RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.

daydreaming distracted girl in class

RAU TÀU BAY

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Crassocephalum crepidioides (Benth.) S.Moore

- Tên đồng nghĩa: Gynura crepidioides Benth.

- Họ Cúc (Asteraceae)

- Tên gọi khác: Kim thất, Ngải rét, Sra tây (Kho), Lảo lộc (Tày)

Đặc điểm thực vật

Rau tàu bay là loại cây thảo, mọc đứng. Thân hình trụ, mập, có rãnh dọc, màu xanh mọng nước, cao từ 0.4 – 0.5 m, có một số cây cao tới 1 m. 

Lá mọc so le, phiến lá to và mỏng, hình bầu dục hoặc trứng dài, gốc thuôn, đầu nhọn, mép có răng cưa, đôi khi phần dưới có chia thuỳ xẻ sâu không đều, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở nách lá hoặc ngọn thành ngù mang nhiều đầu; gồm nhiều hoa màu hồng nhạt, tổng bao lá bắc gồm 2 hàng lá bắc hình sợi. Hoa lưỡng tính, có mào lông mịn, trắng, mềm, tràng mảnh, phình ra ở đầu; bầu hình trụ. Đầu các nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, dễ bay theo gió, đem theo nhụy và hạt cây phát tán đến những nơi thuận lợi để tiếp tục sinh sôi.

Quả bế, hình trụ mang một mào lông trắng đỉnh.

Hoa nở từ tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3. 

Phân bố, sinh thái

Cây tàu bay là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm khắp. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi và Madagasca, sau đó phát tán và mọc hoang ở các vùng khí hậu nhiệt đới khác Châu Á, nhất là các nước ở vùng Nam Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương. Ngoài ra, cây còn phân bố ở các đảo ở đông nam Địa Trung Hải, một số bang của Mỹ hoặc ở quần đảo Cook,…

Ở Việt Nam, rau tàu bay phân bố rộng rãi khắp các địa phương, cây thường được tìm thấy ở các bãi hoang sau rẫy hoặc ở các vùng đồi núi, từ vùng đồng bằng đến miền núi cao lạnh khoảng 1.500m trở xuống.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá và ngọn

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm. Sau đó, rửa sạch và phơi khô

Bảo quản: Nhiệt độ 25 – 28 độ C, tránh nơi ẩm ướt

Thành phần hóa học 

Thành phần chính của rau tàu bay chủ yếu là nước chiếm 93,1%. Ngoài ra còn có các thành phần khác với hàm lượng thấp như protein 2,5%; glucid 1,9%; cellulose 1,6%; dầu xuất không protein 3,7%; khoáng toàn phần 0,9%, trong đó có calcium 81mg%, phosphor 25mg%, carotene 3,4mg% và vitamin C 10mg%.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng nên cây được sử dụng để:

- Cung cấp dưỡng chất cần thiết, bồi bổ cơ thể

- Làm mát và bảo vệ gan, ngăn ngừa tăng men gan

- Dự phòng và hỗ trợ điều trị ưng thư hình thành và phát triển

- Chữa bướu cổ, phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt

- Điều trị đau nhức xương ở người già

- Cải thiện tiêu chảy ở trẻ em 

- Cầm máu và chữa lở ghẻ hoặc bị đỉa cắn

Ngoài ra, rau tàu bay còn mang lại nhiều lợi ích tốt đối với phụ nữ đang cho con bú như:

- Hỗ trợ tăng tiết sữa, giúp mẹ có nhiều sữa cho bé bú

- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở mẹ

- Giúp làm giảm đau nhức xương khớp

- Có tác dụng cầm máu ở vết mổ cho phụ nữ sinh mổ

- Với tính chất kháng viêm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ vừa mới sinh

Theo Y học hiện đai, rau tàu bay có công dụng:

- Làm lành vết thương: lá cây tàu bay có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng sinh nguyên bào sợi, co vết thương và tạo mạch từ đó giúp làm lành vết thương nhanh hơn.

- Có đặc tính chống đông máu dùng trong điều trị rối loạn đông máu: Chiết xuất methanol từ lá cây tàu bay có tác dụng kéo dài thời gian đông máu, prothrombin và thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa trong máu có thể được khai thác trong điều trị rối loạn đông máu.

- Bảo vệ tế bào β và phòng chống đái tháo đường: Các thành phần chống oxy hóa trong rau tàu bay như phenol và flavonoid có vai trò bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa do stress oxy hóa như bệnh đái tháo đường. 

Cách dùng - Liều dùng 

Rau tàu bay có thể dùng dưới dạng thuốc đắp, sắc hoặc nấu ăn. 

Liều dùng đối với tàu bay khô là 30 gram.

Một số bài thuốc có dược liệu Rau tàu bay

- Chữa bệnh bướu lành và bướu cổ: Sắc 30 gram rau tàu bay khô và 30 gram cây xạ đen khô với 1.2 lít nước. Cô cạn còn 500 ml, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày. 

- Điều trị phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt: Sắc 30 gram rau tàu bay khô với 10 – 15 gram náng hoa trắng, lấy nước uống hàng ngày.

- Trị côn trùng hoặc rắn, rết cắn: Giã nát 1 nắm lá rau tàu bay tươi, dùng phần bã đắp lên chỗ bị thương. 

- Giảm đau khớp, cầm máu và kháng khuẩn, kháng viêm: Giã nát rau tàu bay tươi và đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức hoặc nơi có vết thương bị sưng.

- Rau tàu bay điều trị sốt: Sắc 10 – 15 gram rau tàu bay khô, lấy nước uống hằng ngày. Uống liên tục 2 – 3 ngày.

- Chữa tiêu chảy hoặc lỵ ở trẻ nhỏ: Dùng lá tàu bay tươi hoặc khô sắc lấy nước và cho trẻ uống mỗi ngày.

 

Có thể bạn quan tâm?
LIÊN TU

LIÊN TU

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng sen đứng hàng đầu trên thế giới khi cung cấp từ vài trăm đến hàng nghìn tấn hạt sen cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các nước khác mỗi năm.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY NỔ GAI

CÂY NỔ GAI

Cây nổ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây đinh vàng, cây bỏng nổ, cây méc ten, cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng. Cây nổ gai là cây thuốc thường được dùng trong phạm vi nhân dân. Cây nổ ra hoa quả rất nhiều hàng năm. Quả nổ gai lúc chín có thể ăn được và phát tán xa nhờ dòng nước. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẦN BÌ

TRẦN BÌ

Trần bì là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y, là vỏ phơi khô của quả Quýt. Theo y văn cổ: “Nam bất thiểu Trần bì, Nữ bất ly Hương phụ” vị thuốc này có khả năng tiêu thực trừ chướng đặc hiệu, đặc biệt tốt cho nam giới, thường xuyên phải hội họp, ăn nhậu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trần bì và những công dụng của vị thuốc này nhé.
administrator
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
NAM SÂM

NAM SÂM

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da.
administrator
THUỐC MỌI

THUỐC MỌI

Cây thuốc mọi, còn được gọi với tên khác là cây cơm cháy, thuộc họ Cơm cháy là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để trị bệnh. Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị viêm gan, phong thấp, táo bón, một số bệnh ngoài da rất hiệu quả bao gồm chàm, nổi mề đay mẩn ngứa,… Nhưng, toàn cây có chứa độc tính nên cần phải rất cẩn thận khi sử dụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cây thuốc mọi cũng như các dùng loại thảo dược này.
administrator