CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY HẸ

Đặc điểm tự nhiên

Cây hẹ là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 – 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng.

Lá hẹ được mọc từ gốc cây. Cán của hoa cũng mọc từ gốc cây, thường có chiều dài từ 20-30cm. Hoa trắng nở tại vị trí đỉnh cán hoa.

Cây hẹ thường mọc thành bụi là là loài cây rất dễ trồng. Hẹ thuộc loài thực vật sinh sản vô tính. Chúng sinh ra những cây con bằng cách tách chồi.

Hẹ là một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, hẹ có thể mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân, lá và hạt của cây hẹ được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Do đó, việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Người thu hái cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già.

Chế biến: Sau khi thu hái, bạn nên để hẹ vào chỗ khô ráo, thoáng mát. Tránh để hẹ ở nơi quá ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời.

Giã nát, lấy nước cốt để điều trị vết thương, viêm nhiễm tại chỗ.

Để giữ hẹ được lâu, người dùng có thể rửa sạch hẹ, dùng giấy gói lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Thành phần hóa học

Ngoài các chất như protein, carbohydrate, chất xơ… trong hẹ còn chứa  β – caroten, vitamin C, alliin, methylaiin, sulfid, linalool, đồng, sắt, canxi, Vitamin K, C, A.

Một nghiên cứu ở Trung quốc đã tìm ra trong củ hẹ còn có Odorin – hoạt chất có tác dụng ức chế mạnh đối với vi khuẩn Staphyllococcus aureus và Bacillus coli.

Trong hạt hẹ có chứa Alkaloid và saponin.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như: Streptococcus hemolyticus, Salmonella typhi, Shigela flexneri, Bacillus subtilis. Hoạt chất Odorin được phát hiện trong hẹ có tác dụng ức chế mạnh với Staphyloccus aureus.

+Vitamin k và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe.

+Lưu huỳnh và Flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển: Nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn nhiều lá hẹ với việc giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Một số nghiên cứu đã đặc biệt gợi ý rằng các loại rau thuộc họ allium, bao gồm cả hẹ, có thể có tác dụng chống ung thư.

+Lá hẹ tốt cho giấc ngủ và tâm trạng: Lá hẹ có chứa một lượng nhỏ choline, đây là một chất quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Ngoài ra, choline cũng giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác của não và hệ thần kinh.

+Tác dụng cung cấp folate: Cây lá hẹ cũng chứa folate, chất dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.

+Một số loại hóa chất như alcin, sunfit, odorin,...có trong hẹ có tác dụng kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ.

+Có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp.

+Tác dụng bổ thận, tráng dương.

+Tác dụng làm lành các vết thương.

+Tác dụng tăng cường khả năng hoạt động sinh dục của nam giới.

+tác dụng bổ mắt.

Công dụng

Hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị cảm mạo, ho ở trẻ em.

+Điều trị hen suyễn.

+Điều trị chứng ợ chua.

+Điều trị bong gân.

+Điều trị ra mồ hôi trộm.

+Điều trị nam giới di tinh, mộng tinh, phụ nữ ra huyết trắng.

+Điều trị nhức răng.

+Hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

+Điều trị chứng đái dầm ở trẻ em.

+Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm.

+Điều trị đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém.

Liều dùng

Theo kinh nghiệm dân gian:

+Lá và thân hành hẹ dùng để chữa ho trẻ em, hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, lỵ amip, mồ hôi trộm với liều 20 – 30g mỗi ngày. 

+Hạt hẹ: chữa bệnh di mộng tinh ở nam giới, khí hư, đau lưng, mỏi gối, đái dầm với liều 4 – 12g mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Vì hẹ có tính nhiệt nên người nóng trong không nên ăn quá nhiều.

+Khi sử dụng lá hẹ tốt nhất nên ăn sống hoặc ép lấy nước uống.

+Khi chế biến với các món ăn khác, cho lá hẹ vào sau cùng sau đó tắt bếp. Không nên đun nóng quá cao hoặc quá lâu tránh làm mất hoạt chất có trong hẹ.

+Không sử dụng chung hẹ với mật ong.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
CÂY GIAO

CÂY GIAO

Cây giao, hay còn được biết đến với những tên gọi: A giao, san hô xanh, cây xương khô, cây xương cá, lục ngọc thụ, cành giao, quang côn thụ, thanh san hô, cây kim dao. Cây giao còn được gọi là cây xương khô, thuộc họ Thầu dầu. Thảo dược này có nguồn gốc từ Châu Phi và thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, viêm xoang, đau buốt xương khớp, táo bón,… Cho đến nay, rất nhiều người đã nghe đến cây giao trị xoang hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại cây thường trồng làm cảnh này không chỉ chữa xoang thành công mà còn trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator
TRÁI TẮC

TRÁI TẮC

Các loại cây họ Cam chẳng hạn như bưởi, chanh, quýt... chắc hẳn rất quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Trong đó, trái tắc (hay còn gọi là quất) có hương vị rất riêng cùng với mùi thơm đặc trưng. Không chỉ được sử dụng như một món ăn hay một loại gia vị trong ẩm thực, trái Tắc còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái Tắc và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
CHÌA VÔI

CHÌA VÔI

Chìa vôi từ lâu đã được biết đến là một trong những vị thuốc có nhiều dược tính. Nó đặc biệt hữu ích đối với các triệu chứng của các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm.
administrator
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator