THIÊN NIÊN KIỆN

Thiên niên kiện là loại dược liệu có rất nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và là một trong những vị thuốc nam hàng đầu. Trong Đông y, thiên niên kiện được sử dụng để trị rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại dược liệu quý này.

daydreaming distracted girl in class

THIÊN NIÊN KIỆN

Giới thiệu về dược liệu

Cây thiên niên kiện có tên gọi khác là sơn thục, cây bao kim, ráy hương. Thiên niên kiện thuộc họ Ráy (Araceae), là loại dược liệu có vị đắng, cay, mùi thơm và tính ấm. Thiên niên kiện có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Loài cây này thường mọc trong rừng thưa, các khu rừng đất thấp ở độ cao từ 300 đến 1.200 mét so với mực nước biển.

Thiên niên kiện là cây sống lâu năm thuộc loài thân cỏ, thân rễ mập, bò dài và có mùi thơm. Lá có hình tim, mặt lá sáng bóng với độ dài khá lớn, khoảng từ 20-30cm. Hoa của cây thiên niên kiện mọc thành cụm, màu xanh và dài khoảng 5cm. Quả thiên niên kiện dạng thuôn dài, nhiều hạt. Cây thiên niên kiện thường ra hoa vào khoảng tháng 4 - tháng 6 hàng năm và có quả chín từ sau 4 - 5 tháng.

Thiên niên kiện là loài cây ưa thích khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mọc hoang ở khắp nơi. Thiên niên kiện mọc nhiều ở các vùng trũng ẩm ướt, ven theo các khe suối, kênh, rạch và ở sườn đồi thấp.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phần dược liệu thường được là thân rễ, đoạn thẳng hoặc cong queo. Phiến có nhiều xơ, chắc và cứng. Thân rễ thường dài 10 - 30 cm, đường kính 1 - 1,5 cm, hai đầu đều nhau. Mặt ngoài của thân rễ có màu nâu nhạt hay nâu sẫm, nhiều nếp nhăn dọc cũng như vết tích của rễ con. Bề ngang của dược liệu hơi dai, vết cắt có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, thường có một số sợi màu vàng ngà lởm chởm giống như bàn chải. Ngửi phần thân rễ có mùi thơm hắc, vị cay.

Để thu hái rễ của cây thiên niên kiện, người ta thường phải đào sâu xuống đất, lấy rễ cây. Thu hái những thân rễ già và rửa sạch. Bóc loại bỏ vỏ ngoài cũng như các rễ con. Cắt thành đoạn ngắn 10 đến 30 cm. Sấy nhanh thân rễ ở nhiệt độ khoảng 50 °C cho khô đều mặt ngoài, bỏ vỏ ngoài và rễ con. Tiếp tục phơi hoặc sấy ở 50 °C đến 60 °C cho đến khô. Sau khi được sấy khô, rễ của cây sẽ được nghiền thành bột hoặc cắt thành mảnh nhỏ.

Thiên niên kiện có thể được khai thác quanh năm.

Thành phần hóa học

Homalomena accubta được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á. Đây là một dược liệu truyền thống để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, cơ bắp và giảm đau nhức. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng Homalomena accubta có chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp và tiêu hóa.

Thân rễ của cây thiên niên kiện có chứa khoảng 1% là tinh dầu, tính theo rễ khô. Tinh dầu của cây thiên niên kiện được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tinh dầu ở thân rễ với màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ và dễ chịu. Bên cạnh đó, dược diệu này có một số nhiều thành phần hóa học khác như: 40% l-linalol, terpineol và khoảng 2% este tính theo linalyl acetate. Ngoài ra còn có sabinen, a-terpinen, limonen, acetaldehyde và aldehyde propionic. Rễ của Thiên niên kiện chiết xuất được rất nhiều hợp chất sesquiterpenoid. Các hợp chất trên đều có tác dụng hỗ trợ sức khỏe và được sử dụng trong y học cổ truyền. 

Tác dụng - Công dụng

Cây thiên niên kiện có rất nhiều công dụng hữu ích trong Y Học Cổ Truyền. Dưới đây là một số tác dụng của thiên niên kiện, bao gồm:

  • Hỗ trợ trong điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ, vai gáy. Giải quyết nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay, co quắp, tê bại nhất là ở người cao tuổi.

  • Hỗ trợ trong điều trị thoái hóa xương khớp, gai đốt sống và vôi hóa đốt sống.

  • Trị bệnh đau dạ dày, giúp kích thích tiêu hóa và làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

  • Tinh dầu thiên niên kiện có mùi thơm dịu nhẹ, có thể được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.

Cách dùng - Liều dùng

Thân rễ là bộ phận được dùng của thiên niên kiện, được cắt thành từng đoạn dài khoảng 10 – 27 cm. Có thể dùng thân rễ dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu thuốc hoặc ở dạng bột phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Liều thông thường sử dụng là khoảng 6 –12g/ngày.

Chúng ta có thể dùng thân rễ tươi rửa sạch, giã nát, ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại. Bên cạnh đó, giã nát rễ cây với muối, đắp ngoài làm tan nhọt độc. Tinh dầu của loại dược liệu này có thể dùng để pha chế thành dầu xoa bóp.

Một số bài thuốc được sử dụng từ Thiên niên kiện:

Chữa tê thấp, nhức mỏi gân cốt

Sử dụng thiên niên kiện 12g, cỏ xước 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, thương truật 10g, độc lực 8g và cam thảo 6g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần.

Chữa thoái hóa cột sống

Sử dụng thiên niên kiện 12g, thổ phục linh 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, đại táo 12g, thương truật 12g, quế chi 6g, tần giao 8g, cam thảo 8g, ý dĩ 10g, xuyên khung 10g và kỷ tử 10g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần.

Hoặc sử dụng thiên niên kiện ở dạng thuốc ngâm rượu (liều dùng từ 6 - 12g).

Chữa phụ nữ đau bụng kinh

Sử dụng thiên niên kiện 12g, bạch thược 12g, đỗ trọng 12g,  xuyên khung 12g, hồng hoa 6g, đào nhân 6g, cam thảo 8g, đại táo 12g,  ngưu tất 12 g, nhân trần 10g, xuyên khung 10g, ích mẫu 10g, ý dĩ 10g, liên nhục 10g, kỷ tử 10g và toan táo nhân 8g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần.

Chữa viêm khớp, đau khớp mạn tính

Bài thuốc 1: Dùng thiên niên kiện 10g; mộc qua 20g; ngưu tất 10g; hy thiêm 20g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần.

Bài thuốc 2: Dùng thiên niên kiện 10g; rễ cây cỏ xước 40g; ngải cứu 10g; hy thiêm 20g; thương nhĩ tử 10g; thổ phục linh 20g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần.

Bài thuốc 3: Dùng thiên niên kiện 10g; cốt toái bổ 10g; bạch chỉ 8g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần.

Chữa chứng dị ứng, mẩn ngứa

Sử dụng thiên niên kiện 10g, sả 10g và gừng tươi 10g. Sắc lấy nước uống ngày 01 thang, chia ra 3 lần. Sau khi sắc có thể dùng bã để thoa lên vị trí bị ngứa. Cách này có thể tăng hiệu quả cho bài thuốc. Thực hiện bài thuốc đều đặn trong vòng 2 - 3 ngày, triệu chứng mẩn ngứa và dị ứng sẽ giảm rõ rệt

Chữa mụn nhọt, mụn độc

Rửa sạch lá thiên niên kiện, giã nát và trộn đều với muối hạt rồi đắp lên đầu mụn. Đắp bài thuốc mỗi ngày cho đến khi mụn lành hẳn.

Thiên niên kiện ngâm rượu

Rượu thiên niên kiện vừa có thể bảo quản trong một thời gian dài vừa tăng thêm tác dụng chữa trị bệnh. Dùng thiên niên kiện 100g, ngưu tất 100g, câu kỷ tử 100g, đỗ trọng 100g, thục địa 200g, đại táo 200g, bạch thược 100g, đương quy 100g, đảng sâm 100g và rượu trắng 5 lít.

Rượu thiên niên kiện có thể sử dụng để chữa đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp và tê bì chân tay.

Tất cả dược liệu đổ vào bình ngâm khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được, mỗi ngày uống một chén (khoảng 20 ml), khi ăn cơm vào buổi tối.

Lưu ý

Khi sử dụng Thiên niên kiện trị bệnh cần có một số lưu ý sau:

  • Không nên sử dụng dược liệu này ở người âm hư nội nhiệt, táo bón hay nhức đầu.

  • Khi sử dụng thiên niên kiện khô để ngâm rượu, không nên cho quá nhiều. Không nên uống quá 2 chén/ ngày vì có thể gây ngộ độc, nôn ói, chóng mặt hoặc đau đầu.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Để sử dụng thiên niên kiện một cách hiệu quả và an toàn, cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ uy tín. Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong khi sử dụng, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng bất thường nào, hãy tạm ngưng ngay và báo cho bác sĩ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tác dụng của Homalomena accubta vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và không thể thay thế cho các phương pháp điều trị y tế và thuốc kê đơn của bác sĩ. 

 

Có thể bạn quan tâm?
THẢO QUYẾT MINH

THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh là một dược liệu rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi như Quyết minh, cây Muồng ngủ, Muồng, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Muồng hòe, Lạc trời, Hìa diêm tập (Dao), họ Đậu với tên khoa học là Fabaceae. Theo Y học, Thảo quyết minh được sử dụng để điều trị một số bệnh trên mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, quáng gà, viêm võng mạc; tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, bệnh ngoài da do nấm, bệnh chàm ở trẻ em, táo bón kinh niên. Mặc dù là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, sử dụng Thảo quyết minh sai cách hay không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quyết minh cũng như tác dụng, cách dùng, trong bài viết sau.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator
HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
PHỤC THẦN

PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
administrator
CÂY ĐƯỚC

CÂY ĐƯỚC

Cây đước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trang, vẹt, sú, đước bợp, đước xanh. Cây đước là một loại thực vật rất quen thuộc ở vùng rừng ngâp mặn. Từ lâu loại cây này đã được biết đến với tên gọi vệ sĩ bờ biển. Tuy nhiên, ngoài tác dụng về mặt sinh thái thì loại cây này còn chứa nhiều thành phần có dược tính tốt và có thể được sử dụng với mục đích chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator