TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Giới thiệu về dược liệu

Tinh dầu Bergamot là một loại tinh dầu được chiết xuất từ trái cam ngọt (có nguồn gốc từ châu Á hoặc Ý trong một số tài liệu), nhưng nguồn gốc chính xác vẫn chưa được biết.. Chính vì được sử dụng rộng rãi, Bergamot đã được các chuyên gia nghiên cứu về tác dụng sinh học cũng như những công dụng của nó.

Bergamot là tên của một loại trái cây, có kích thước vừa và nhỏ như như trái cam. Cam Bergamot có màu vàng một trái chanh và mùi thơm dễ chịu. Theo nghiên cứu về di truyền, các chuyên gia cho thấy Bergamot có thể là giống cây lai từ Citrus limetta và Citrus aurantium. Là một loại cam chua, Bergamot có tên khoa học là Citrus bergamia Risso. Trái này đặc trưng với hương thơm tự nhiên và thanh thoát, được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm cũng như thực phẩm.

  • Tên tiếng Việt: Cam hương, cam sần.

  • Tên khoa học: Citrus Bergamia

  • Tên tiếng Anh: Bergamot.

  • Chi: Chi Cam Chanh (Citrus).

  • Họ: Cửu lý hương (Rutaceae).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu nguyên chất Bergamot là phần được chiết xuất từ vỏ cam Bergamot. TInh dầu có hương thơm nhẹ nhàng cũng như có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, làm đẹp. Đặc biệt hiệu quả hơn khi sử dụng máy khuếch tán hay đèn xông tinh dầu.

Tinh dầu cam Bergamot:

  • Tên Tiếng Anh: Bergamot Essential Oil.

  • Tên gọi khác: Tinh dầu cam hương Bergamot, tinh dầu cam sần Bergamot.

  • Mùi hương thơm mát, tự nhiên.

  • Chiết xuất từ vỏ cam Bergamot bằng công nghệ ép lạnh.

Thành phần hóa học

Sau khi phân tích các thành phần trong tinh dầu, các chuyên gia tìm thấy 46 các hoạt chất hóa học khác nhau. Thành phần được chia làm 3 nhóm chính bao gồm monoterpene hydrocarbon, oxygenated monoterpenes và sesquiterpenes. Tinh dầu Bergamot chiếm từ 66.37% monoterpenes hydrocarbons, trong đó limonene là thành phần chính (khoảng 59.21%). Bên cạnh đó,, tinh dầu còn chứa 31% oxygenated monoterpenes, có thành phần chính là linalyl acetate (16.83%), linalool (9.51%). Còn lại khoảng 1.15% tinh dầu chứa sesquiterpenes. NhCácững sesquiterpenes chính bao gồm β-Bisabolene (0.47%) and Trans α-Bergamotene.

Thành phần bao gồm Alpha pinen, Alpha Terpineol, Alpha Bergaptnen, Beta Bisabolene, Limonene, Linalyl Acetate, Linalool, Nerol, Neryl Acetate, Geraniol, Geraniol Acetate, Myrcene.

Tác dụng - Công dụng

Giảm lo lắng

Xông tinh dầu là một biện pháp tiết kiệm nhưng lại an toàn cho nhiều bệnh lý trên hệ thần kinh. Một số nghiên cứu cho thấy việc hít tinh dầu Lavender có công dụng giảm căng thẳng, lo lắng. Bên cạnh đó, tinh dầu Lavender giúp cải thiện tâm trạng, giảm huyết áp. Công dụng này được cho là của thành phần limonene, linalool, linalyl acetate.

Như đã biết, tinh dầu cam Bergamot cũng có chứa một lượng lớn các thành phần trên. Chính vì vậy, tinh dầu cam Bergamot được dự đoán là cũng có những công dụng tương tự. Một nghiên cứu tiến hành tại trung tâm điều trị bệnh tâm thần kéo dài 8 tuần. Nghiên cứu chi thành 2 nhóm, những bệnh nhân đến vào tuần 1,3,5,7 được ngửi tinh dầu Bergamot khuếch tán và những bệnh nhân đến vào tuần 2,4,6,8 chỉ ngửi hơi nước.

Sau khi có kết quả, những bệnh nhân được ngửi tinh dầu Bergamot cho thấy điểm số ảnh hưởng tích cực cao hơn so với nhóm chứng. Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân này cũng giúp giảm lo lắng hơn so với nhóm còn lại. Tuy nhiên, do cỡ mẫu khá nhỏ, nên cần thực hiện các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy khi thực hiện liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu cam Bergamot, cảm giác lo lắng và mệt mỏi được cải thiện rõ rệt. Tác dụng này đã được ghi nhận thông qua cơ chế tác động tới quá trình giải phóng 2 hormone bao gồm dopamine và serotonin. Đây là 2 hormone được biết đến với tên gọi là hormone hạnh phúc.

Công dụng chống oxy hóa

Tác động chống oxy hóa của Bergamot dựa trên khả năng bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân oxy hóa như H2O2 và (Fe2SO4)3.

Tác động chống viêm

Tác động kháng viêm của các thành phần chiết xuất từ Bergamot chưa được đánh giá cao, cho đến năm 2011. Nghiên cứu của Risitano và cộng sự (2014) ghi nhận rằng thành phần flavonoid có trong tinh dầu Bergamot giúp làm giảm lượng protein của cytokine tiền viêm.

Năm 2010, Trombetta và cộng sự đã nghiên cứu về tác động chống oxy hóa của 2 chiết xuất cồn (giàu flavonoid) từ vỏ Bergamot trên tế bào nội mạc mạch máu tiếp xúc với cytokine TNF-α. Kết quả cho thấy cả hai chiết xuất đều ngăn chặn stress oxy hóa, điều hòa hoạt động NF‐κB, do đó làm tăng khả năng sống của tế bào.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy thành phần Linalool và carvacrol trong tinh dầu cam Bergamot giúp giảm đau, chống co giật, kháng viêm khi sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp trị liệu khác. Nghiên cứu cho thấy cần nghiên cứu thêm về tác dụng cũng như độc tính của tinh dầu đối với con người.

Giảm lipid máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch

Hiệu quả giảm lipid máu liên quan tới sự suy giảm đáng kể biomarkers, thành phần gây ra tổn thương oxy hóa nội mạch. Các biomarkers bao gồm malondialdehyde, thụ thể LOX‐1, protein kinase B (PKB). Chính vì vậy, thành phần này có hiệu quả giảm lipid máu thông qua nhiều cơ chế trên bệnh nhân đang điều trị với statin.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy công dụng điều hòa lipid và đường huyết, từ đó giúp giảm nguy cơ tim mạch.

Một nghiên cứu năm 2016, đánh giá nhiều thử nghiệm khác nhau trên người và động vật cho thấy thành phần flavonoid có trong cam Bergamot có hiệu quả giảm nồng độ lipid, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng.

Nghiên cứu trên động vật năm 2018 cho thấy polyphenol trong cam Bergamot có hiệu quả chống viêm trong gan trên con chuột đang hồi phục sau bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Do đó, cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để có thể đánh giá chính xác tác động này của tinh dầu cam Bergamot.

Ảnh hưởng tới khối lượng xương

Một số nghiên cứu trên động vật sử dụng tinh dầu bergamot (Bergapten) đường uống với liều 10-20 mg/kg hằng ngày trong vòng 20 tuần, đã ghi nhận giúp tăng đáng kể tỉ lệ khối lượng xương và chiều dày xương.

Hiệu quả trên da

Một nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân vảy nến đang điều trị UVB và tinh dầu Bergamot thoa lên vùng da vẩy nến 30 phút 3 lần/tuần. Kết quả ghi nhận giảm đáng kể diện tích vẩy nến cũng như mức độ nghiêm trọng so với nhóm chứng (p<0.001). Đồng thời giảm số lần điều trị so với điều trị UVB (p<0.05).

Cách dùng - Liều dùng

Một trong những phương pháp sử dụng đơn giản và an toàn nhất là khuếch tán tinh dầu. Sử dụng máy xông tinh dầu, loại xông nước hoặc xông khô. Thiết bị này sử dụng nhiệt độ để khuếch tán tinh dầu ra khắp phòng.

Bên cạnh đó, tinh dầu Bergamot có thể trộn cùng một số loại tinh dầu khác, sử dụng trong massage, ấn huyệt. Phương pháp này sẽ đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn.

Tinh dầu Bergamot còn có thể được dùng làm nến thơm, hoặc sử dụng cùng máy làm sạch không khí. Nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn tay cũng là một giải pháp giúp lưu lại mùi hương.

Có thể nhỏ từ 2-5 giọt tinh dầu vào sữa tắm, dầu gội hay sữa rửa mặt.

Lưu ý

Bergapten, một thành phần có trong dầu Bergamot, đã được chứng minh là có nguy cơ chứa quang độc tố trong một nghiên cứu (2001). Thành phần này sẽ làm da trở nên rát và tổn thương khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

Bên cạnh đó, các sản phẩm có chứa Bergamot, chẳng hạn như nước hoa, có thể gây dị ứng. Nếu có một làn da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, hãy lựa chọn những sản phẩm với thành phần không có bergaten.

MỘT SỐ LƯU Ý

  • Khi sử dụng tinh dầu Bergamot lên da, không nên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngay lập tức. Do có thể gây cảm giác rát, bỏng da.

  • Nên pha loãng tinh dầu khi sử dụng để giảm tác dụng phụ, thường ở mức dưới 5%.

  • Trước khi sử dụng, thoa một lượng nhỏ tinh dầu lên khuỷu tay, chờ trong 24 giờ. Quan sát xem có phản ứng dị ứng nào không. Khi có cảm giác ngứa, sưng hay ửng đỏ thì không nên sử dụng.

Các triệu chứng thường gặp khi dị ứng với tinh dầu Bergamot:

  • Da ửng đỏ.

  • Cảm giác nóng rát.

  • Da phồng rộp.

  • Cảm giác đau, châm chích.

Tóm lại, tinh dầu cam Bergamot là một thành phần có nhiều ứng dụng, được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm. Tinh dầu có công dụng giảm căng thẳng, hạ lipid máu, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, bảo vệ da, kháng viêm, chống oxy hóa,.. Tuy nhiên, tinh dầu cam Bergamot cũng có một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tạo ra chất độc khi tiếp xúc với ánh sáng. Do đó, khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
DÂY GẮM

DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
TRÁI TẮC

TRÁI TẮC

Các loại cây họ Cam chẳng hạn như bưởi, chanh, quýt... chắc hẳn rất quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Trong đó, trái tắc (hay còn gọi là quất) có hương vị rất riêng cùng với mùi thơm đặc trưng. Không chỉ được sử dụng như một món ăn hay một loại gia vị trong ẩm thực, trái Tắc còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái Tắc và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
HẮC SÂM

HẮC SÂM

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amidan, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
LINH CHI

LINH CHI

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator
DỨA DẠI

DỨA DẠI

Dứa dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dứa rừng, dứa gai, dứa núi.
administrator