THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.

daydreaming distracted girl in class

THẠCH QUYẾT MINH

Giới thiệu về dược liệu

Vị thuốc này là vỏ phơi khô của nhiều loại bào ngư, với tên khoa học khác nhau bao gồm: Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotis avinana L. (Nhĩ bào), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (Bào đại não), hoặc Haliotis laevigata Donovan (Bạch bào). Tất cả đều thuộc họ Bào ngư (Haliotidae), lớp Phúc túc (Gastropoda) và ngành Nhuyễn thể (Mollusca).

Thạch quyết minh hay còn được gọi với tên khác là ốc khổng, cửu khổng, cửu khổng loa, bào ngư.

Vị thuốc Thạch quyết minh được sử dụng dùng làm thuốc lần đầu tiên được ghi trong sách Danh y biệt lục.

Bào ngư là một loại nguyễn thể, với vỏ cứng. Phần mép vỏ có từ 7 đến 13 lỗ (thường  9 lỗ và được gọi là Cửu khổng). Đây là những lỗ được sử dụng để thở, khi có vật ký sinh bám vào và bịt kín các lỗ này có thể khiến bào ngư bị chết. Bào ngư sống ở vùng hải đảo, ven biển có rạn đá ngầm. Loài này được khai thác khá nhiều ở miền Bắc nước ta.

Chân của loài này là một khối thịt dính liền phần thân, ở xung quanh mép vỏ. Khi muốn bò đi, khối thịt này phải co giãn để di chuyển phần thân mình. Khi bị bắt, phần chân sẽ rút vào trong vỏ. Chân bao giờ cũng bám chắc vào đá. DO đó, tuy khu vực bào ngư sống, mặc dù luôn có sóng lớn vỗ vào, nhưng bào ngư vẫn có thể sinh sống bình thường.

Thức ăn chủ yếu là rong rêu bám trên đá.

Thạch quyết minh là tên gọi của phần vỏ bào ngư. Dược liệu này có lớp vỏ ngoài nhám, màu sẫm với mặt trong có lớp xà cừ lóng lánh. Khi sử dụng, người ta thường đập nhỏ ra.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thời điểm từ tháng 7 - tháng 10 hàng năm là thích hợp nhất để thu hoạch Bào Ngư, chính là vị thuốc Thạch Quyết minh. Bào ngư sau khi thu hoạch, cần đem về rửa sạch để loại bỏ hết phần rong rêu và đất cát. Sau đó, cần tiếp tục rửa cùng với nước muối để đảm bảo phần vỏ được làm sạch. Tách riêng phần vỏ và phần thịt, và sau đó đem phơi khô. Thạch quyết minh sau khi đã được phơi khô, có thể tán nhỏ và vào hộp để dùng dần.

Một số người sau khi rửa sạch bào ngư, thường đem đi nấu chín Sau đó tách riêng phần vỏ và thịt. Vỏ sau khi tách cần đem rửa nước muối rồi tán nhỏ. Để đảm bảo có thể sử dụng thạch quyết minh trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng, phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu có trong Thạch quyết minh bao gồm canxi carbonat, choline, lớp cutin ở phần vỏ và nhiều loại axit amin.

Phần vỏ chứa hơn 90% canxi carbonat và khoảng 3,67% chất hữu cơ. Bên cạnh đó, còn chứa một lượng nhỏ các chất như magie, sắt, silicat, sulfat, phosphate, clorua và một lượng rất nhỏ iot. Sau khi nung lên, carbonat bị phân hủy tạo thành canxi oxit và chất hữu cơ.

Phần vỏ ở đáy biển có 16 axit amin. Phần bào ngư ăn được có chứa 1,57% tro, cùng với hàm lượng các chất vô cơ như natri trong lớp áo cao nhất. Hàm lượng các chất như cadimi, sắt, canxi, magie lại cao trong các cơ quan nội tạng. Hàm lượng collagen chiếm khoảng 20% toàn bộ bào ngư.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Theo các tài liệu cũ của Đông y, phần vỏ bào ngư có vị mặn, tính bình, tác dụng trừ nhiệt sáng mắt. Thạch quyết minh được sử dụng để chữa đau đầu chóng mặt, giảm đau mắt đỏ viêm kết mạc cấp tính hay giảm thị lực do viêm thị thần kinh.

Hiện nay, Thạch quyết minh được sử dụng khá phổ biến trong dân gian để làm thuốc. Rất hiệu quả trong chữa mắt mờ, thị lực kém, có tác dụng tan màng mây và sáng mắt. Bên cạnh đó, Thạch quyết minh còn hiệu quả trong các thuốc chữa bệnh đau dạ dày, ợ chua, hỗ trợ cầm máu.

Thịt loài bào ngư là một loại thực phẩm quý, với mùi vị thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng.

Theo các bài thuốc Y Học Cổ Truyền, Thạch quyết minh có công dụng trong: Thị lực của mắt suy giảm do viêm thần kinh thị giác, viêm kết mạc cấp tính, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, can dương vượng...

Theo Y học hiện đại

Trong các nghiên cứu khoa học, thấy Thạch quyết minh cho thấy công dụng bảo vệ các tế bào giác mạc ở người được nuôi cấy trong ống nghiệm, bị tổn thương do oxy hóa, hỗ trợ giúp làm tăng mức độ chống oxy hóa nội bào, từ đó làm giảm tạo ra các chất độc hại.

Một nghiên cứu cho thấy rằng Thạch quyết minh có thể giúp làm tăng nồng độ canxi trong máu và hỗ trợ làm giảm huyết áp.

Nghiên cứu Y học hiện đại khác cho thấy Thạch quyết minh có công dụng làm giảm sự xâm nhập của bạch cầu trung tính, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Qua đó, làm tăng hàm lượng collagen I, thúc đẩy sự biểu hiện của protein yếu tố tăng trưởng chuyển đổi-beta 1 (TGF-β1). Các chuyên gia suy đoán rằng tác dụng và cơ chế trong quá trình thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương liên quan đến kích hoạt đại thực bào.

Dựa theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, Thạch quyết minh có công dụng: giúp an thần, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cũng như giảm chứng mất ngủ. Bên cạnh đó có thể sử dụng để cầm máu và giảm đau.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng thông thường là mỗi ngày uống 3 – 6 g ở dạng bột. Có thể dùng ở dạng thuốc sắc với liều từ 15 – 30 g.

Chữa mờ mắt, quáng gà

Chuẩn bị 10g vỏ bào ngư đem cạo sạch phần đen ngoài, tán nhỏ. Sau đó thủy phi, lấy gan lợn hoặc gan dê, bổ đôi và cho thuốc vào. Đun sôi cho chín, đem xông mắt. Khi nguội thì ăn cả gan và uống cả nước. Mỗi ngày thực hiện 1 lần (theo kinh nghiệm trong nhân dân).

Đau mắt, ra nắng bị chói

Sử dụng vỏ bào ngư, cúc hoa và cam thảo mỗi vị 4g. Sắc cùng với 200g nước, để nguội và chia ra uống hàng ngày.

Trị chứng hoa mắt, chóng mặt

Chuẩn bị 12 g mỗi vị bao gồm Bạch thược, Kỷ tử, Đương quy; 8g mỗi vị bao gồm thiên ma và câu đằng; Thạch quyết minh 20g, Hạ khô thảo 16g, Cúc hoa 10g. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, đun sôi cùng với 800ml cho đến khi còn lại 200ml. Chia phần nước còn lại ra thành 2 phần bằng nhau, sử dụng hết trong một ngày.

Mắt sưng đỏ, kèm theo chảy nước

Chuẩn bị: 5 chỉ mộc tặc, 1 lượng thạch quyết minh, 1 phân đại hoàng, 1 phân kinh giới, 0,5 lượng sơn chi tử, 0,5 lượng hạt muồng, 0,5 lượng khương hoạt, 0,5 chỉ thanh tương tử và 0,5 chỉ thược dược. Nghiền nhỏ tất cả dược liệu đã chuẩn bị, và sử dụng chung với nước ấm.

Lưu ý

Người tỳ vị hư hàn, không thuộc chứng bệnh thực nhiệt không được dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator
HỔ PHÁCH

HỔ PHÁCH

Đối với người phương Tây, Hổ phách thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Trong Đông y, Hổ phách có công dụng chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt; giúp an thần, chữa mất ngủ; chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau lành vết thương; lợi tiểu... Tuy nhiên hiện nay Hổ phách đang dần trở nên khan hiếm nên chủ yếu được sử dụng làm trang sức.
administrator
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator