Ô TẶC CỐT

Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này.

daydreaming distracted girl in class

Ô TẶC CỐT

Giới thiệu về dược liệu Ô tặc cốt

- Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này. Ít ai biết rằng bộ phận mai mực tưởng chừng như chỉ để bỏ đi này lại là một vị thuốc được sử dụng trong Y học cổ truyền với rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.

- Tên khoa học: Sepiella maindroni

- Họ khoa học: Sepiidae (họ Mực).

- Tên dược liệu: Os sepiae seu sepiellae

- Tên gọi khác: Nhu cốt, Bạch long, Mai mực, Hải phiêu tiêu, Ô ngư, Lãm ngư cốt,…

Đặc điểm động vật và phân bố dược liệu Ô tặc cốt

- Đặc điểm của loài mực: 

  • Mực là loài động vật thân mềm, thường sinh trưởng và phát triển ở các môi trường nước lợ hoặc nước mặn. Thường sinh sống theo bầy và chủ yếu sống ở những tầng nước sâu. Chỉ lên tầng nước trên khi đi kiếm ăn. Thức ăn của cá mực chủ yếu là các loại sinh vật phù du, cá và tôm nhỏ.

  • Thông thường khi trong môi trường nước, màu da của cá mực thay đổi liên tục theo màu của môi trường để ngụy trang nhằm lẩn tránh kẻ thù và để dễ săn mồi. Khi cá mực bị tấn công, chúng sẽ bơi giật lùi cực nhanh đồng thời phun ra mực làm cho vùng nước lân cận đen lại, từ đó làm giảm tầm nhìn của kẻ thù và giúp mực có thể chạy trốn dễ dàng hơn.

  • Tuy sống ở tầng nước sâu nhưng cá mực lại thích ánh sáng. Đàn mực sẽ tập trung rất đông khi gặp ánh sáng.

  • Mực có thân đối xứng và có các xúc tu ở phần đầu, các xúc tu này có vai trò bắt còn mồi và để tự vệ. Bên trong cơ thể có chứa chất màu đen gọi là mực.

- Mô tả dược liệu: mai mực có màu trắng ngà, có hình bầu dục và khá dẹt, phần ở giữa sẽ dày hơn 2 bên và cứng. Mặt lưng có những hạt cộm lên và mặt bụng thì trắng hơn mặt lưng gồm những đường vân ngang. Dược liệu có mùi tanh.

- Phân bố của loài mực:

  • Ở Việt Nam có nhiều lại mực có thể kể đến như mực ống, mực nang, mực cơm, mực sim, mực trứng,… Vùng biển nước ta hầu như nơi nào cũng có mực nhưng chủ yếu phân bố nhiều ở các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng (đặc sản là mực nang), Thanh Hóa (đặc sản mực ống), Nghệ An, Hà Tĩnh,…

  • Trên thế giới thì cá mực có mặt ở hầu như tất cả các vùng biển.

Bộ phận dùng, đánh bắt, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần mai của con mực.

- Đánh bắt: có thể đánh bắt mực quanh năm. Nhưng tốt nhất nên đánh bắt chủ yếu vào khoảng tháng 3 đến tháng 9 do đây là thời gian mực di chuyển đến gần bờ để sinh sản, cao điểm là từ tháng 4 đến khoảng tháng 6.

- Chế biến: mực sau khi được thu bắt về thì bỏ đầu và cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Lấy mai mực đem đi ngâm để khử mặn và cuối cùng đem đi phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Ô tặc cốt có các thành phần hóa học như iod (i-ốt), các chất keo, calcium carbonat, calcium phosphat, natri clorid, pectin, các chất hữu cơ khác,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ô tặc cốt theo Y học hiện đại

Dược liệu Ô tặc cốt có các tác dụng dược lý như:

- Kháng acid dịch vị: nhờ các muối calcium carbonat giúp trung hòa acid dịch vì và từ đó giúp giảm các triệu chứng như loét dạ dày, ợ nóng,…

- Cầm máu: nhờ hoạt chất pectin và các chất hữu cơ giúp tạo màng bảo vệ và thúc đầy đông máu.

- Phục hồi và bảo vệ xương: Ô tặc cốt giúp phục hồi tổn thương xương, chống thoái hóa xương, sửa chữa các khiếm khuyết cấu trúc xương,…

- Khả năng hấp phụ: tác dụng này giúp bảo vệ cơ thể khỏi độc tố, các vi khuẩn,….

- Ngoài ra Ô tặc cốt còn nhiều công dụng tiềm năng khác đang được nghiên cứu.

Vị thuốc Ô tặc cốt trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị mặn, tính hơi ấm.

- Quy kinh: vào Can và Thận.

- Công năng: thông huyết mạch, trừ hàn, cố tinh chỉ đới, chỉ thống, thu liễm, chế toan, chỉ huyết, thu thấp liễm sang,…

- Chủ trị: các chứng phế vị xuất huyết, nôn mửa, di tinh, lở loét, mụn mủ, đới hạ, thấp chẩn, băng lậu, bế kinh, đau dạ dày,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Nhưng đối với dạng thuốc bột thì tác dụng có vẻ tốt hơn.

- Liều dùng: thông thường khoảng 6 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ô tặc cốt

- Bài thuốc giúp bổ huyết, ích tinh, hóa ngưng và cầm máu:

  • Chuẩn bị: 4 phần Ô tặc cốt, 1 phần Huệ nhự và trứng Chim sẻ.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán bột, tiếp đến cho thêm trứng Chim sẻ vào để tạo thành viên. Sử dụng khoảng 5 viên mỗi lúc đói và uống cùng nước sắc Bào ngư.

- Bài thuốc chữa chảy máu do chấn thương

  • Chuẩn bị: Ô tặc cốt và Phấn hoa tùng với 2 lượng bằng nhau cùng với 1 ít Băng phiến.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành bột mịn, sau đó thêm Băng phiến vào và trộn đều để rắc lên vết thương. Trong trường hợp vết thương lớn thì có thể băng lại để không chảy máu.

- Bài thuốc chữa chảy máu dạ dày, xuất huyết trong bệnh trĩ, đại tiện ra máu, phụ nữ băng huyết

  • Chuẩn bị: 16 g Ô tặc cốt, 8 g Xuyến thảo, 4 g Cam thảo , 12 g Bạch thược, 12 g Hoàng kỳ, Tông thán và Ngũ bội tử 6 mỗi vị, Bạch truật và Địa du 12 g mỗi vị, 12 g Long cốt và 12 g Mẫu lệ.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc để uống hằng ngày.

- Bài thuốc chữa loét dạ dày - tá tràng hoặc chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị: 85 g Ô tặc cốt và 15 g Bối mẫu. 

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng thì uống cùng nước sôi để nguội. Nên sử dụng bài thuốc trước khi ăn.

- Bài thuốc chữa dạ dày tiết nhiều acid hoặc hội chứng tăng tiết acid dịch vị:

  • Chuẩn bị: 80 g Ô tặc cốt, 10 g Diên hồ sách, 40 g Khô phàn và 60 g Mật ong . 

  • Tiến hành: Mật ong thì để riêng ra, các vị thuốc còn lại thì đem đi tán thành bột mịn rồi trộn cùng với Mật ong để tạo thành viên. Sử dụng 12 g viên thuốc mỗi lần trước bữa ăn. Nên uống 3 lần mỗi ngày cho tới khi khỏi bệnh.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt:

  • Chuẩn bị: Ô tặc cốt với lượng vừa đủ.

  • Tiến hành: Ô tặc cốt đem đi tán thành bột mịn, tiếp đến lấy đắp lên vị trí bị mụn nhọt hoặc sưng đau. Sử dụng cho tới khi mụn nhọt khô và bong ra.

- Bài thuốc chữa viêm tai giữa rỉ dịch hoặc có mủ:

  • Chuẩn bị: 2 g Ô tặc cốt và 0,4 g Xạ hương.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột, tiếp đến thì rây mịn bột. Trước khi sử dụng thuốc thì lấy chấm vào tai và sau đó sử dụng oxy già (H2O2) để vệ sinh tai.

- Bài thuốc chữa loét âm đạo:

  • Chuẩn bị: Ô tặc cốt và Lòng đỏ trứng gà.

  • Tiến hành: Ô tặc cốt đem đi thiêu tồn tính rồi tiến hành trộn đều cùng với Lòng đỏ trứng gà để thoa lên các vết loét.

Lưu ý khi sử dụng Ô tặc cốt

- Sử dụng vị thuốc Ô tặc cốt trong thời gian dài có thể dẫn đến táo bón. Do đó nếu sử dụng thời gian dài thì nên dùng các loại thực phẩm, dược liệu có tác dụng nhuận tràng hoặc uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

- Những người có nhiệt thịnh và âm suy thì không nên sử dụng Ô tặc cốt.

- Lưu ý khi sử dụng cho người bị Gout.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHUỐI HỘT RỪNG

CHUỐI HỘT RỪNG

Chuối hột rừng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chuối hột rừng cũng được sử dụng làm dược liệu cũng như một vị thuốc cổ truyền quý.
administrator
BẠCH HẠC

BẠCH HẠC

Bạch hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiến cò, nam uy linh tiên, cánh cò, chòm phòn,... Bạch hạc là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ các bệnh về khớp, da liễu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY ĐẠI

CÂY ĐẠI

Cây đại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma. Cây Đại, một loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân ta. Được trồng rất nhiều để làm cảnh hay lấy bóng mát. Nhưng có điều không phải ai cũng biết, loài cây này còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của nó từ hoa, lá, nhựa, thân, rễ mỗi cái đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG PHIÊU TIÊU

TANG PHIÊU TIÊU

Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
THIÊN MA

THIÊN MA

Thiên ma là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc khá quý và được sử dụng rất rộng rãi trong những bài thuốc Y học cổ truyền. Dược liệu này có những công dụng hữu ích như chống co giật, giúp an thần, tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp,…
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
HẠ KHÔ THẢO

HẠ KHÔ THẢO

Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó được sử dụng làm dược liệu với công dụng: Chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch, viêm họng, ho, xích bạch đới, viêm gan, viêm tử cung, đái đường, mụn nhọt, cao huyết áp, sưng vú...
administrator