CÙ MẠCH

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.

daydreaming distracted girl in class

CÙ MẠCH

Giới thiệu về dược liệu 

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.

  • Tên gọi khác: Cự câu mạch, Cẩm chướng thơm, Cẩm nhung, Cồ Mạch, Đại lan, Cự mạch, Thánh lung thảo tử, Địa miến, Đổ lão thảo tử, Lung tu, Tư nuy

  • Tên gọi khoa học: Dianthus caryophyllusLinn.

  • Họ: Caryphyllaceae – Cẩm chướng

Hoa cù mạch được trồng làm cảnh ở nhiều nơi và phổ biến ở Đà Lạt

Mô tả đặc điểm

Cù mạch là một loài thực vật có hoa thân nhỏ, mọc thành từng chùm và bò sát đất. Thân cây mọc thẳng và chia thành nhiều phần màu xanh. Lá mọc đối, dài, hình mác. Hoa cù mạch thường nở vào mùa xuân và mùa hè với năm cánh. Đầu cánh trên có màu tía và cánh dưới có viền màu tía. Đài hoa hợp thành ống dài có năm răng, nhị lớn.

Quả của cây có hình trụ, hình quả nang và gồm bốn vỏ ghép lại với nhau. Bên trong là những hạt nhỏ, tròn, màu đen, trông giống như hạt vừng. 

Bộ phận sử dụng / thu hoạch / chế biến 

Ở Việt Nam, cù mạch được trồng làm cảnh ở nhiều nơi và phổ biến ở Đà Lạt. Ngày nay, y học đã phát hiện ra nhiều tác dụng đối với sức khỏe của cây cù mạch nên loại thảo dược này được trồng rộng rãi để lấy dược tính. 

Toàn bộ cây, bao gồm lá, thân, hoa, ngọn non và hạt, là các bộ phận được sử dụng làm thuốc. 

Cù mạch được thu hoạch để làm thuốc khi cây bắt đầu ra hoa, thường là từ đầu mùa thu trở đi. Cây đem về nhà rửa sạch, để nguyên hoặc thái nhỏ, trải mỏng trên vỉ tre, đặt nơi râm mát để cây khô ráo. 

Loại thảo mộc này có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng bột. Phương pháp bảo quản 

Cù mạch khô có đặc tính hút ẩm nhanh và dễ gây nấm mốc. Vì vậy, cần đặt chúng ở nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng đem phơi nắng cho khô trước khi cất. 

Thành phần hóa học 

Trong cây có chứa các hợp chất: flavon, A, D (Dianthus saponin), gypsogenin, Isoorientin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại

Các dịch chiết xuất ethyl acetate, butanol của Cù mạch được dùng thử nghiệm hoạt tính bao gồm:

  • Các dịch chiết xuất từ b​utanol thể hiện hoạt tính kháng virus cúm A và B với IC50 tương ứng là 4,97 và 3,9 μg/ mL.

  • Chiết xuất ethyl acetate, butanol và nước cất của Cù mạch có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư và kháng virus cao. Quercetin 3 - rutinoside và isorhamnetin 3 - glucoside có khả năng ức chế neuraminidase cao hơn tùy theo liều lượng.

  • Chiết xuất ethyl acetate của Cù mạch có hoạt tính chống ung thư mạnh với IC50 là 9,5, 13,8 và 69,9 μg/ mL trên các dòng tế bào ung thư SKOV, NCL - H1299 và caski.

Theo y học cổ truyền

Cù mạch có vị đắng, tính hàn; có tác dụng phá huyết thông kinh và thanh nhiệt lợi niệu.

Dược liệu thường dùng để điều trị tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.

Ngoài ra, Cù mạch được sử dụng trong điều trị cảm nhiễm niệu đạo, ung sang thũng độc và bế kinh.

Cách dùng - Liều dùng 

Mỗi ngày dùng 6 – 15g tùy theo tình trạng bệnh

Một số bài thuốc sử dụng cụ mạch

Chữa dị vật trong cổ họng, vết thương bị đâm

  • Dùng 9g Cù mạch tán thành bột mịn với rượu.

Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang

  • Dùng 6g hạt Cù mạch uống với rượu, ngày dùng 3 lần.

  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang - 12g Cù mạch, Thòng bong và hoạt thạch mỗi vị 9g, Cam thảo 3g, Kim tiền thảo 30g. Chia 1 làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày.

Điều trị sỏi ở niệu quản

  • Bài thuốc Niệu lộ bài thạch thang: Dùng 15g thảo dược, Cây mắt rồng và Cỏ lưỡi mèo mỗi vị 30g, Mã đề và Biển súc mỗi vị 24g, Hạt dành dành 20g, Đinh phụ 10g, Hoàng lương 12g, Hoạt thạch và Cỏ xước mỗi vị 15g, Quốc lão (sao), Chỉ xác và Đinh phụ mỗi thứ 10g. Sử dụng 2 lần uống sáng chiều sau bữa ăn.

Cù mạch chữa hóc xương cá

  • Ngoài các công dụng trên thì Cù mạch còn có khả  năng chữa hóc xương cá. Để chữa hóc xương cá, Cù mạch được tán thành bột, dùng 6 – 15g mỗi ngày theo dạng sắc uống.

Điều trị các chứng bế kinh, ứ huyết

  • Đem sắc uống 9g thảo dược, Huyết căn và thược dược mỗi vị 9g, Ích mẫu thảo 15g, Hồng hoa 6g.

Chữa tiểu tiện ra máu

  • Dùng 15g Cù mạch, Mã lan căn, 30g Mã đề thảo và Ô liễm mai. Rửa sạch đem sắc cạn còn 1 chén, ngày uống 3 lần.

Lưu ý

Các trường hợp sau không nên sử dụng Cù mạch:

  • Phụ nữ mang thai, sản hậu vì thuốc có thể gây hư thai.

  • Những người bị bệnh mà không do thấp nhiệt.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
CÀ CUỐNG

CÀ CUỐNG

Cà cuống hay còn gọi là Cà dương, Long Sắt..., tên khoa học là Lethocerus indicus. Tinh dầu cà cuống được sử dụng với liều lượng thấp như một chất kích thích tâm thần để gây hưng phấn và cải thiện một chút hoạt động tình dục.
administrator
VÔNG VANG

VÔNG VANG

Dược liệu Vông vang (Abelmoschus moschatus) là một loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các thành phần hóa học trong Vông vang như flavonoid, acid hữu cơ và chất nhầy đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau trong y học. Vông vang được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
MÃ THẦY

MÃ THẦY

Mã thầy là cây thân thảo, thủy sinh, sống lâu năm, cây cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt.
administrator
GĂNG TU HÚ

GĂNG TU HÚ

Găng tu hú, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng trai. Găng tu hú,dược liệu thuộc họ cà phê. Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator