BÈO CÁI

Bèo cái là một chi thực vật thủy sinh có mặt khắp các vùng miền của nước ta đặc biệt là những vùng có nhiều sông hồ và còn được biết đến với những tên gọi như là: Phù bình, bèo tai tượng, bèo ván,... Từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả. Nhưng cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, bèo cái còn có khả năng làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước.

daydreaming distracted girl in class

BÈO CÁI

Đặc điểm tự nhiên

Bèo cái là một loài thực vật thân thảo sống trôi nổi trên mặt nước trong khi rễ của chúng chìm dưới nước. Bèo cái là một loại cây lâu năm nhiều lá mầm với cái là dày, mềm giống như hình một chiếc nơ. Các lá có thể dài tới 14cm, không có cuống và có màu xanh lục nhạt. Phiến lá có hình trứng, lá có bề mặt nhung mịn không thấm nước.

Hoa mọc thành cụm ở giữa các lá, có màu trắng.

Quả mọng chứa nhiều hạt có kích thước nhỏ và xù xì.

Bèo cái chỉ sống được ở môi trường nước. Bèo cái thường xuất hiện ở những vùng có nhiều sông và hồ đặc biệt là ở cái tỉnh Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng. Chưa chắc chắn về nguồn gốc của bèo cái nhưng bèo cái là một loại thực vật liên nhiệt đới sống ở các ao hồ nhỏ. Cây mọc nhiều ở các nước á nhiệt đới và nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Philippin, Malaysia, Trung Quốc,...  

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phần dùng: Toàn cây đều được dùng làm thuốc.

Thu hái: Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hạ là mùa cây có hoa ngoài ra có thể thu hái cây quanh năm nếu có nhu cầu sử dụng.

Chế biến: Bèo cái thường được dùng tươi, có thể phơi khô để dùng lần.

Cần bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Trong bèo cái có nước 93,13%, chất khô 6,87%, chất hữu cơ 5,09%, chất protid thô 0,63%, chất béo thô 0,29%, xenluloza 1,24%, chất không chứa nitơ 2,93%, tro 1,78%, phospho 0,185%.

Trong tro của bèo cái có chứa tới 15% kali clorua và 25% kali sunfat. Toàn cây có một chất gây ngứa tan trong nước. Chưa xác định được.

Tác dụng

Theo nghiên cứu người ta thấy bèo cái có một số tác dụng sau:

+Giải nhiệt: Thực nghiệm cho thấy nước sắc và nước ngâm có tác dụng hạ nhiệt yếu.

+Lợi tiểu, tiêu độc: Chủ yếu là do cách thành phần kali clorua và potassium acetate.

Công dụng

Bèo cái là vị thuốc có vị cay, tính hàn thường được dùng để:

+Điều trị bệnh mẩn ngứa, ban đỏ

+Thúc sởi mọc chậm không phát triển

+Điều trị chứng phong nhiệt, đau mắt, sưng đầu, sưng mặt, nổi mẩn ngứa khắp người

+Điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, sưng đau, viêm vú, viêm mủ da (giã nát đắp vào vết thương

+Hỗ trợ điều trị cảm mạo có sốt

+Hỗ trợ trong việc lợi tiểu, chữa phù thũng

+Hỗ trợ trong việc giải độc, giải dị ứng

+Điều trị bệnh ho, hen suyễn

+Thông kinh nguyệt

+Dùng ngoài rửa mụn nhọt, nơi mẩn ngứa

+Có khả năng làm đẹp da, tiêu độc, chống dị ứng

+Chữa eczema

Liều dùng

Bèo cái có thể dùng loại khô, đem sao, sắc nước uống mỗi ngày 10-20g.

Có thể nấu nước rửa mụn nhọt, nơi mẩn ngứa.

Dùng tươi giã nát vắt lấy nước, pha với siro uống chữa hen. Hoặc có thể nấu với cơm nếp làm thuốc trị hen.

Lưu ý

+Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa.

+Người hay bị ra mồ hôi hoặc thân thể hư nhược kiêng dùng

 

Có thể bạn quan tâm?
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
QUẢ SIM

QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô ĐẦU

Ô ĐẦU

Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.
administrator
CÂY NHÀU

CÂY NHÀU

Cây nhàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Noni, nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao. Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator