TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tại sao nên sử dụng tinh dầu dưỡng tóc?

Các loại tinh dầu được sản xuất từ các thực vật thông qua các phương pháp chưng cất hoặc bay hơi. Một số loại tinh dầu có khả năng kích thích tóc mọc và ngăn ngừa rụng tóc bằng cách cải thiện sức khỏe của da đầu. Tinh dầu là một phương tiện bổ sung tuyệt vời cho các phương pháp chữa trị rụng tóc. Một trong những lợi ích của tinh dầu là chúng có nguồn gốc từ thực vật và không chứa các chất bảo quản tổng hợp, màu sắc và hương liệu phụ gia giống như hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc khác.

8 loại tinh dầu tốt nhất cho mái tóc

Tinh dầu oải hương

Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng tinh dầu hoa oải hương có khả năng thúc đẩy sự phát triển của tóc bằng cách kích thích sự phát triển của các tế bào nang tóc, từ đó giúp tóc mọc nhanh hơn và dày hơn. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu trên con người để xác định các công dụng khác của tinh dầu oải hương trên tóc.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tinh dầu oải hương có thể giúp chữa trị các vấn đề như hói đầu hoặc rụng tóc. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu hoa oải hương cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe da đầu và ngăn ngừa các nhiễm trùng da đầu. Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương còn giúp giảm căng thẳng, một nguyên nhân gây rụng tóc ở nhiều người.

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng tinh dầu oải hương có thể giúp phát triển lông nhanh hơn ở chuột và ngăn ngừa chấy. Tinh dầu hoa oải hương cũng có thể hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da đầu và khô da đầu.

Để dưỡng tóc với tinh dầu hoa oải hương, bạn có thể trộn vài giọt tinh dầu với dầu nền theo tỷ lệ 1:3 (với dầu ô liu hoặc dầu dừa) và thoa trực tiếp lên da đầu trước khi gội đầu hoặc trộn vào các sản phẩm chăm sóc tóc.

Thực hiện 1 – 2 lần/tuần để thấy được hiệu quả.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có khả năng làm tăng lưu thông tuần hoàn máu đến khu vực được thoa, tạo cảm giác mát mẻ và sảng khoái. Theo một nghiên cứu trên chuột, tinh dầu bạc hà đã làm tăng số lượng nang lông, độ sâu của nang và sự phát triển tổng thể của lông, giúp kích thích mọc tóc. So với minoxidil, một sản phẩm giúp mọc tóc phổ biến, tinh dầu bạc hà đã được chứng minh là có hiệu quả tốt hơn.

Thành phần chính trong tinh dầu bạc hà, menthol, đã được chứng minh là có tác dụng tăng lưu lượng máu đến khu vực được bôi. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng dung dịch 4% tinh dầu bạc hà làm mạch máu mở rộng, làm tăng lưu lượng máu, điều này có thể thúc đẩy lông mọc nhanh hơn ở vùng da đó. Sản phẩm làm sạch hoặc chăm sóc tóc chứa tinh dầu bạc hà có thể làm sạch sâu hơn và mang lại cảm giác mát mẻ trên da đầu, đồng thời có mùi hương đặc trưng của bạc hà.

Cách chăm sóc tóc bằng tinh dầu bạc hà: Trộn 2 giọt tinh dầu bạc hà với dầu nền tùy theo sở thích sở thích. Dùng hỗn hợp này massage lên da đầu, để trong 5 phút trước khi gội sạch với dầu gội và dầu xả. Ngoài ra, có thể cho 2-3 giọt tinh dầu bạc hà vào các sản phẩm chăm sóc. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều sẽ gây triệu chứng ngứa, nóng rát da đầu. Khi gặp phải các tình trạng này cần rửa sạch ngay với nước, dùng liều ít hơn trong những lần sau.

Tinh dầu hương thảo

Cải thiện độ dày và tốc độ mọc tóc: Sử dụng tinh dầu hương thảo có thể giúp cải thiện độ dày và tốc độ mọc tóc bằng cách cải thiện quá trình tạo tế bào nang tóc. Theo một nghiên cứu, tinh dầu hương thảo có hiệu quả tương đương với minoxidil.

Hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc: Tinh dầu hương thảo được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc nhờ các đặc tính:

  • Kháng viêm.

  • Thúc đẩy sự phát triển.

  • Cải thiện quá trình lưu thông máu.

Để chăm sóc tóc, có thể thoa trực tiếp tinh dầu hương thảo lên da đầu, hoặc trộn với dầu nền tùy sở thích. Để tinh dầu ngấm vào da đầu khoảng 5-10 phút và gội sạch.

Ngoài ra bạn có thể trộn 2-3 giọt tinh dầu vào sản phẩm gội, xả hay chăm sóc tóc. Hoặc tự làm dầu gội đầu của riêng mình có chứa tinh dầu hương thảo.

Khi sử dụng cần tránh để tinh dầu tiếp xúc vào mắt. Nếu tiếp xúc, cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước lạnh.

Tinh dầu cedarwood (gỗ tuyết tùng)

Tinh dầu gỗ tuyết tùng hoặc hoàng đàn được biết đến với khả năng thúc đẩy sự phát triển tóc và giảm rụng tóc bằng cách cân bằng các tuyến sản xuất dầu trên da đầu. Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu này cũng giúp điều trị gàu và rụng tóc gây ra bởi các tình trạng khác nhau.

Để giảm rụng tóc, một trong những phương pháp hiệu quả là sử dụng hỗn hợp chiết xuất gỗ tuyết tùng. Đối với những người bị rụng tóc từng mảng, sản phẩm này có thể hữu ích.

Hỗn hợp dầu tuyết tùng/hoàng đàn và dầu nền có thể được sử dụng để xoa bóp da đầu và giúp làm dịu da đầu bị ngứa, bong tróc. Điều này có thể giúp điều trị các vấn đề như gàu và chàm da đầu.

Cách chăm sóc tóc: Thêm vài giọt tinh dầu tuyết tùng cùng 2 muỗng canh dầu nền (tùy sở thích). Xoa bóp, massage nhẹ nhàng da đầu, để nguyên trong 10 phút trước khi gội sạch. Ngoài ra, kết hợp với tinh dầu cỏ xạ hương, hoa oải hương hay hương thảo giúp tăng hiệu quả.

Tinh dầu cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương là một phương pháp giúp kích thích da đầu và ngăn ngừa rụng tóc. Tinh dầu cỏ xạ hương cũng được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc từng mảng, tương tự như tinh dầu tuyết tùng.

Cách chăm sóc tóc: Vì đặc tính mạnh của tinh dầu cỏ xạ hương, nên sử dụng với liều lượng thích hợp. Hòa 2 giọt tinh dầu cỏ xạ hương với 2 muỗng canh dầu nền, thoa lên da đầu và để trong khoảng 10 phút trước khi gội đầu sạch bằng dầu gội hoặc nước.

Tinh dầu cây trà

Dầu cây trà có tính năng làm sạch, kháng khuẩn và chống vi trùng mạnh mẽ. Khi sử dụng trên da đầu, nó có thể kích thích nang tóc và thúc đẩy sự phát triển tóc. Tuy nhiên, tinh dầu cây trà có nhiều nồng độ khác nhau, do đó cần tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất cho từng tình trạng riêng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng một hỗn hợp bao gồm tinh dầu cây trà và minoxidil có hiệu quả hơn so với việc sử dụng minoxidil đơn thuần để cải thiện sự phát triển tóc. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định tác dụng của tinh dầu cây trà khi sử dụng một mình.

Tinh dầu cây trà cũng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trị gàu, như đã được đánh giá vào năm 2015.

Cách chăm sóc tóc:

  • Thêm 10 giọt tinh dầu vào dầu gội hoặc dầu xả, dùng hàng ngày. Hoặc trộn 3 giọt tinh dầu với 2 muỗng canh dầu nền, massage lên da dầu giữ nguyên trong 15 phút trước khi rửa sạch.

  • Để giảm gàu, sử dụng dầu gội có 5% tinh dầu trà. Massage đều để tạo bọt 3 phút mỗi ngày trong vòng 4 tuần.

 

  • Để có mái tóc khỏe mạnh, pha loãng dầu cây trà với tỷ lệ 1:10 với dầu hạnh nhân hoặc một loại dầu khác. Sử dụng hỗn hợp mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả.

Tinh dầu cây xô thơm

Có thể sử dụng dầu cây xô thơm để giúp tóc phát triển và tăng độ chắc khỏe của tóc. Điều này có thể giúp giảm thiểu tình trạng tóc gãy rụng.

Để sử dụng, trộn 3 giọt dầu cây xô thơm với dầu xả hoặc 1 thìa dầu nền yêu thích của bạn. Nếu sử dụng hàng ngày, massage đầu sau khi đã thoa dầu trong khoảng 2 phút và sau đó rửa sạch. Nếu sử dụng một hoặc hai lần một tuần, có thể để trong khoảng 10 phút trước khi rửa sạch đầu.

Tinh dầu ngọc lan tây

Ngọc lan tây hay Hoàng lan, Ylang-ylang có thành phần tinh dầu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe tóc.

  • Kích thích sản xuất bã nhờn, hữu hiệu cho những người có da đầu khô xơ.

  • Giảm gãy rụng tóc thông qua cơ chế cải thiện kết cấu của tóc.

Cách chăm sóc tóc: Trộn 5 giọt tinh dầu trong 2 muỗng canh dầu nền ấm. Massage nhẹ da đầu, quấn lại bằng khăn ấm. Ủ trong khoảng 30 phút và gội đầu sạch.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu chăm sóc tóc

Tinh dầu có nguy cơ gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra khi thoa tinh dầu trực tiếp lên da. Vì vậy, cần pha loãng tinh dầu bằng dầu nền hoặc thử nghiệm trên vùng nhỏ của da trước khi sử dụng trên diện rộng. Những người có làn da nhạy cảm hoặc dị ứng với tinh dầu có nguy cơ cao hơn.

Các triệu chứng phổ biến của kích ứng da bao gồm viêm da tiếp xúc, bỏng rát, khó chịu hoặc ngứa ran, và mẩn đỏ ở khu vực thoa. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng bao gồm viêm da nặng, phát ban phồng rộp, khó thở, sưng lưỡi hoặc phù thanh quản.

 
Có thể bạn quan tâm?
DƯƠNG XỈ

DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
CỎ CHÂN VỊT

CỎ CHÂN VỊT

Cỏ chân vịt là loại dược liệu được mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng chúng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, trong đó cỏ chân vịt có thể chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa ngáy, thuỷ đậu, bệnh đường tiêu hoá, bong da,…
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
THIÊN MÔN ĐÔNG

THIÊN MÔN ĐÔNG

Thiên môn đông là một dược liệu có dạng bụi beo, sống nhiều năm và cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây Thiên môn đông thường được thu hoạch từ tháng 10 - tháng 12, khi cây từ 2 năm tuổi trở lên và sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau.
administrator
HY THIÊM

HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator