GĂNG TU HÚ

Găng tu hú, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng trai. Găng tu hú,dược liệu thuộc họ cà phê. Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

GĂNG TU HÚ

Đặc điểm tự nhiên

Cây găng tu hú là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, Cây phát triển tối đa có thể cao đến 8 mét, phân nhiều nhánh. Thân màu nâu, dọc thân có nhiều gai to, sắc nhọn, mọc ngay ở những nơi đâm cành, gai có thể dài từ 5 – 15mm.

Lá găng tu hú xoan ngược, đầu tù hoặc gần nhọn. Phía dưới gốc lá nhọn sắc. Bề mặt nhẵn, cả hai mặt có lông mềm. Chiều rộng lá khoảng 1,5 – 3cm, trong khi đó chiều dài lá dao động từ 2,5 – 7 cm. 

Cây cho ra hoa vào tháng 3 – 9 hàng năm, hoa có màu trắng hoặc sắc vàng lục, hình cái chuông, phía trên xòe ra 6 cánh màu trắng . Cuống hoa rất ngắn, hầu như không nhìn thấy được.

Mùa quả bắt đầu từ tháng 3 – tháng 11. Quả găng tu hú mọng, hình trứng hoặc hình cầu, to cỡ quả chanh. Đầu quả có các lá đài đồng trưởng. Quả non có màu trắng, khi già chuyển sang màu xanh đậm và chín thì có màu vàng. Bên trong chứa nhiều hạt xen lẫn với nạc quả. Hạt có màu đen.

Găng tu hú là loại cây bụi gai ưa sáng và chịu hạn tốt, thường mọc trong các trảng cây bụi ở đồi, đất sau nương rẫy. Cây có thể phát triển được trên nhiều loại đất, kể cả nơi đã bị bào mòn nhiều và trơ tầng đá ong cằn cỗi. Bộ rễ của cây khoẻ và có thể dài hơn 1m. Cây thường rụng lá vào mùa đông và ra hoa quả nhiều suốt quanh năm. Cây găng tu hú tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Ở vùng núi, người ta thường trồng găng tu hú ở các bờ rào để bảo vệ nương rẫy. Ở Việt Nam, cây thường phân bố ở Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai. Ngoài ra, cây còn có ở các nước nhiệt đới châu Á và Đông Phi châu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá và vỏ thân là những bộ phận trên cây găng tu hú được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Các bộ phận như rễ, lá hay vỏ thân được thu hái quanh năm. Riêng quả găng thì thường được thu hoạch vào mùa đông. 

Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu. Dùng tươi hoặc mang dược liệu phơi khô, sấy khô để dùng dần

Dược liệu găng tu hú khô cần được bảo quản nơi khô, mát. Tốt nhất là cất trong hộp kín hoặc đóng bịch ni lông. Tránh để nơi ẩm ướt gây mốc.

Thành phần hóa học

Từ bột rễ, đã chiết được scopoletin, cơm quả chứa saponin trung tính và acid, tinh dầu và acid nhựa. Quả khô chứa một lượng nhỏ saponin kết tinh gọi là ursosaponin, ngoài ra, trong quả găng tu hú còn có beta-sitosterol và một triterpen mới.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết từ cây được chứng minh có tác động kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Bacillus cereus, Bacillus subtilis Escherichia coli và Salmonella typhi.

+Tác dụng chống dị ứng: Ở Ayurveda, cây được sử dụng trong điều trị hen suyễn, viêm mũi, viêm phế quản, cảm lạnh, ho, đau. Chiết xuất của nó cho thấy có khả năng làm gia tăng bạch cầu mà chủ yếu là  bạch cầu ái toan ở chuột đồng thời làm suy giảm tế bào mast trên mô hình chuột thử nghiệm.

+Tác dụng chống viêm: Kết quả nghiên cứu cho thấy khi dùng dịch chiết này với liều 100 mg/kg cho hiệu quả làm giảm phù nề ở chân sau chuột. Quá trình này diễn ra nổi bật hơn trong giai đoạn hình thành mô hạt.

+Tác dụng giảm đau: Tác dụng giảm đau thông qua cơ chế chống viêm mạnh. Dịch chiết găng tu hú cũng cho kết quả giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp trong các mô hình chuột bị bệnh khớp khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là do thành phần polysaccharide trong cây gây nên. Hơn nữa, không có bất kỳ ghi nhận nào về tác dụng phụ của thuốc. Điều này được đánh giá thông qua các chỉ số gây loét.

+Tác dụng điều hòa miễn dịch: Hoạt động điều hòa miễn dịch của găng tu hú được tìm thấy bằng cách đánh giá ảnh hưởng của nó đối với hiệu giá kháng thể. Dịch chiết găng tu hú có khả năng kích thích hệ miễn dịch hoạt động.

Công dụng

Cây găng tu hú sẽ bao gồm các công dụng sau đây:

+Điều trị vết đốt côn trùng, rắn rết cắn.

+Điều trị mụn nhọt, lở loét ngoài da.

+Điều trị mệt mỏi, yếu sức ở phụ nữ sau sinh.

+Điều trị cho trẻ nhỏ mọc răng bị sốt, khó chịu trong người.

+Điều trị đau xương trong các trường hợp đang bị sốt.

+Điều trị đau bụng.

+Điều trị bệnh lỵ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.

+Điều trị đau nhức xương khớp cho người bị thấp khớp.

+Điều trị bệnh phong thấp.

+Điều trị các vấn đề ngoài da.

+Điều trị tắt kinh nguyệt, điều kinh.

Liều dùng

Mỗi ngày sử dụng 5 – 20g theo đường miệng. Có thể dùng cây găng tu hú theo dạng sắc uống hoặc tán bột làm hoàn tùy theo mục đích điều trị.

Ngoài ra, găng tu hú còn được bào chế làm thuốc đắp ngoài dưới dạng tươi hoặc bột dược liệu khô pha với nước. Liều lượng tùy chỉnh cho phù hợp với diện tích vùng cần điều trị.

Lưu ý khi sử dụng

+Không sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian dài mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

+Phụ nữ mang thai và trẻ em không sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

+Sử dụng dược liệu đúng liều lượng tương ứng với từng bệnh đã được hướng dẫn.

+Thuốc sắc từ cây găng tu hú chỉ nên uống hết trong ngày, mỗi lần sử dụng cần hâm nóng lại. Tránh để qua ngày sẽ bị ôi thiu và mất tác dụng.

+Trường hợp dùng thuốc đắp dạng tươi nên rửa sạch dược liệu và ngâm trong nước muối trước khi sử dụng để đảm bảo tổn thương không bị nhiễm trùng nặng hơn.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÂY BẦN

CÂY BẦN

Cây bần, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bần sẻ, bần chua, hải đồng. Bần là loài thực vật sinh sống và phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Ngoài tác dụng chắn sóng và chống sạt lở đất, cây bần còn được sử dụng để nấu canh và chữa chứng bong gân, bầm tím do ứ máu, tiểu tiện không thông,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
CÂY NỔ

CÂY NỔ

Cây nổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sâm tanh tách, cây nổ, sâm đất, tử lị hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo. Cây nổ mọc hoang nhiều ở nước ta. Sở dĩ người ta gọi là cây Quả nổ vì quả chín sẽ phát nổ. Đặc biệt khi cho vào nước sẽ phát ra tiếng lép bép rất vui tai. Cây không chỉ để làm cảnh mà còn là vị thuốc điều trị trong Đông y. Quả nổ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị những bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo và nhiều công dụng khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HÒE HOA

HÒE HOA

Hòe hoa là một dược liệu phổ biến trong Y học cổ truyền, có tác dụng chữa cao huyết áp, chữa chảy máu cam, băng huyết, trĩ chảy máu, phòng ngừa chứng đứt mạch máu não, ho ra máu, đái ra máu, đau mắt, xích bạch lỵ,…
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator
TOAN TÁO NHÂN

TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.
administrator
ATISO ĐỎ

ATISO ĐỎ

Atiso Đỏ hay còn gọi là bụp giấm, có tính mát, được quy vào kinh Can và Đại Trường. Nó có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.
administrator