ATISO ĐỎ

Atiso Đỏ hay còn gọi là bụp giấm, có tính mát, được quy vào kinh Can và Đại Trường. Nó có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.

daydreaming distracted girl in class

ATISO ĐỎ

GIỚI THIỆU

Atiso Đỏ hay còn gọi là bụp giấm, đay Nhật, lạc thần hoa,... thuộc họ Cẩm Quỳ, có nguồn gốc từ Tây Phi. Có phần hoa giống hoa dâm bụt và vị chua giống giấm. 

Atiso đỏ có tính mát, được quy vào kinh Can và Đại Trường. Nó có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.

Mô tả

Cây cao từ 1,5 - 2m, có gốc phân nhánh, màu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, có răng ở mép. Hoa đơn độc, mọc ở chồi nách và hầu như không có cuống. Tràng hoa có màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ sáng bao quanh quả.

Phân bố

Xuất xứ từ vùng đất Châu Phi và du nhập vào nước ta khoảng chục năm nay

Ở Việt Nam, có thể tìm thấy cây atiso đỏ ở những bãi đất khô cằn hoặc được trồng phổ biến ở những địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.

Trên thế giới, Trung Quốc và Thái Lan là những nhà sản xuất lớn và kiểm soát phần lớn nhu cầu của thế giới về mặt hàng atiso đỏ. Sản phẩm tốt nhất thế giới đến từ Sudan, tuy nhiên với sản lượng thấp và công nghệ chế biến lạc hậu phần nào cản trở chất lượng.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Bộ phận dùng

Cây được sử dụng phần đài quả và lá thay cho giấm chua để nấu canh.

Cây trồng lấy sợi, làm rau ăn, làm thuốc, màu thực phẩm, mứt,...

Thu hái

Thời gian thu hoạch atiso đỏ rơi vào khoảng đầu tháng 9 đến gần cuối tháng 11 mỗi năm. Thu hoạch những phần hoa màu đỏ thẫm.

Chế biến

Dùng trực tiếp sau khi rửa sạch bụi bẩn, đất cát hoặc đem phơi nắng hay sấy khô dành cho mục đích sử dụng lâu dài.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Hoa atiso đỏ có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Điển hình như:

  • Vitamin A

  • Vitamin C

  • Các axit béo không no

  • Axit citric

  • Axit tartric

  • Axit malic

  • Hibiscus

  • Polysaccharides

  • Cyanidin

  • Delphinidin…

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo y học cổ truyền

Atiso đỏ hay bụp giấm có tính vị (vị chua, tính mát), quy kinh Can và Đại Trường, có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, trong đó chủ yếu được sử dụng điều trị những bệnh lý như: giải độc gan, viêm gan, xơ gan.

Theo y học hiện đại

Dùng làm thực phẩm

Lá Bụp giấm có vị chua, dùng làm thực phẩm (nấu canh chua).

Đài hoa cũng có vị chua làm gia vị thay giấm, nước giải khát, siro, làm mứt.

Trị bệnh Scorbut

Lá, đài hoa và quả Bụp giấm dùng trị bệnh Scorbut.

Bổ mắt, tim, thần kinh, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch

Nước sắc hay hãm Bụp giấm uống giúp hỗ trợ tiêu hóa và bổ mắt, bệnh tim, thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

Bụp giấm có tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột.

Phòng ngừa ung thư

Nước ép từ Bụp giấm tươi có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.

Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

Kháng khuẩn

Dầu ép từ hạt Bụp giấm tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trichophyton, Cryptococcus…

Kích thích tiêu hóa và lợi gan mật

Ở Thái Lan, Bụp giấm phơi khô và dùng để sắc uống giúp lợi tiểu hiệu quả và chữa sỏi thận. Lá và cành dùng để chữa ho, hạt dùng tốt cho dạ dày, bảo vệ dạ dày.

Ở Myanmar, hạt Bụp giấm được dùng để phục hồi sức khỏe khi bị suy nhược.

Ở Đài Loan, hạt Bụp giấm dùng để nhuận tràng nhẹ và thông tiểu.

Ở Philippin, rễ Bụp giấm được xem là thuốc bổ, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.

CÔNG DỤNG

  • Một số thành phần có trong hoa atiso đỏ có chứa hoạt chất có khả năng loại bỏ các độc tố trong gan. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, xơ gan,…

  • Kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và phòng ngừa bệnh táo bón

  • Hàm lượng vitamin C có trong hoa atiso đỏ được chiếm khá cao giúp làm tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời ức chế một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm, ho, viêm họng hoặc một số bệnh lý thông thường

  • Hoa bụp giấm có tác dụng giảm cân và chữa béo phì nhờ một số thành phần hoạt chất có khả năng ức chế men amylase, từ đó giúp gia giảm khả năng hấp thụ đường và tinh bột;

  • Thành phần có trong hoa bụp giấm có tác dụng ức chế khả năng hấp thụ của rượu vào máu. Do đó, nước từ loại dược liệu này rất thích hợp để giải rượu và bảo vệ gan

  • Có tác dụng hạ nhiệt và hạ huyết áp nhờ dịch ép có trong lá và đài hoa.

CÁCH DÙNG

Dùng trực tiếp, pha trà, làm mứt, ngâm rượu hay làm siro,...

LƯU Ý

  • Chống chỉ định cho những bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần có trong hoa bụp giấm trừ khi có sự cho phép của bác sĩ.

  • Không sử dụng hoa bụp giấm cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi trong loại dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và con nhỏ;

  • Không nên lạm dụng hoa bụp giấm. Liều lượng sử dụng theo các chuyên gia đề nghị không vượt quá 2gr/ ngày;

  • Khi chế biến hoa bụp giấm, không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Điều này có thể làm giảm giá trị và công dụng của dược liệu;

  • Không sử dụng đồng thời hoa bụp giấm cùng lúc với một số thuốc tân dược. Nếu sử dụng song song cùng lúc có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGŨ BỘI TỬ

NGŨ BỘI TỬ

Dược liệu Ngũ bội tử là một vị thuốc khá phổ biến trong nền y học cổ truyền của Trung Hoa. Đây không phải là cây thuốc mà là tổ đã phơi hoặc sấy khô của ấu trùng loài sâu Ngũ Bội tử sống kí sinh trên những cành non hay lá của cây Muối.
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ NGỌT

CỎ NGỌT

Cỏ ngọt là loại dược liệu có chứa hoạt chất Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp để tạo vị ngọt tự nhiên.
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator