TRÁI TẮC

Các loại cây họ Cam chẳng hạn như bưởi, chanh, quýt... chắc hẳn rất quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Trong đó, trái tắc (hay còn gọi là quất) có hương vị rất riêng cùng với mùi thơm đặc trưng. Không chỉ được sử dụng như một món ăn hay một loại gia vị trong ẩm thực, trái Tắc còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái Tắc và những công dụng của nó đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

TRÁI TẮC

Giới thiệu về dược liệu

Cây Tắc có tên khoa học là Citrus microcarpa(Hassk) Bunge., Citrus japonica., Fortunella japonica, còn được gọi với tên là Quất, Hạnh, Kim Quất…

Cây Quất thuộc họ Cam (Rutaceae), bộ phận thường sử dụng làm thuốc bao gồm quả, lá, vỏ quả.

Cây Tắc loại thân gỗ nhỏ, cành sum sê, chiều cao lên tới 5m. Rễ đứng mọc vuông góc, ăn sâu vào mặt đất, do đó giúp cây đứng vững cũng như hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cây còn có nhiều rễ con, mọc song song với mặt đất có chức năng hấp thụ nước và dinh dưỡng ở vị trí tầng đất nông hơn.

Lá đơn, mọc so le và có màu xanh đậm. Phiến lá Tắc hình trái xoan hay tròn dài, cuống nhỏ dày và cứng. Bề mặt lá có chứa các túi tinh dầu. Hoa Tắc lưỡng tính, màu trắng, mọc thành chùm tại kẽ lá hay ở ngọn. Cánh hoa dài trung bình 8mm, nhị 16-20, có mùi thơm thoang thoảng.

Quả Quất có kích thước khá nhỏ, hình cầu. Vỏ có túi tinh dầu, màu xanh khi còn non và khi chín chuyển dần thành vàng. Trái Tắc khi ăn có vị chua dịu đặc trưng. Mỗi quả có từ 5-6 múi, khoảng 5 – 10 hạt xanh.

Theo một số tài liệu hiện nay, nguồn gốc của cây tắc được ghi nhận từ Nhật Bản, Trung Quốc. Hiện nay, cây Tắc được trồng ở nhiều nơi trên khắp thế giới để làm cảnh, lấy nguyên liệu nấu ăn hay thậm chí là dược liệu để trị bệnh.

Cây Tắc có thể thích nghi với nhiều loại đất bao gồm đất pha cát, đất thịt… thoát nước tốt và giàu mùn. Cây sinh trưởng tốt nhất trong thời tiết từ 23 - 29 oC. Ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 12 oC hay cao hơn 40 oC sẽ làm giảm năng suất và khô héo, hay thậm chí chết cây.

Cây Quất thuộc loài ưa ẩm, tuy nhiên không chịu được ngập úng. Điều này do rễ cây thuộc loại rễ nấm và hút dinh dưỡng qua hệ nấm cộng sinh. Do đó, trong điều kiện ngập nước, đất thiếu oxy rất dễ bị thối rễ, dẫn tới quả no hay chết cây. Ngoài ra, vào thời kỳ khô hạn cần tưới tiêu hợp lý, tránh ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm.

Cây Tắc không ưa ánh sáng trực tiếp, có thể làm cây mất nước, nám trái hay sinh trưởng kém. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng hoặc tự thụ phấn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cây Quất thu hoạch trung bình 2 lần/tháng và quanh năm. Thời điểm sai quả nhất là từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau.

Quả khi chín sẽ có màu sắc tùy loài và nhiệt độ. Ở môi trường nhiệt độ quá cao, quả nhanh chín và bị rụng, màu sắc không đẹp. Ở các tỉnh miền nam, biên độ nhiệt giữa đêm và ngày không lớn do đó vỏ chín thường có màu xanh.

Sau khi hái từ trên cây, đem đi rửa sạch và bảo quản trái tắc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mẹo để bảo quản lâu hơn là cho vào túi kín, đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu hiện nay, cây tắc có thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú. Mỗi 100g trái tắc chứa:

  • Năng lượng 26 kcal, nước 89g, chất xơ 4.1g, protein 0.9g, pectin 10%…

  • Hàm lượng các chất khoáng dồi dào bao gồm canxi 124mg, sắt 0.3mg, phospho 42mg, cùng với magie, đồng…

  • Các vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin C 43mg, vitamin PP 0.2mg, vitamin B1 0.1mg, beta-carotene 100µg…

Dịch chiết từ trái có chứa đường, fortunelin, acid hữu cơ, tinh dầu…

Phần hạt có thành phần đa số là dầu béo 25.5%, pectin 8.66%…

Phần vỏ có tinh dầu thơm, cay bao gồm limonen 8,4%; a-pinene 0,4%; b -pinene 2,7%; sabinen 2,8%; b-ocimene 0,3%; linalool 1,55%...

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Về tính vị:

  • Quả có vị chua, ngọt; tính ấm.

  • Vỏ có vị đắng, cay; tính ấm.

  • Lá vị cay đắng; tính hàn.

  • Hạt vị chua cay; tính bình.

Quy kinh:

  • Quả kinh Tỳ, Vị

  • Vỏ quả kinh Vị, Phế.

  • Lá kinh Can, Tỳ, Phế.

  • Hạt kinh Can, Phế

Công dụng:

  • Quả: Kiện tỳ, chống say rượu, giải khát, loãng đàm, chữa ho, trừ mùi hôi, chữa ngực sườn đầy tức, chữa nôn mửa, trợ tiêu hóa…

  • Vỏ: Trị ho, tiêu đàm, kích thích tiêu hóa…

  • Lá: Kích thích tiêu hóa, thông khí, giảm nấc cụt, chống nôn mửa, chữa cảm mạo…

  • Hạt: Chống nôn, giảm ho, giảm đau họng, cầm máu…

Theo Y học hiện đại

Chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa

Trái Tắc có chứa hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa cao bao gồm vitamin, chất khoáng... Đặc biệt là vitamin C với hàm lượng 43mg/100g, góp phần quan trọng trong quá trình tạo ra các collagen, mô liên kết, giúp làm tăng độ đàn hồi cho da. Bên cạnh đó, thành phần này còn có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp sức đề kháng chống lại các các yếu tố bên ngoài, duy trì một làn da khỏe mạnh.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa táo bón, phù hợp cho người ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân

Chất xơ trong trái Tắc có hàm lượng khá cao, khoảng 4g/100g quả. Đây là nguồn chất xơ quý báu, có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày với tác động của acid, hay khỏi gốc tự do. Chính vì đó, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ các các vị khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Ngoài ra, trái Tắc còn làm tăng cảm giác no, giảm thèm ăn, giúp thanh lọc, ngăn chặn sự hình thành của các chất béo xấu trong cơ thể.

Lợi ích cho mắt và thị lực

Trái Quất có chứa lượng beta-caroten dồi dào, khoảng 100µg/100g. Chính do đó, trái Tắc có công dụng giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, hỗ trợ thị lực cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, việc hấp thu các chất chống oxy hóa trong quất giúp ngăn ngừa những tổn thương mắt do quá trình oxy hóa.

Thư giãn, giảm căng thẳng

Đa số các bộ phận của cây quất có chứa tinh dầu. Mùi thơm nhẹ dịu đặc trưng của trái Tắc, giúp cơ thể thư giãn, giảm stress… Có thể sử dụng vỏ tắc pha chung với nước muối ấm để ngâm tay chân hay sử dụng tinh dầu chiết xuất để giúp an thần, giải tỏa âu lo, phiền muộn một cách hiệu quả.

Giảm đau họng, dịu cơn ho

Thành phần tinh dầu trong trái Tắc có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, loãng đàm. Chính do đó, vị thuốc này có thể giúp giảm đau họng và chữa ho hiệu quả. “Tắc chưng đường phèn”, bài thuốc dân gian đơn giản nhưng mang đến công dụng tuyệt vời, hỗ trợ làm dịu cơn ho và giảm viêm họng khó chịu.

Cách dùng - Liều dùng

Trái tắc từ xưa đến này được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực ở các quốc gia trên toàn thế giới. Trái tắc có thể sử dụng tươi trực tiếp, làm nước giải khát, gia vị, siro, mứt, nước chấm, ngâm muối, trà, tinh dầu… Ngoài ra, cây Quất còn được trồng để làm cảnh trong nhà, thậm chí là bonsai. Vào dịp tết âm lịch, nhiều gia đình còn trưng bày loài cây này, với mong muốn mang đến may mắn, giàu có, sung túc, đầm ấm…

Trị ho, đau họng, làm loãng đàm

Sử dụng 3 trái Tắc tươi rửa sạch và cắt đôi. Đem hấp cách thủy cùng đường phèn. Sau hấp chín, có thể dùng ngậm, ăn hay uống để giảm triệu chứng.

Chữa cảm mạo

Sử dụng 30g lá Tắc. Đem sắc cùng 3 chén cho tới khi còn 1 chén, thêm ít đường và uống lúc nóng giúp giảm triệu chứng.

Trị nôn mửa, nghẹn

  • Sử dụng vỏ tắc và gừng tươi mỗi loại 9g, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

  • Hoặc 20g vỏ tắc sấy khô. Đem tán thành bột và sắc với nước uống lúc nóng.

Cầm nôn, giảm ợ hơi, thanh nhiệt

Sử dụng vỏ tắc (tắc bì) 12g, đại táo 5 quả, đảng sâm 12g, trúc nhự 12g, sinh khương 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả sắc lấy uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần. (Tắc bì trúc nhự thang - Kim quỹ yếu lược)

Trị tiểu lắt nhắt, từng giọt

Sử dụng 30g rễ tắc cùng 15g đường phèn. Đem sắc lấy nước uống 2 lần/ngày, trong vòng 1 tuần.

Lưu ý

  • Không nên sử dụng quất lúc đói do thành phần có nhiều acid hữu cơ, dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày.

  • Nên sử dụng các những món giải khát chứa tắc sau khi ăn khoảng 30 phút, để tránh cản trở quá trình hấp thu của dạ dày.

  • Những người dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong họ Cam nói chung và tắc nói riêng không nên sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TANG THẦM

TANG THẦM

Tang thầm là tên gọi của vị thuốc trong Y học cổ truyền, chỉ quả dâu tằm chín. Vị thuốc này được dùng nhiều để pha trà với công dụng chữa đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón... Đây cũng là một loại đồ uống thơm ngon bổ dưỡng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tang thầm và những lợi ích sức khỏe của quả Dâu tằm nhé.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÔNG MÓNG TAY

BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).
administrator
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator
BÈO CÁI

BÈO CÁI

Bèo cái là một chi thực vật thủy sinh có mặt khắp các vùng miền của nước ta đặc biệt là những vùng có nhiều sông hồ và còn được biết đến với những tên gọi như là: Phù bình, bèo tai tượng, bèo ván,... Từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả. Nhưng cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, bèo cái còn có khả năng làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước.
administrator