THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh là một dược liệu rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi như Quyết minh, cây Muồng ngủ, Muồng, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Muồng hòe, Lạc trời, Hìa diêm tập (Dao), họ Đậu với tên khoa học là Fabaceae. Theo Y học, Thảo quyết minh được sử dụng để điều trị một số bệnh trên mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, quáng gà, viêm võng mạc; tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, bệnh ngoài da do nấm, bệnh chàm ở trẻ em, táo bón kinh niên. Mặc dù là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, sử dụng Thảo quyết minh sai cách hay không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quyết minh cũng như tác dụng, cách dùng, trong bài viết sau.

daydreaming distracted girl in class

THẢO QUYẾT MINH

Giới thiệu về dược liệu

Thảo quyết minh còn được gọi với một số tên khác như Quyết minh, Hạt muồng muồng, cây Muồng ngủ, Muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, T’răng (Bana), Lạc trời, Thủa nhò nhè (Tày), Muồng hòe, Hìa diêm tập (Dao).

Thảo quyết minh có tên khoa học là Cassia tora L., họ Đậu (Fabaceae).

Dược liệu Thảo quyết minh là cây bụi nhỏ, chiều cao từ 30 – 90cm với phần thân cành nhẵn. Lá kép lông chim mọc so le, có 3 đôi lá chét (thường từ 2 – 4) hình bầu dục mọc đối nhau. Cụm hoa ở kẽ lá, từ 1 – 3 bông. Hoa có màu vàng với tràng 5 cánh hình trứng.

Quả đậu, dài, hẹp với hai đầu thắt lại với chiều dài từ 12 – 14 cm. Mỗi quả có khoảng 25 hạt. Hạt màu nâu vàng bóng, hình trụ xiên. Mùa ra hoa từ tháng 5 – 6, mùa quả từ tháng 9 – 11.

Thảo quyết minh thường được tìm thấy ở những khu vực ở vùng nhiệt đới như châu Mỹ, châu Á, châu Phi, Australia. Ở Việt Nam, Thảo quyết minh được tìm thấy rộng rãi khắp cả nước, trừ những khu vực có độ cao trên 1000m. Dược liệu này ưa sáng và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Thảo quyết minh là hạt. Phần quả sau khi thu hái, sẽ đem phơi khô và tách lấy hạt, bỏ vỏ. Tiếp tục đem đi phơi hoặc sấy khô. Trước khi sử dụng chữa dụng, hạt sẽ được sao bằng lửa nhỏ cho tới khi có mùi thơm, chia thành 2 loại bao gồm sao vàng và sao cháy.

Thảo quyết minh sao vàng

Hạt thảo quyết minh sau khi rửa sạch và để ráo, đem đi sao trên chảo (đã để nóng già). Sao cho tới khi lớp bên ngoài xuất hiện dầu bóng. Tiếp tục sao tới khi dầu ráo, hạt chuyển sang có màu vàng. Sau đó lấy hạt ra, để nguội.

Thảo quyết minh sao cháy

Hạt thảo quyết minh sau khi sao vàng vẫn tiếp tục sao cho tới khi lớp vỏ ngoài đen dần. Ở trên mặt chảo xuất hiện lớp khói màu vàng cam, có mùi nồng. Sao tới khi tất cả các hạt chuyển sang màu đen đều, khói khói đen, mùi thơm cháy nồng (vữa chưa khét). Khi đó, ngưng sao và trải ra khay chờ nguội.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Phần hạt của Thảo quyết minh có chứa chrysophanol, physcion, aloeemodin monoglucoside, trachryson, obtusin, brassinolid, alaternin, aurantio-obtuirin, nor-rubrofusarin, rubro – fusanrin – 6 – beta – gentiobioside, naphthalene glycosid, torlactone và crysophannic acid- 9 – anthron.

Sau khi chế biến, hàm lượng anthraquinon trong Thảo quyết minh sẽ thay đổi.

Phần lá thảo quyết minh có chứa flavonoid là kaempferol-3-sophoroside.

Phần vỏ thân và lá có 3,5,8,3’,4’,5’-hexahydroxyflavon.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Thảo quyết minh có vị nhạt, đắng (ở hạt tươi), vị đắng, ngọt (sau khi sao). Quy kinh Can, Thận. Công năng thanh can hỏa, tán nhiệt, minh mục, nhuận tràng.

Thảo quyết minh thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về mắt bao gồm viêm màng kết mạc cấp, viêm võng mạc hay quáng gà. Ngoài ra, còn có công dụng điều trị tăng huyết áp, hỗ trợ an thần, ngủ ngon, trị các bệnh ngoài da (chàm, nấm).

Theo y học hiện đại

Tác dụng hạ huyết áp

Nghiên cứu cho thấy dịch chiết cồn của Thảo quyết minh có công dụng giãn mạch khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch trên động vật.

Tác dụng an thần

Nghiên cứu cho thấy sử dụng Thảo quyết minh đường uống trên thỏ có tác dụng an thần. Điện não đồ giảm trong quá trình nghiên cứu.

Nhuận tràng, trị táo bón

Thảo quyết minh với thành phần anthraglycosid có công dụng tăng co thắt cơ trơn ruột. Trong lá của thảo quyết minh có thành phần kaempferol, có công dụng nhuận tràng, tẩy xổ.

Kháng khuẩn, kháng nấm

Dịch chiết cồn từ hạt của Thảo quyết minh có công dụng ức chế các chủng Staphylococcus aureus, Bacillus diphtheria, Enterococcus. Cao nước chiết xuất từ hạt có công dụng kháng nấm trị bệnh ngoài da.

Giảm lipid máu, ức chế kết tập tiểu cầu

Nghiên cứu ở chuột cống trắng cho thấy Thảo quyết minh có công dụng làm hạ cholesterol toàn phần và triglyceride máu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.

Ức chế tuyến ức, giải độc arsen

Thí nghiệm khi sử dụng Thảo quyết minh trên chuột cống trắng liên tục trong 7 ngày có công dụng làm teo tuyến ức và hỗ trợ giải độc arsen.

Cách dùng - Liều dùng

Liều sử dụng thông thường từ 5 – 10g một ngày.

Thảo quyết minh có thể được sử dụng bằng cách sắc nước uống, dùng riêng lẻ (độc vị) hoặc phối hợp với các vị thuốc để tăng hiệu quả. Hạt thảo quyết minh có thể đem sao vàng, pha nước uống như trà, có công dụng phòng say nắng.

Chữa viêm kết mạc cấp tính, sợ ánh sáng, mắt đỏ đau, chảy nước mắt

Sử dụng hạt thảo quyết minh 9g, Cúc hoa 9g, Mạn kinh tử 6g, Mộc tạc 6g. Đem tất cả sắc lấy nước và uống.

Chữa đau đầu

Sử dụng hạt thảo quyết minh đã sao vàng. Đem giã hạt thảo quyết minh và pha với nước sôi. Sử dụng uống như trà.

Chữa khó ngủ, ngủ mê, cao huyết áp, tim nhanh

Sử dụng hạt thảo quyết minh 20g, Mạch môn 15g, Tâm sen đã sao 6g. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước uống.

Chữa hắc lào

Sử dụng lá thảo quyết minh 20g. Đem ngâm trong rượu 50ml, Giấm 5ml trong vòng 10 ngày và dùng bôi hàng ngày.

Chữa viêm võng mạc

Sử dụng hạt thảo quyết minh 10g, Dạ minh sa 10g, Vong nguyệt sa 10g, Cam thảo 6g, Hồng táo 5 quả. Đem tất cả các vị sắc lấy nước uống.

Lưu ý

Thảo quyết minh là một dược liệu phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong chữa bệnh. Tuy nhiên, khi dùng cần có một số lưu ý sau:

  • Không được sử dụng cho người có tỳ vị hư hàn hay đại tiện lỏng (tiêu chảy).

  • Nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy sử dụng thảo quyết minh an toàn trên phụ nữ có thai. Do đó, có thể sử dụng dược liệu này trong điều trị chứng mất ngủ ở phụ nữ có thai.

  • Có thể xuất hiện tương tác khi sử dụng với các thuốc và thực phẩm hàng ngày. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU MUỐNG BIỂN

RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHI TỬ

CHI TỬ

Chi tử là quả phơi hay sấy khô của cây dành dành. Loại thảo này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ nhiệt, minh mục, trừ khát, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng tấy, đau do chấn thương / bong gân, nôn ra máu, ho. dùng chữa tỳ vị hư hàn, sốt cao hoặc tiêu chảy mà không sốt nhẹ.
administrator