nhiên. Thuộc nhóm thân gỗ, thốt nốt là cây sống lâu năm, có tuổi thọ trung bình từ 20-30 năm, tối đa có thể lên đến 100 năm, với chiều cao có thể lên tới 30 m. Cây bắt đầu ra quả vào tuổi thứ 15. Nhưng một khi cây Thốt nốt đã thu hoạch nước sẽ không cho quả nữa. Cây ưa sáng, có khả năng chịu được khô hạn và sống trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, Thốt nốt không thích nghi được ở những khu vực có khí hậu mùa đông lạnh kéo dài, do đó không được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Thời gian đầu, Thốt nốt sẽ phát triển tương đối chậm chậm và sau đó nhanh hơn.

Thân cây hình trụ nhẵn và mọc thẳng đứng. Có nhiều ngấn vòng quanh do cuống là rụng. Lá của cây hình quạt, xòe rộng, mọc nhiều ở phần ngọn thân. Mép lá có gai nhỏ, chiều dài của lá khoảng từ 0,6 – 1,2m. Phiến lá dày và cứng, có màu lục sẫm, xẻ thùy chân vịt tạo thành nhiều lá chét.

Cụm hoa mọc khác gốc tạo thành bông mo kích thước to, mang hoa đơn tính. Bông mo rộng có cuống với hoa đực xếp trên. Có cuống chung hình trụ, nhiều lá bắc xếp lợp nhỏ. 3 lá đài rời hình nêm, cánh hoa 3, rời, không đều, 6 nhị, chỉ nhị ngắn. Bầu 3 cạnh hình cầu, có từ 3 - 6 ô. Kích thước của hoa cái lớn hơn một chút nhưng hoa đực, nhưng nhánh hoa đực chứa nhiều hoa hơn.

Trong suốt vòng đời, mỗi cây có thể cho tới 30 quả, thậm chí là 50. Riêng cây đực sẽ không có quả, nhưng vẫn có hoa và teo đi nhanh chóng. Thốt nốt ra hoa hằng nằm, thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng. Hạt rất dễ nảy mầm khi được tiếp xúc với đất ẩm.

Quả hạch hình cầu, vỏ bên ngoài màu nâu, có cạnh. Phần cùi trắng, hạt thuôn chia ra 3 thùy ở đầu. Vị thịt quả béo và bùi, mềm như thạch.

Loài thực vật này được trồng nhiều ở Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan,… Tại Việt Nam được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Tây, Đông Nam Bộ  bao gồm Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận sử dụng làm thuốc của Thốt nốt là cuống của cụm hoa, dịch cây, rễ. Có thể thu hái quanh năm.

Dược liệu sau khi sơ chế cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Cây Thốt nốt ở nước ta được trồng phổ biến ở miền Nam, như Tây Ninh cho đến Đồng Tháp, Kiên Giang. Tại Ấn Độ, Thốt nốt được trồng trên quy mô lớn, mỗi tỉnh sản xuất 15 tấn đường mỗi năm. Thốt nốt được trồng với mục đích chủ yếu là làm nguyên liệu chế đường rượu, chỉ có một số ít dùng làm thuốc. Đường thốt nốt là dịch chảy từ cụm hoa, cây non và rễ.

Khi ra hoa vào chiều tối, cắt đoạn ngắn ở đầu khoảng bằng đốt ngón tay rồi buộc ống vào, để qua đêm thu được khoảng 1 lít dịch chảy ra. Dịch thốt nốt lấy ban đêm ít chua, vị ngọt rất thơm. Khi đem ủ với men thu được rượu nhẹ như bia hoặc rượu nặng tùy loại men.

Quả thốt nốt non ăn vào cảm giác như thạch. Quả già có màu vàng thơm, mùi mít chín, giã ra đem lọc thu được dạng bột dẻo, trắng như bột nếp. Một số nơi đợi quả già, giã lấy bột để làm bánh tôm, bánh ú hay nấu chè.

Thành phần hóa học

Theo nhiều nghiên cứu và tài liệu ghi chép lại, Thốt nốt có thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

  • Nhựa cây có chứa acid succinic.

  • Quả bao gồm polysaccharide và chất Flabeliferin E vị đắng.

  • Nước từ phần hoa (bông mo) chứa 10 – 15% đường sacaroza

  • Nhân hạch có chứa galactomannan.

  • Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, C,… các khoáng chất như canxi, phospho, sắt, kali…

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Loại dược liệu này được dùng với các công dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện Tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, bồi bổ cơ thể, mạnh gân cốt, hạ sốt,…

  • Cuống và cụm hoa giúp chữa sốt, lợi tiểu, trừ giun.

  • Nước chảy từ cụm hoa có công dụng nhuận tràng, trị táo bón.

  • Rễ giúp thông lợi tiểu tiện, dùng từ 50 - 60g ở dạng thuốc sắc.

  • Dịch nhựa có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

Theo Y học hiện đại

  • Chống oxy hóa, bồi bổ sức khỏe: Với thành phần chứa đa dạng các chất dinh dưỡng, khoáng chất (hơn nhiều lần so với đường cát trắng), giàu vitamin hỗ trợ tăng sức đề kháng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

  • Lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc: Giúp tăng cường bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể.

  • Tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ: Là thực phẩm rất giàu chất sắt, Thốt nốt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, khi sử dụng đúng liều lượng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe hơn.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Với thành phần giàu chất xơ mang lại công dụng kích thích enzyme tiêu hóa, nhuận tràng, giảm đầy bụng, khó tiêu…

  • Làm đẹp cho da: Giúp tăng sức đề kháng cho da, chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ trị mụn.

Cách dùng - Liều dùng

Tùy mục đích mỗi người mà Thốt nốt có thể được sử dụng nhiều cách và liều lượng khác nhau. Dược liệu này có thể được sử dụng ở dạng thuốc sắc, dùng ngoài, dùng trực tiếp hoặc sao với đường để làm mứt, lên men rượu…

Bên cạnh công dụng trong y học, các bộ phận khác của dược liệu này cũng có nhiều lợi ích bao gồm lá dùng lợp nhà, thân cây làm ghe thuyền hay cột nhà…

Liều sử dụng khuyến cáo:

  • Rễ dùng từ 50 – 60g/ngày ở dạng thuốc sắc.

  • Dùng ngoài không quy định liều lượng.

Lợi tiểu, hỗ trợ tiểu không thông lợi

Sử dụng 50 g rễ Thốt nốt, cắt thành khúc, rồi đem sắc với 3 phần nước cho tới khi còn 1 phần. Uống 1 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

Trị táo bón, nhuận tràng

Sử dụng nước lấy từ cụm hoa vào lúc sáng sớm. Nước thu được có tác dụng giải khát đồng thời giúp hỗ trợ táo bón.

Trị giun đũa

Sử dụng phần cuống cụm hoa thốt nốt, đem đi nướng nóng và vắt lấy nước. Thêm 1 ít đường và sử dụng vào buổi sáng. Mỗi ngày uống 100ml 1 lần duy nhất. Chỉ cần tiến hành thực hiện vài ngày giúp trị giun hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị viêm họng

Mỗi ngày dùng 1 miếng nhỏ đường thốt nốt ngậm và nuốt. Đường từ Thốt nốt có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, giữ cho họng không bị khô rát. Đây là cách đơn giản có hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng sưng đau do viêm họng.

Lưu ý

Thốt nốt là một loại dược liệu rất thông dụng, có nhiều hiệu quả đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cần có một số lưu ý sau:

  • Không dùng nếu mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vị thuốc.

  • Không sử dụng khi dược liệu có mùi lạ, ôi thiu, mùi chua, do có nguy cơ gây tiêu chảy, phản ứng dị ứng, tăng cholesterol máu hay nôn ói.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH HẠC

BẠCH HẠC

Bạch hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiến cò, nam uy linh tiên, cánh cò, chòm phòn,... Bạch hạc là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ các bệnh về khớp, da liễu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÙ MẠCH

CÙ MẠCH

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.
administrator
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
ỔI

ỔI

Ổi là một loại cây trồng quen thuộc và rất phổ biến trên khắp thế giới, được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Ổi cũng được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với những đặc tính tốt cho sức khỏe của mình, Ổi đang được quan tâm nhiều hơn trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe.
administrator
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator